Vay tiền qua mạng – nguy cơ sập bẫy tín dụng đen

Hiện nay, có nhiều mô hình cho vay online, cho vay trực tuyến đang hoạt động tại Việt Nam nhưng lại chưa có các quy định pháp luật để phân loại rõ ràng, cụ thể. Do vậy, việc giao dịch với các mô hình này có thể tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro cho người tiêu dùng, đặc biệt trong trường hợp giao dịch với các đơn vị "trá hình", "tín dụng đen núp bóng".    

Vay tiền siêu nhanh, siêu dễ và siêu nguy hiểm

Vay tiền qua mạng internet là một mô hình vay tiền kiểu mới tại Việt Nam. Hình thức hoạt động của mô hình trên theo dạng Peer to peer (P2P). Cụ thể, người vay và người cho vay tự giao dịch với nhau qua sàn giao dịch là các website trung gian. Hiện nay, nhiều website đang thu hút được khá đông nhiều người vay như: uvay, robocash, monily… có thể tìm kiếm dễ dàng trên mạng.

Điều đáng nói, có những ứng dụng cho vay chỉ tồn tại dưới dạng ứng dụng điện thoại di động, không có thêm bất kỳ thông tin về đơn vị quản lý. Chẳng hạn ứng dụng “robocash” và “monily”, triển khai cho vay nhưng không thể tìm được công ty chủ quản, địa chỉ liên hệ không có hoặc ở nước ngoài. Có nhiều ứng dụng để địa chỉ liên hệ giống nhau nhưng ở nước ngoài. Các website này được quảng cáo là ứng dụng vay tiền nhanh trực tuyến, vay tiền tín chấp nhanh, an toàn và bảo mật. Khách hàng ở khắp 63 tỉnh thành có thể vay tín chấp qua điện thoại, bên cho vay sẽ chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng của người vay sau 4 giờ làm việc.

Để vay tiền, người tiêu dùng chỉ cần tải phần mềm ứng dụng của trang web cho vay về điện thoại. Tiếp đó, người vay làm theo hướng dẫn trên web để mở tài khoản trực tuyến. Sau đó, để hoàn tất hồ sơ, người vay tiền chỉ cần chụp hình CMND (hoặc giấy phép lái xe), sổ hộ khẩu và cung cấp 1 tài khoản tại một ngân hàng bất kỳ. Sau khi hoàn tất hồ sơ, dựa vào hộ khẩu ở đâu và các tài sản thế chấp mà người vay có thể vay được từ 1 - 200 triệu đồng. Trong vòng 24h, nhân viên của các dịch vụ cho vay qua mạng sẽ mang hồ sơ đến tận nhà để người vay ký hợp đồng và giải ngân vào số tài khoản ngân hàng.

Chính vì việc vay "nóng" qua ứng dụng khá đơn giản, nhanh gọn mà hiện nay rất nhiều người dân bị "dính bẫy" tín dụng đen với lãi suất cao. Khi đã "dính" sâu, không còn khả năng chi trả thì người vay sẽ bị "xã hội đen" đòi nợ.

Tháng 11/2019, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã phối hợp, chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh điều tra vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” do các đối tượng người Trung Quốc cùng đồng bọn thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Trong vụ án này là các đối tượng đã cho người dân vay với lãi suất 4,4 %/ngày, tương đương 1.600 %/năm; tất cả các giao dịch của người vay và người cho vay tiền đều được thực hiện thông qua mạng internet và điện thoại di dộng dưới hình thức ứng dụng (app) “Vaytocdo”, “Moreloan”, “VD online”... Khi người vay không trả nợ đúng hạn sẽ bị các đối tượng gọi điện đến số điện thoại của người thân quen trong danh bạ của người vay tiền nhục mạ, hạ uy tín, gây sức ép, buộc người vay tiền phải trả nợ. Đây là thủ đoạn hoàn toàn mới, tinh vi, là biến tướng của loại tội phạm cho vay “tín dụng đen”.

Người tiêu dùng phải trang bị kiến thức bảo vệ mình

Thông tin từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD), Bộ Công Thương cũng cho hay, thời gian gần đây, Cục tiếp nhận nhiều khiếu nại liên quan đến giao dịch vay tiền trực tuyến. Việc giao dịch với các mô hình này có thể tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro cho người tiêu dùng, đặc biệt trong trường hợp giao dịch với các đơn vị "trá hình", "tín dụng đen núp bóng".

vay tien qua mang nguy co sap bay tin dung den
Hàng loạt các app vay tiền online dễ dàng nhưng hệ quả đằng sau đó thì khôn lường

Từ thực tế đó, Cục CT&BVNTD đã có thông báo khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng, cân nhắc kỹ về việc sử dụng dịch vụ này. Trong trường hợp quyết định sử dụng, người tiêu dùng cần lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có thể hiện đầy đủ thông tin, ví dụ: website hoặc ứng dụng của đơn vị đó phải có đầy đủ các thông tin về: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại…Ngoài ra, website hoặc ứng dụng phải thể hiện rõ các thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch, ví dụ: Công bố rõ ràng chính sách bảo vệ thông tin, mẫu hợp đồng, biểu phí, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch…

Các giao diện website hoặc ứng dụng không hiển thị đầy đủ các thông tin nêu trên có dấu hiệu là đơn vị kinh doanh không rõ ràng, tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Việc đơn vị cho vay có cung cấp hợp đồng cho người tiêu dùng tham khảo trước khi xác nhận giao dịch hay không là tiêu chí để đánh giá mức độ uy tín của đơn vị cho vay.

Ngoài ra, đặc trưng của các dịch vụ cho vay trực tuyến là lãi suất cho vay và các mức phí kèm theo thường rất cao. Do vậy, để tránh các phát sinh nằm ngoài dự kiến, người tiêu dùng cần biết rõ các mức lãi suất, các mức phí và các chi phí có thể phát sinh trong những trường hợp cụ thể (trả nợ trước hạn, chậm trả, gia hạn thời gian vay, phí tư vấn dịch vụ…).

Trong quá trình tìm hiểu các thông tin nêu trên, người tiêu dùng cần đảm bảo việc lưu giữ thông tin để có cơ sở đối chiếu khi phát sinh tranh chấp. Ví dụ, có nhiều trường hợp người tiêu dùng nghe nhân viên tư vấn qua điện thoại nhưng không kiểm tra lại nội dung hợp đồng trước khi ký, dẫn đến, khi có tranh chấp phát sinh mới phát hiện nội dung hợp đồng không đúng như nội dung tư vấn.

Sau khi ký hợp đồng, nếu đơn vị cho vay không gửi hợp đồng hoặc không có thông tin hướng dẫn người tiêu dùng cách thức tải về, tham khảo hợp đồng đã ký thì người tiêu dùng cần ngay lập tức liên hệ và yêu cầu đơn vị cho vay cung cấp bản sao hợp đồng đã ký.

Cục CT&BVNTD khuyến nghị, trong trường hợp có tranh chấp phát sinh, người tiêu dùng cần phản ánh, khiếu nại trực tiếp tới đơn vị cho vay. Người tiêu dùng cần lưu ý việc phản ánh, khiếu nại phải được thực hiện qua các phương thức có thể lưu lại bằng chứng như gửi email, gửi thư có xác nhận báo phát…, tránh gọi điện thoại để phản ánh, khiếu nại do hình thức này không đảm bảo được sự cam kết của đơn vị cho vay trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh.
Thu Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Acecook Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày bán hàng đầu tiên, cũng là hành trình đồng hành cùng sự phát triển của đất nước trong ba thập kỷ qua.
Bộ Công Thương yêu cầu rà soát quảng cáo, sản phẩm đa cấp

Bộ Công Thương yêu cầu rà soát quảng cáo, sản phẩm đa cấp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp rà soát việc công bố sản phẩm và hoạt động quảng cáo sản phẩm.
Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu tăng cường xử lý các sai phạm trong hoạt động quảng cáo sữa, thực phẩm trên mọi nền tảng truyền thông, mạng xã hội.
Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Trên một số nền tảng internet, sản phẩm ISUNA đang quảng cáo với nhiều thông tin sai sự thật, có dấu hiệu lừa dối người dùng.
Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật  về bảo vệ người tiêu dùng

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm sữa giả hoàn toàn có thể bị xử lý theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định liên quan.

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Vụ sữa giả, theo quy định của pháp luật thì Sở Công Thương không được thực hiện thanh tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ, hậu kiểm đối với 2 doanh nghiệp này.
Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Nestlé qua 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam đã tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản Việt, đưa hạt cà phê Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới.
Khóa cửa kỹ thuật số:

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Một số sản phẩm khóa cửa kỹ thuật số thông minh nhưng lại có thể trở thành “cạm bẫy” chết người nếu cháy nổ xảy ra và người dùng không thể mở cửa thoát hiểm.
Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, chứng nhận bán hàng đa cấp của Công ty Hoằng Đạt đã hết hạn hiệu lực, doanh nghiệp này phải ngừng hoạt động bán hàng đa cấp.
Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia rà soát, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện quy định Bộ Luật Hình sự về tội phạm liên quan bán hàng đa cấp.
Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Fanpage “Sữa Bột Tốt” không được cơ quan nào cấp phép làm cơ quan kiểm nghiệm, cũng không phải là đơn vị tư vấn độc lập.
Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đến hết tháng 3/2025, mới có 28,4% lượt hồ sơ doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ đăng ký hợp đồng mẫu chung cư.
Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các hành vi cung cấp thông tin sai lệch từ KOLs, bảo vệ người tiêu dùng và kỷ cương thị trường.
Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Theo các chuyên gia, để nâng cao vị thế sản phẩm trong nước và trên trường quốc tế, ngành yến sào cần xây dựng thương hiệu theo chuẩn quốc gia và quốc tế.
Công ty đa cấp Elken Việt Nam bị phạt 185 triệu đồng

Công ty đa cấp Elken Việt Nam bị phạt 185 triệu đồng

Với nhiều hành vi vi phạm trong kinh doanh đa cấp, Công ty TNHH Elken International Việt Nam bị xử phạt 185 triệu đồng.
Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng

Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng 'kêu cứu'!

Bán hàng đa cấp ghi nhận gần 700 đơn phản ánh, khiếu nại. Nhiều mô hình biến tướng, trá hình vẫn len lỏi dưới vỏ bọc đầu tư tài chính.
Sunrider Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Sunrider Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết đã tiếp nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Người lái xe mặt trời Việt Nam.
Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Thị trường tiêu dùng Việt Nam đang từng bước phục hồi rõ nét, tạo nền tảng vững chắc cho sự bứt phá của ngành hàng tiêu dùng nhanh trong năm 2025
Bảo vệ người tiêu dùng: Góc nhìn từ Đại sứ Anh

Bảo vệ người tiêu dùng: Góc nhìn từ Đại sứ Anh

Đại sứ Anh nhấn mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ giúp người mua an tâm mà còn thúc đẩy thị trường phát triển minh bạch, bền vững.
Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R

Gần 70 xe mô tô phân khối lớn Honda CB650R và CBR650R được Honda Việt Nam triệu hồi để kiểm tra, thay thế bộ cần chuyển số.
Số hóa đa cấp: Cách mạng hay rủi ro tiềm ẩn?

Số hóa đa cấp: Cách mạng hay rủi ro tiềm ẩn?

Nếu thiếu cơ chế kiểm soát chặt chẽ, số hóa có thể trở thành “con dao hai lưỡi” và là “lá chắn” cho các hành vi vi phạm trong kinh doanh đa cấp.
‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

Shopee thông báo giảm phí PiShip còn 1.650 đồng, quảng bá hỗ trợ nhà bán, nhưng thực tế chi phí khác tăng dạng ‘mồi nhử kiểu bẫy chuột’?
Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng

Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng

Bản ghi nhớ giữa Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len đánh dấu bước tiến lớn trong bảo vệ người tiêu dùng.
Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Các sản phẩm kém chất lượng được "tô vẽ" bằng những lời quảng cáo hoa mỹ trên sàn thương mại điện tử gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Chặn

Chặn 'vòi' đa cấp 'ma' núp bóng giấy phép hợp pháp

Khi việc cấp mới giấy phép bán hàng đa cấp được thực hiện nghiêm ngặt, cũng là lúc các đối tượng kinh doanh bất chính tìm cách mua lại giấy phép hợp pháp.
Mobile VerionPhiên bản di động