Đồng bằng sông Cửu Long

Vật tư nông nghiệp bất ngờ tăng giá

Giá bán nhiều mặt hàng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bất ngờ tăng từ 15 - 25%. Việc tăng giá đúng vào thời điểm nông dân đang gieo sạ lúa đông xuân khiến bà con lo lắng.

Vụ lúa đông xuân 2018 - 2019, các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long có kế hoạch xuống giống 1,57 triệu héc-ta. Dự báo, hạn, mặn sẽ xảy vào cuối vụ nên bà con nông dân tập trung xuống giống sớm, khoảng 420.000 héc-ta trong tháng 10. Đến thời điểm hiện nay, nhiều nơi lúa đã xanh đồng, đang rất cần bón thúc để đẻ nhánh, nở bụi. Ngoài ra, vụ lúa đông xuân là vụ chính trong năm, nông dân sử dụng lượng phân bón và thuốc BVTV rất lớn. Giá lúa hiện đang ở mức cao cũng là một trong những yếu tố khiến bà con nông dân mạnh dạn đầu tư phân bón, thuốc BVTV nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

vat tu nong nghiep bat ngo tang gia
Vật tư nông nghiệp tăng giá khiến bà con nông dân lo lắng

Tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp ở Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang…, nhiều loại phân bón có giá bán khá cao, dao động từ 350.000 - 740.000 đồng/bao, loại 50kg. Nếu so với cách đây khoảng 2 tháng, giá đã tăng thêm từ 50.000 - 100.000 đồng/bao, trong đó tăng mạnh nhất là mặt hàng phân đạm. Cụ thể, phân DAP đen hiện đã lên đến 650.000 đồng/bao; NPK 20-20-15 đặc biệt 650.000 đồng/bao; NPK 16-16-8 đặc biệt 520.000 đồng/bao; DAP Hồng Hà (Trung Quốc) 660.000 đồng/bao; urê từ 440.000 - 470.000 đồng/bao (tùy nơi sản xuất); kali miểng 400.000 đồng/bao; kali silic 350.000 đồng/bao; DAP Hàn Quốc 740.000 đồng/bao. Đặc biệt, mặt hàng urê đang rất sốt hàng vì thiếu nguồn cung. Urê Cà Mau giá 470.000 đồng/bao, tăng gần 50.000 đồng/bao so với lúc bón đợt đầu chỉ cách hơn chục ngày.

Cùng với giá phân bón, mặt hàng thuốc BVTV cũng tăng giá bán từ 20 - 30%. Thời điểm hiện tại, giá bán ra của các loại thuốc BVTV cụ thể như sau: Kasumin 0,5L giá 56.500 đồng/chai; Conphai 10WP giá 14.700 đồng/gói; Tasieu giá 71.000 đồng/chai; Antracol 1kg giá 197.000 đồng/gói...

Mặc dù giá tăng nhưng lượng cung các mặt hàng phân bón, thuốc BVTV ở các cửa hàng, đại lý khá dồi dào. Thậm chí, nhiều đại lý sẵn sàng cho bà con nông dân mua chịu với số lượng lớn. Phần lớn nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vẫn có thói quen mua vật tư nông nghiệp ghi nợ đến cuối vụ thu hoạch xong mới thanh toán.

Một đại lý bán phân bón có uy tín ở huyện An Phú, tỉnh An Giang nhận định, nguyên nhân giá phân bón tăng mạnh như hiện nay một phần là do những nước sản xuất nông nghiệp lớn trong khu vực bắt đầu vào vụ nên nhu cầu tăng mạnh. Đồng thời, giá nhập khẩu nguyên liệu cũng như phân bón thành phẩm tăng. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng một số doanh nghiệp lợi dụng tình hình này để nâng giá. Đặc biệt, đại lý phân bón nhiều cấp (trên cả cấp 3) đã đẩy giá phân bón lên cao. Chính vì vậy, thời gian qua, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị, cần có hệ thống phân phối phân bón nhất quán, đi theo các cấp thôn xóm, xã phường, quận huyện, tỉnh/thành... với bảo đảm chiết khấu một giá để bà con nông dân có thể mua được phân bón với mức giá thấp nhất, ổn định nhất.

Theo tính toán, đối với vùng thâm canh lúa, phân bón chiếm khoảng 30% chi phí sản xuất, còn thuốc BVTV chiếm khoảng 40% hoặc cao hơn tùy vào tình hình dịch bệnh. Vì vậy, nếu giá 2 mặt hàng vật tư quan trọng này tăng mạnh thì chắc chắn sẽ kéo giá thành tăng theo. Để đảm bảo một vụ mùa bội thu, bà con nông dân rất cần sự ổn định giá của các mặt hàng này.

Mai Liên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao