Thứ sáu 09/05/2025 14:47

Vì sao một số doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ruột đỏ đi Nhật Bản bị dừng đơn hàng?

Câu chuyện thanh long ruột đỏ xuất khẩu sang Nhật Bản bị dừng đơn hàng là không mới, trước đó, giữa tháng 7/2022, vấn đề này cũng đã được báo chí phản ánh.

Vừa qua, một số doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ruột đỏ đi Nhật Bản tại Long An cho biết, đơn hàng của họ bị dừng lại đột ngột. Nguyên nhân sâu xa được cho là câu chuyện liên quan đến vấn đề bản quyền giống đối với trái cây xuất khẩu.

Vì sao thanh long ruột đỏ đi Nhật Bản bị dừng đơn hàng?

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Quốc Trịnh – Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An - cho hay, trước đây, việc xuất khẩu không có yêu cầu về bản quyền giống. Gần đây, Nhật Bản và Hàn Quốc có yêu cầu hàng nhập khẩu phải có giấy chứng nhận bảo hộ giống.

Năm 2017, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (đơn vị lai tạo giống thanh long ruột đỏ LD1 và đã được cấp bằng bảo hộ giống vào năm 2016) đã nhượng quyền bảo hộ giống thanh long ruột đỏ LD1 cho tư nhân là Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (Long An) với thời gian 20 năm.

Và hiện, doanh nghiệp này đã thực thi việc bảo hộ giống thanh long ruột đỏ LD1 ở thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Quốc Trịnh, các doanh nghiệp khác muốn xuất khẩu thanh long ruột đỏ giống LD1 vào hai thị trường nêu trên phải có sự thoả thuận các vấn đề liên quan với đơn vị giữ quyền sở hữu là Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit. Trong đó, có vấn đề đóng phí bảo hộ giống cho phía Hoàng Phát khi xuất khẩu.

Tuy nhiên, có một điểm rất đáng lưu ý, đó là trước thời điểm Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam chuyển giao quyền bảo hộ giống thanh long ruột đỏ LD1 cho Hoàng Phát, thì loại giống này đã được bán cho nông dân sản xuất khá phổ biến. Điều này, đã tạo ra không ít khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong việc sản xuất, tiêu thụ loại sản phẩm này. Bởi hiện nay, tại Long An, đa số bà con nông dân ở Long An đều canh tác giống thanh long ruột đỏ LD1.

Nhật Bản đã bắt đầu nhập khẩu thanh long Việt Nam từ năm 2009, tuy nhiên, trước đây việc cấp mã số vùng trồng thanh long xuất đi Nhật không có yêu cầu về bản quyền, bảo hộ cây giống. Gần đây, thị trường này mới có thêm yêu cầu này.

Hiện, Nhật Bản chỉ công nhận duy nhất một giống thanh long LD1 của Việt Nam. Điều này đồng nghĩa, sẽ chỉ có loại thanh long này được phép vào Nhật, với điều kiện có chứng nhận bảo hộ giống.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện không riêng Nhật Bản, mà một số nước nhập khẩu nông sản cũng có yêu cầu chứng nhận nguồn gốc giống.

Rõ ràng, việc nông sản phải tuân thủ yêu cầu của thị trường nhập khẩu mà ở đây là bản quyền, bảo hộ cây giống là yêu cầu tất yếu.

Việc này nhằm tránh vi phạm quyền bảo hộ giống cây trồng theo Luật Sở hữu trí tuệ, đồng thời đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Việc đăng ký bản quyền giống thanh long LD1 của Hoàng Phát Fruit tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc là rất cần thiết để không bị đánh mất vào tay các doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, chỉ có doanh nghiệp Hoàng Phát là có bằng bảo hộ giống thanh long này. Còn hàng nghìn ha thanh long LD1, của hàng trăm hợp tác xã không có đăng ký bảo hộ bản quyền sử dụng giống sẽ giải quyết ra sao? Việc cần làm lúc này là phải đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên.

“Một số doanh nghiệp xuất khẩu thanh long sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc đã xử lý nhiệt, nhưng khi sang thị trường đó, hải quan nước nhập khẩu không cho thông quan”, ông Nguyễn Quốc Trị chia sẻ và cho rằng, nếu chỉ riêng doanh nghiệp Hoàng Phát Fruit xuất khẩu không đủ thì nhà nhập khẩu sẽ mua ở nước khác chứ các doanh nghiệp khác của Việt Nam không xuất khẩu sang được.

Câu chuyện thanh long ruột đỏ xuất khẩu sang Nhật Bản bị dừng đơn hàng là không mới, trước đó, khoảng giữa tháng 7/2022, vấn đề này cũng đã được báo chí phản ánh. Ngày 17/8/2022, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 5273/VPCP-NN gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, kiểm tra thông tin về chuyển nhượng kết quả nghiên cứu giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, suốt từ năm ngoái đến nay, vấn đề tác quyền giống thanh long ruột đỏ LD1 vẫn chưa được giải quyết khiến người nông dân, HTX sản xuất loại cây trồng này vô cùng bất an. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu loại nông sản này cũng đang rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì không thể xuất khẩu trong khi đã liên kết với người dân, HTX thu mua loại nông sản này.

Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 2.000 tấn thanh long sang Nhật Bản, tức chiếm khoảng 80% thị phần thanh long bán tại Nhật. Để giữ được vị thế này, vấn đề vướng mắc về bản quyền giống thanh long sang Nhật cần sớm được tháo gỡ.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu trái cây

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025