Thứ sáu 25/04/2025 10:43

Vì sao cần duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản?

Việc tiếp tục duy trì hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản không làm phát sinh bộ máy, biên chế.

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản dự kiến trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Một trong số các nội dung nhận được sự quan tâm ở dự thảo Luật lần này là quy định về Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản.

Khai thác khoáng sản

Có ý kiến đề nghị giữ quy định hiện hành về Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia để bảo đảm việc công nhận kết quả thăm dò khoáng sản khách quan, minh bạch; làm rõ trách nhiệm của Hội đồng đối với sai số trữ lượng quá lớn.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng tiếp tục quy định về Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia như Luật Khoáng sản năm 2010, vì các lý do sau: Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia được thành lập từ năm 1970. Tài nguyên khoáng sản là tài sản công, do Nhà nước thống nhất quản lý; trước khi giao tài sản cho tổ chức, cá nhân khai thác thì Nhà nước phải xác định được loại, quy mô, giá trị mỏ khoáng sản thông qua công tác công nhận trữ lượng.

Bên cạnh đó, trữ lượng được công nhận liên quan đến nhiều thông tin chuyên ngành sâu về kinh tế, công nghệ, môi trường. Để bảo đảm tính khách quan, toàn diện, yêu cầu phản biện thì cần có sự tham gia của các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ; các nhà khoa học, chuyên gia.

Vì vậy, cần phải có một cơ quan nhà nước độc lập, chịu trách nhiệm công nhận báo cáo kết quả thăm dò. Việc tiếp tục duy trì hoạt động của Hội đồng không làm phát sinh bộ máy, biên chế.

Bên cạnh đó, chất lượng phê duyệt trữ lượng khoáng sản phụ thuộc vào nhiều hoạt động, kết quả thăm dò trữ lượng khoáng sản có độ tin cậy nhất định, mức độ sai số có thể từ 20% đến 50% tùy theo cấp trữ lượng thăm dò. Thành viên của Hội đồng chịu trách nhiệm về ý kiến, quan điểm trước Hội đồng và Hội đồng chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật đã chỉnh lý Điều 53 giao Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng và các thành viên Hội đồng.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Boeing dự báo Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về tăng trưởng hàng không đến 2043

Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Khởi nghiệp học đường: Ươm mầm thế hệ doanh nhân mới

'Hòa bình đẹp lắm' trong trái tim người trẻ Việt

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Từ 1/7: UBND cấp xã được chỉ định kế thừa thỏa thuận quốc tế

Thời tiết hôm nay 24/4: Hà Nội có mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 24/4/2025: Hầu hết vùng biển không mưa

Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

834 tỷ đồng tri ân người có công với cách mạng

Cháy nổ do điện: Cảnh báo từ sau công tơ

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

'Thống nhất đất nước' trong từng khoảnh khắc đời thường

Người dân tất bật chuyển đồ trước ngày dỡ Hàm Cá Mập

Trang sử bằng công nghệ, Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông lớn chưa từng có

Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Thủy điện A Vương đồng hành Quỹ học bổng Vừ A Dính

50 năm thống nhất đất nước và dấu ấn ngành ngoại giao