Thứ tư 14/05/2025 15:15

VCCI gửi kiến nghị đến Thủ tướng về những khó khăn của doanh nghiệp

VCCI vừa kiến nghị lên Thủ tướng, chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN liên quan đến vấn đề thuế đối với giao dịch liên kết.

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, cơ quan này đã nhận được ý kiến phản ánh của nhiều doanh nghiệp về sự bất cập của quy định quản lý thuế đối với giao dịch liên kết tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Cơ quan thuế coi giao dịch giữa các doanh nghiệp này với ngân hàng là giao dịch liên kết, từ đó loại trừ chi phí lãi vay vượt mức trần cho phép theo Điều 5.2.d và Điều 16.3.a của Nghị định 132.

Trong năm 2022 và 2023, mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường tăng mạnh khiến chi phí lãi vay của nhiều doanh nghiệp vượt mức giới hạn cho phép

Trong năm 2022 và 2023, mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường tăng mạnh khiến chi phí lãi vay của nhiều doanh nghiệp vượt mức giới hạn cho phép. Trong hoàn cảnh đó, hai quy định trên tại Nghị định 132 khiến các doanh nghiệp chịu khó khăn kép, vừa phải trả lãi nhiều hơn cho ngân hàng, nhưng không được khấu trừ thuế cho phần chi phí này.

“Vấn đề này tác động mạnh đến các doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn trong các lĩnh vực như hạ tầng, sản xuất, chế biến, chế tạo… Lãi suất của khoản vay này tương ứng với mức bình quân của thị trường, hai bên không có biểu hiện cố tình nâng chi phí lãi vay để giảm nghĩa vụ thuế phải nộp” – văn bản của VCCI nêu rõ.

Cũng theo VCCI, Bộ Tài chính cũng đã nhận thấy vấn đề này và có văn bản lấy ý kiến về việc sửa đổi Nghị định 132 theo hướng loại trừ quan hệ liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp tại Điều 5.2.d của Nghị định.

Tuy nhiên, quá trình sửa đổi Nghị định có thể sẽ kéo dài và không thể sớm có hiệu lực. Trong khi đó, trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp đang bị thanh tra, kiểm tra thuế cho các năm tài chính 2022 và 2023.

Trên cơ sở đó, VCCI cho rằng: “Nếu không có biện pháp xử lý ngay có thể gây tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự ổn định, nhất quán của môi trường đầu tư Việt Nam”.

Do đó, VCCI đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; trong thời gian chờ sửa đổi Nghị định 132 theo đúng trình tự thủ tục, cần ngay lập tức ngưng hiệu lực Điều 5, khoản 2, điểm d của Nghị định này, áp dụng cho các năm tài chính 2022 và 2023.

Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Hạ ngưỡng thanh toán không tiền mặt: Doanh nghiệp gặp khó

Thủy điện Trung Sơn đảm bảo cấp nước và phát điện mùa cạn

Ống thép Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ

Đảng bộ BSR: Dấu ấn bản lĩnh qua từng chặng đường phát triển

EVNHANOI đẩy mạnh số hóa, nâng trải nghiệm người dùng điện

Nghị quyết 68: Dấu mốc phát triển kinh tế tư nhân

Sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia góp phần tạo dựng uy tín vững chắc của doanh nghiệp

Tập đoàn TH chính thức vận hành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch tại Nga

Opella chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới tự chăm sóc sức khỏe chủ động

Vinpearl ký kết MoU với 4 hãng lữ hành lớn của Nga

TTC AgriS đồng hành cùng Quốc gia: Hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cộng đồng doanh nghiệp Hà Nội sẵn sàng cho kỷ nguyên mới

TTC Plaza Đà Nẵng cất nóc, bàn giao khối đế thương mại

Công nghệ số, cơ hội tạo cú nhảy vọt cho doanh nghiệp

VIMC - Ba thập kỷ vượt sóng vươn xa

Công ty Royal Distribution chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Nutifood chuẩn bị ra mắt thương hiệu sữa cao cấp toàn cầu

PC Đắk Nông: Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai

Tổng giám đốc EVNCPC thăm tặng quà người lao động

EVNCPC có 5 sáng kiến được công nhận cấp Tập đoàn