VCCI kiến nghị lùi thời điểm tăng thuế TTĐB với thuốc lá

Gửi góp ý đến cơ quan thẩm tra dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), VCCI kiến nghị lùi tăng thuế TTĐB với bia, rượu, thuốc lá đến năm 2028.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu Chuyên gia đồng tình điều chỉnh thuế thuốc lá nhưng cần lộ trình phù hợp

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội góp ý về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Dự án luật này đã được Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 8, hồi tháng 11/2024.

Cân nhắc lộ trình và mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng việc tăng thuế (TTĐB) thuốc lá ở mức cao và theo lộ trình đột ngột trong cả hai phương án của Dự thảo Luật có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực và cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Theo đó, VCCI đề xuất lùi lộ trình tăng thuế TTĐB từ năm 2028, với mức tăng hợp lý 5% mỗi hai năm, nhằm giúp doanh nghiệp có thời gian thích ứng, đảm bảo tính khả thi của chính sách và hạn chế tác động tiêu cực đến thị trường.

Gửi góp ý về dự thảo luật đến Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, Hội tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) thống nhất quan điểm tăng thuế TTĐB theo lộ trình trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 nhằm đạt mục tiêu hoàn thiện luật thuế TTĐB.

Đồng thời VTCA cho rằng, việc tăng thuế TTĐB tăng cao nhằm giảm số lượng người hút thuốc lá và tăng thu ngân sách nhà nước, nhưng mục tiêu này có thể không đạt được do người tiêu dùng chuyển sang hút thuốc lá lậu khiến tình trạng buôn lậu thuốc lá diễn biến phức tạp hơn, nhà máy sản xuất trong nước gặp khó khăn, thu ngân sách nhà nước giảm mạnh.

Trong văn bản về việc góp ý Dự thảo Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) nêu rõ, mức tăng thuế quá nhanh sẽ gây áp lực lớn lên doanh nghiệp và toàn bộ chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp sẽ khó có đủ thời gian để điều chỉnh chiến lược kinh doanh, đầu tư vào công nghệ sản xuất mới hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này có thể dẫn đến việc thu hẹp quy mô sản xuất, thua lỗ và thậm chí phá sản, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của hàng triệu lao động trong các ngành liên quan, từ sản xuất, chế biến đến phân phối và xuất khẩu.

Cuối cùng, xét về tác động kinh tế vĩ mô, cả hai phương án trong Dự thảo Luật đều có nguy cơ làm giảm giá trị gia tăng của ngành và tác động tiêu cực đến GDP. Dù trong ngắn hạn, thu ngân sách có thể tăng, nhưng về trung và dài hạn, sự sụt giảm sản lượng hợp pháp cùng với sự gia tăng của thị trường phi chính thức sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu của nhà nước.

VCCI đề xuất lùi lộ trình tăng thuế TTĐB từ năm 2028, với mức tăng hợp lý 5% mỗi hai năm, nhằm giúp doanh nghiệp có thời gian thích ứng, đảm bảo tính khả thi của chính sách và hạn chế tác động tiêu cực đến thị trường.

VCCI kiến nghị lùi thời điểm tăng thuế TTĐB với thuốc lá
Một hộ kinh doanh bị phạt hành chính 20 triẹu đồng vì buôn bán 320 bao thuốc lá điếu nhập lậu: Ảnh: Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước

Hai phương án điều chỉnh thuế TTĐB đối với sản phẩm thuốc lá đều giữ nguyên mức thuế tương đối (75%) và áp dụng mức thuế tuyệt đối từ năm 2026. Cụ thể, phương án 1 quy định mức thuế tuyệt đối khởi điểm là 2.000 đồng/bao, tăng thêm 2.000 đồng/bao mỗi năm, đạt 10.000 đồng/bao vào năm 2030; trong khi đó, phương án 2 áp dụng mức 5.000 đồng/bao từ năm 2026, tăng 1.000 đồng/bao mỗi năm, cũng đạt 10.000 đồng/bao vào năm 2030. Điều này nhằm nâng tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ lên 59,4% so với mức hiện tại là 36,7%.

Tuy nhiên, xét đến thực tiễn hoạt động của ngành thuốc lá Việt Nam, những khó khăn trong môi trường kinh doanh và xu hướng tiêu dùng, các doanh nghiệp cho rằng mức tăng thuế theo cả hai phương án là quá cao và chưa có tiền lệ, có thể dẫn đến nguy cơ đóng cửa, phá sản của nhiều doanh nghiệp trong nước.

Trước đây, thuế TTĐB đối với thuốc lá được điều chỉnh theo lộ trình ổn định: năm 2015 là 65%, năm 2016 là 70%, năm 2019 đến nay là 75%, với mỗi lần điều chỉnh tăng 5%. Việc tăng lên 42% (theo phương án 1) hoặc hơn 100% (theo phương án 2) vào năm 2026 không chỉ khiến giá bán tăng mạnh mà còn tạo điều kiện cho thuốc lá nhập lậu trốn thuế gia tăng đáng kể.

Do đó, các doanh nghiệp đề xuất lộ trình điều chỉnh hợp lý hơn, cụ thể: Mức thuế tuyệt đối khởi điểm vào năm 2026 là 2.000 đồng/bao, sau đó tăng 2.000 đồng/bao mỗi hai năm, với mức tối đa là 6.000 đồng/bao vào năm 2030.

Cần hài hòa giữa chính sách thuế và mục tiêu tăng trưởng

Theo VTCA, việc lựa chọn phương án điều chỉnh tăng thuế suất TTĐB cần đảm bảo hài hòa các mục tiêu về bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ổn định sản xuất kinh doanh và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Do đó, VTCA đề xuất thay vì tăng thuế hàng năm thì nên tăng 2 năm một lần để có thể đến năm 2030 mức thuế tuyệt đối của thuốc lá điếu tăng khoảng 5.000đ/bao.

VTCA cho rằng, phương pháp tính thuế thuốc lá trong quá trình lấy ý kiến tham gia đóng góp dự luật tại các hội thảo còn có ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, Quyết định 508/QĐ-TTg ngày 23/04/2022 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030” quy định: “nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB”.

Do đó, VTCA thống nhất cao áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với sản phẩm thuốc lá. Việc áp dụng phương pháp này vừa phù hợp với QĐ 508/QĐ-TTg và xu hướng chuyển đổi của các nước trên thế giới.

Tuy nhiên, VTCA cho rằng cần nghiên cứu cân nhắc mức độ tăng về mức thuế tuyệt đối, tăng tỷ lệ thuế suất cũng như lộ trình tăng hợp lý để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, công ăn việc làm của người lao động trong chuỗi cung ứng từ khâu trồng nguyên liệu của nông dân, nhà máy sản xuất, kinh doanh thương mại. Nhằm tạo điều kiện để ổn định thị trường, giúp doanh nghiệp, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng dần thuế đến năm 2030.

VTCA dẫn chứng dự luật, đối với sản phẩm thuốc lá, ngoài mức thuế suất 75% như hiện hành thì bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình để hình thành mức thuế theo phương pháp hỗn hợp. Phương án 1: từ 2026 tăng 2.000 đồng/bao mỗi năm và đến 2030 tổng mức tăng 10.000 đồng/bao. Phương án 2: từ 2026 tăng 5.000 đồng/bao, từ 2027 đến 2029 tăng mỗi năm 1.000 đồng/bao và đến 2030 tổng mức tăng 10.000 đồng/bao.

“Cả hai phương án trên, đến năm 2030 đều có mức tăng thêm 10.000 đồng/bao ngoài thuế suất 75% như hiện hành. Việc tăng thuế thêm 2.000đ mà đặc biệt mức tăng 5.000đ sẽ ảnh hưởng đến ngành thuốc lá để có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh”, văn bản góp ý của VTCA nêu rõ.

Bên cạnh đó, VTCA cũng dẫn chứng một số nước như Malaysia, Luật thuế TTĐB thay đổi, tăng thuế TTĐB của thuốc lá tăng cao, đột biến, nhằm giảm số lượng người hút thuốc lá tăng thu ngân sách Nhà nước. Nhưng mục tiêu không đạt được do người tiêu dùng chuyển sang hút thuốc lá lậu, nhà máy sản xuất trong nước gặp khó khăn, thu ngân sách nhà nước giảm mạnh.

Từ phân tích và số liệu trên, VTCA nêu rõ, tại các hội thảo trước nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc, tính toán mức phương án tăng thuế tuyệt đối và giãn cách thời gian tăng, thay vì hàng năm thì nên tăng 2 năm một lần để có thể đến năm 2030 mức thuế tuyệt đối của thuốc lá điếu tăng khoảng 5.000đ/bao.

Trường hợp không chấp nhận đề xuất của nhóm ý kiến trên thì VTCA đề nghị chọn Phương án 1 của Dự luật, từ năm 2026 tăng 2.000 đ/bao mỗi năm và đến 2030 tổng mức tăng 10.000 đồng/bao. Lộ trình tăng dần như vậy sẽ góp phần đạt các mục tiêu kép: tăng giá bán thuốc lá, hạn chế tiêu dùng, đảm bảo sức khỏe cộng đồng, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước.

Một số doanh nghiệp trong diện chịu thuế TTĐB cũng bày tỏ ủng hộ việc có lộ trình tăng thuế rõ ràng, góp phần đóng góp hiệu quả cho việc ổn định nguồn thu thuế, và giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chính sách thuế theo lộ trình. Tuy nhiên, thời điểm áp dụng tăng thuế TTĐB và mức tăng cần được xem xét kỹ lưỡng, tránh gây sốc cho thị trường, khiến các doanh nghiệp “lao đao” trong giai đoạn kinh tế còn nhiều khó khăn này.

Một số doanh nghiệp trong diện chịu thuế TTĐB cũng bày tỏ ủng hộ việc có lộ trình tăng thuế rõ ràng, góp phần đóng góp hiệu quả cho việc ổn định nguồn thu thuế, và giúp các doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chính sách thuế theo lộ trình. Tuy nhiên, thời điểm áp dụng tăng thuế TTĐB và mức tăng cần được xem xét kỹ lưỡng, tránh gây sốc cho thị trường, khiến các doanh nghiệp “lao đao” trong giai đoạn kinh tế còn nhiều khó khăn này.

Từ góp ý của VCCI và VTCA cho thấy, trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức hiện nay, việc điều chỉnh thuế TTĐB, cần được xem xét một cách thận trọng và toàn diện. Vì thế, cần một lộ trình điều chỉnh thuế minh bạch, hợp lý, tránh những thay đổi đột ngột gây xáo trộn thị trường, qua đó góp phần xây dựng một hệ thống chính sách thuế công bằng, ổn định và hỗ trợ sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đảm bảo sử dụng hiệu quả tài sản và nguồn lực của nhà nước.

Hồng Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút tiền gửi để đảm bảo đủ nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế, một số ngân hàng còn tìm nguốn vốn từ các định chế tài chính quốc tế.
PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

PVcomBank triển khai gói vay ưu đãi 10.500 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh, tiểu thương với lãi suất chỉ từ 3,99%/năm, thời hạn tới 10 năm.
Niềm tin là

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Thương hiệu ngân hàng Việt không nằm ở logo hay trụ sở sang trọng, mà ở niềm tin, thứ “đồng tiền” mạnh mà khách hàng sẵn sàng gửi gắm.
SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á đã vinh dự xếp hạng 5 sao ở hạng mục tiện ích số trong khuôn khổ giải thưởng Sao Khuê 2025
Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Từ góc nhìn toàn cầu, giáo sư John Quelch (Harvard) gợi mở chiến lược giúp ngân hàng Việt xây dựng thương hiệu mạnh, vượt rào cản nội tại để vươn ra thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.381 tỷ đồng, tăng 2,2%; lợi nhuận sau thuế đạt 707 tỷ đồng, tăng 14,6
Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Ngày 30/4/2025, Vietcombank chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority Lounge tại Nhà ga T3, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhât, TP. Hồ Chí Minh.
Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Song hành lưu thông 2 đồng tiền ở 2 miền Bắc - Nam và phải đến năm 1978, bộ tiền chung của đất nước mới được phát hành.
Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4 khiến nhà đầu tư thua lỗ nặng nhưng đây lại là cơ hội tốt để “bắt đáy”.
Agribank trao tặng 37 căn

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

Agribank phối hợp Quỹ Hy vọng và Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê khởi công, trao tặng 37 căn “nhà hy vọng” cho các hộ nghèo, khó khăn tại địa phương.
HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2025 tăng trưởng cao, tiếp tục nằm trong nhóm hiệu quả cao nhất ngành ngân hàng.
KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank; UpCOM: KLB) đã ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh nổi bật trong quý I/2025.
Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, Vietcombank phối hợp Visa triển khai ưu đãi “CHẠM NHẸ - LƯỚT NHANH” trải nghiệm Metro hiện đại, tiết kiệm.
Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Cổ đông của VPBank đã thông qua kế hoạch lợi nhuận 1 tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt gần 4.000 tỷ đồng.
Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Từ tài sản kỹ thuật số đến tín chỉ carbon, Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa lớn, nơi sự chủ động chính sách sẽ quyết định thành bại.
Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã OCB - sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý I/2025 lợi nhuận trước thuế đạt 893 tỷ, hoạt động cốt lõi giữ đà tăng trưởng tốt.
Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Từ giữa tháng 4, lãi suất huy động rục rịch tăng trở lại, trong đó kỳ hạn ngắn đang sát “trần”.
Tài sản số, tín chỉ carbon:

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Nếu Việt Nam kịp thời hoàn thiện hành lang pháp lý, tài sản số và tín chỉ carbon hoàn toàn có thể trở thành nguồn tài sản bảo đảm mới cho hệ thống ngân hàng.
Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Tại không ít ngân hàng thương mại, tăng trưởng tín dụng quý 1/2025 vừa công bố cho thấy có mức tăng cao hơn rất nhiều so với toàn hệ thống.
Ba trường hợp sẽ bị tạm dừng lương hưu từ 1/7/2025

Ba trường hợp sẽ bị tạm dừng lương hưu từ 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định cụ thể các trường hợp tạm dừng chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

SeABank (SSB) thăng hạng vượt bậc lên 193 FAST500 (tăng 173 bậc) và top 24 tăng trưởng xuất sắc 2025, khẳng định uy tín nhờ chuyển đổi số & chất lượng.
VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2025 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.400 tỷ đồng, tăng 7% so với trung bình quý năm 2024.
Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Thành lập Tổ kiểm tra của Cục Hải quan để kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. Thời gian kiểm tra từ tháng 5/2025 - 2/2026.
Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Sẽ lược bỏ một số thủ tục, thao tác đấu thầu qua mạng và một số tiêu chí đánh giá thầu nhằm rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu.
Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

Chiến lược rõ ràng, thông điệp nhất quán và những kết quả ấn tượng là điểm nổi bật trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của LPBank.
Mobile VerionPhiên bản di động