Thứ bảy 10/05/2025 00:40

Về biển ‘vô cực’ cùng người dân đi bắt ốc móng tay

Chỉ cần một que sắt dài chừng 40cm, tìm đúng lỗ của ốc móng tay cắm sâu xuống, chúng ta dễ dàng bắt được ốc móng tay lên khỏi mặt nước.

Người dân các xã Thụy Xuân, Thụy Trường của huyện Thái Thụy (Thái Bình) sáng sớm tinh mơ đã rục rịch rủ nhau ra biển bắt ốc móng tay.

Bà Nguyễn Thị Thủy, 57 tuổi, ở xóm 2, xã Thụy Xuân, cho biết: "Chẳng biết ai đã “sáng kiến” dùng que sắt bắt ốc móng tay, nhưng khi lên 10 tuổi tôi đã theo mẹ ra biển bắt ốc móng tay về làm thực phẩm phục vụ bữa cơm gia đình. Nhiều hôm bắt được 4 - 6kg, ăn không hết tôi còn mang bán với giá 70.000 đồng/kg”.

Người dân dùng ngón tay chọc vào những lỗ ốc móng tay để dò tìm, khi thấy nước trong lỗ vẩn đục thì sẽ dùng que sắt chọc xuống và bắt được ốc dễ dàng.
Mỗi ngày đi bắt ốc, người nhiều cũng được khoảng 3-5 kg ốc móng tay.
Dùng que sắt dài khoảng 40cm chọc xuống lỗ ốc là có thể bắt chúng lên khỏi miệng lỗ dễ dàng.
Bà Nguyễn Thị Thủy giới thiệu cách bắt ốc móng tay và thành quả là một con ốc vừa được bắt ra khỏi lỗ.

Người đi biển bắt ốc móng tay thường là phụ nữ và trẻ em.
Nghề bắt ốc móng tay đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân các xã Thụy Xuân, Thụy Trường của huyện Thái Thụy.

4-5 giờ sáng, trời tờ mờ, chưa nhìn rõ mặt người, từng đoàn người trong các làng của xã Thụy Xuân, Thụy Trường đã tụ tập tại đầu bến biển “vô cực” thôn Vạn Xuân Đông để đi bắt ốc móng tay.

Điểm khác biệt của kỹ thuậtbắt ốc móng tay ở đây là người dân không sử dụng vôi hay muối i-ốt để bắt mà họ chỉ dùng que sắt cũng dễ dàng đưa ốc lên khỏi mặt nước. Dựa vào quan sát và kinh nghiệm truyền lại, người dân dễ dàng bắt cả vài kg ốc trong vòng buổi sáng.

Ốc móng tay đã đem lại thu nhập đáng kể và ổn định cho những người dân nơi đây. Những ngày mưa bão thì ở nhà, nắng lên lại rủ nhau ra biển bắt ốc, cào ngao, bắt còng còng cay cáy hay những con hà bám trên thân cây sú vẹt. Đây là những thủy hải sản sẵn có được "trời phú" cho người dân nới đây mà không phải nuôi.

Người đi bắt ốc móng tay từ tờ mờ sáng và đến 9 - 10 giờ khi mặt trời nắng gắt là về.
Ốc móng tay ở đây có giá khoảng 60.000 - 70.000 đồng/kg.
Ốc móng tay dài chừng 5-7cm, con to nhất bằng chiếc đũa ăn cơm.
Du khách về biển "vô cực" tham gia trải ghiệm bắt ốc móng tay.
Những người không đi bắt ốc móng tay thì cào ngao, mỗi ngày cũng bắt được khoảng 5-7kg.
Nhiều người lai chọn cách bắt con hà, hàu bám ở trên thân sú vẹt hoặc cọc tre cảnh giới khu rừng sú vẹt.

Anh Đào Thanh Tuấn, xã Thụy Xuân chia sẻ: "Nhìn chung công việc không quá vất vả nhưng đòi hỏi phải quen và nhanh tay thì mới bắt được nhiều. Mỗi chuyến ra biển bắt được từ 3 -5 kg ốc móng tay là chuyện bình thường. Giá bán khoảng 60.000 - 70.000 đồng/kg, phụ thuộc chủ yếu vào hôm nhiều hôm ít ốc".

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng theo bố mẹ đi bắt ốc món tay ngoài biển. Nhiều du khách về tham quan biển “vô cực” cũng thích thú trải nghiệm bắt ốc móng tay.

baotintuc.vn
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội