Thứ bảy 26/04/2025 04:52

Vì sao các khu công nghiệp tại Đồng Nai sắp hết đất cho thuê?

Đồng Nai là địa phương đứng đầu cả nước về quy mô xây dựng khu công nghiệp (KCN) nhưng hiện nay diện tích của các KCN sắp lấp đầy diện tích nhờ nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước mở rộng sản xuất.

Theo quy hoạch, Đồng Nai hiện có 35 KCN, trong đó 31 KCN có dự án đang hoạt động. Nhiều KCN hiện nay đã lấp đầy diện tích, nhiều KCN đã gần hết đất nhưng vẫn tiếp tục có nhà đầu tư chọn Đồng Nai làm nơi sản xuất. Đơn cử như ngày 22/2/2019, vừa qua, tại KCN Tân Phú do Tổng công ty Tín Nghĩa đầu tư đã có thêm một nhà máy sản xuất giày da do Công ty Chang Shin Việt Nam đầu tư được khởi công trên diện tích 14,3ha.

Ông Quách Văn Đức, Tổng giám đốc Tổng công ty Tín Nghĩa cho biết, KCN Tân Phú là một KCN miền núi thuộc vùng sâu, vùng xa được Tín Nghĩa đầu tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 50ha, mục tiêu nhằm phát triển kinh tế địa phương. KCN Tân Phú hiện nay đã cho thuê 25 ha, chiếm 75% đất công nghiệp cho thuê, tổng vốn đẩu tư 113,4 triệu USD. Đầu năm 2019, Công ty Chang Shin Việt Nam khởi công xây dựng nhà máy sản xuất giày da sẽ là lực đẩy thu hút thêm nhiều DN lớn khác đầu tư vào đây.

Tổng công ty Tín Nghĩa hiện quản lý 8 KCN với tổng diện tích trên 3.500ha. Một số KCN đã được đầu tư hạ tầng và hoàn thành việc cho thuê như KCN Nhơn Trạch 3 giai đoạn 1, KCN Tam Phước, KCN Bàu Xéo. Hiện tại, các KCN của Tín Nghĩa đã thu hút hơn 270 DN với tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 100.000 lao động trong và ngoài tỉnh Đồng Nai.

“Tổng công ty Tín Nghĩa luôn tuân thủ nguyên tắc “Phát triển KCN phải mang tính ổn định, bền vững và đóng góp cho sự phát triển của kinh tế xã hội địa phương” nhưng đảm bảo theo quy hoạch chung, mang tính lâu dài và đầu tư đồng bộ để phát huy tối đa công năng sử dụng. Nhờ đó đã có nhiều DN, tập đoàn lớn trong và ngoài nước chọn các KCN của công ty để đầu tư sản xuất kinh doanh”, ông Quách Văn Đức nhìn nhận.

Nhà máy CP Cà phê Tín Nghĩa, gia đoạn 1 đầu tư 30 triệu USD tại KCN Nhơn Trạch 3, tỉnh Đồng Nai, khánh thành vào tháng 12/2018 với công suất 3.200 tấn sản phẩm/năm để xuất khẩu

Theo ông Cao Tiến Sỹ, Trưởng Ban quản lý Các KCN Đồng Nai, các DN thuộc lĩnh vực FDI sẽ tiếp tục đầu tư vào Đồng Nai. Tuy nhiên, trong 31 KCN đang hoạt động, thì gần 20 KCN đã lấp đầy nhà xưởng. Để đáp ứng nhu cầu của các DN, nhiều KCN hiện nay đã xin điều chỉnh, mở rộng thêm diện tích để đón nhà đầu tư.

Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 6 KCN điều chỉnh mở rộng thêm diện tích, gồm KCN Long Đức, KCN An Phước, KCN công nghệ cao Long Thành (huyện Long Thành), KCN Xuân Lộc (huyện Xuân Lộc), KCN Tân Phú (huyện Tân Phú) và KCN Amata TP. Biên Hòa.

Đơn cử, KCN Xuân Lộc diện tích gần 110 ha, mở rộng thêm 200 ha; KCN Long Đức dự kiến điều chỉnh lên 580 ha. KCN Amata đầu tư hạ tầng hơn 10 triệu USD, các DN đã đầu tư gần 3 tỷ USD và không còn diện tích để xây dựng thêm nhà máy. Do vậy, Công ty cổ phần đô thị Amata Biên Hòa đã kiến nghị mở rộng thêm 180 ha, nâng tổng diện tích lên 513 ha.

Theo đánh giá của các DN, các KCN của Đồng Nai hiện có sức hút mạnh mẽ với giới đầu tư trong và ngoài nước nhờ hạ tầng về giao thông hiện đại, gần các bến cảng và thuộc khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ. Gần đây, nhiều dự án lớn về giao thông huyết mạch nối qua địa bàn Đồng Nai như Sân bay quốc tế Long Thành, các đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Liên Khương, Biên Hòa - Vũng Tàu đang hình thành đã thu hút nhiều DN trong và ngoài nước chọn lựa đầu tư.

“Ngoài hạ tầng được đầu tư bài bản và có lợi thế về địa hình, địa lý, các chính sách về thu hút đầu tư tại KCN của Đồng Nai luôn nhất quán, thủ tục hành chính đơn giản và DN được hỗ trợ nhiều về các dịch vụ hậu cần giúp cho nhiều DN, nhất là DN thuộc lĩnh vực FDI chọn nơi này để bỏ vốn đầu tư”, ông Trịnh Thanh Huy, Phó Giám đốc Công ty May mặc Kiwon có vốn đầu tư của Hàn Quốc tại KCN Biên Hòa 2 chia sẻ.

Trần Thế
Bài viết cùng chủ đề: Doanh nghiệp nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Thaco Industries phát huy năng lực sản xuất gia công cơ khí đa lĩnh vực

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà dự Lễ động thổ Khu công nghiệp rộng hơn 313ha ở Đắk Lắk

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: VEAM cần đổi mới để tạo động lực phát triển

Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025: Hướng đến nền nông nghiệp số

Doanh nghiệp Việt nào sản xuất linh kiện điện tử cho Samsung?

Gia Lai ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến

Cụm công nghiệp Hòa Liên (Đà Nẵng) tiếp nhận đăng ký sản xuất

Hơn 300 doanh nghiệp góp mặt tại Triển lãm Autotech & Accessories 2025

Triển lãm quốc tế lần thứ 18 Vietnam AutoExpo 2025

Tiếp thêm động lực cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Cát Vạn Lợi: Từ thương mại đến công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025

Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ

Công thức cho phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ có những bước chuyển mình tích cực

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh

Tận dụng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nắm bắt cơ hội