Thứ hai 21/04/2025 13:03

Văn nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật bị xử lý thế nào?

Bộ Y tế đề vừa tiếp tục có đề nghị xử lý nghiêm văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật.

Thời gian qua, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh đã lợi dụng hình ảnh người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc điều trị các bệnh mạn tính trên mạng xã hội. Đáng nói, nhiều sản phẩm chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam.

Xử lý nghiêm văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán các loại sản phẩm này gây nguy hại cho sức khỏe, thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng, gây bất an cho xã hội và vi phạm các quy định về luật dược.

Để ngăn chặn và phòng ngừa việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán, các loại sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt văn nghệ sĩ thổi phồng công dụng, quảng cáo sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải là thuốc.

Trong văn bản gửi đi, Bộ Y tế đề nghị các bộ, ban, ngành, UBND các tỉnh, thành tăng cường công tác quản lý và chấn chỉnh quảng cáo kinh doanh thuốc qua mạng xã hội.

Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đăng quảng cáo các sản phẩm có tác dụng như thuốc nhưng không phải thuốc; quảng cáo thuốc chưa được phép lưu hành; quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Bộ Công Thương cũng được đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các công ty bán hàng đa cấp kinh doanh các sản phẩm này.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo các thuốc chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung...

Mặc dù vậy, tình trạng này vẫn diễn ra. Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hiện nay các vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt trong môi trường mạng có chủ thể đặt máy chủ tại nước ngoài khó kiểm soát, không xác định được chủ thể quảng cáo vi phạm nên khó xử lý vi phạm.

Bên cạnh đó, một số cơ quan phát hành quảng cáo chưa thực hiện đúng quy định quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thường phát hành nội dung quảng cáo khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung, gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh.

Đặc biệt sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các cơ sở y tế, bác sĩ; quảng cáo thực phẩm kèm theo ý kiến phản hồi của người tiêu dùng, người nổi tiếng quảng cáo có tác dụng điều trị bệnh.

Thậm chí, một số công ty thuê địa điểm, tổ chức đào tạo nhân viên gọi điện thoại, tư vấn, giả danh bác sĩ, dược sĩ tư vấn bệnh, dọa dẫm khách hàng để tư vấn liệu trình điều trị bệnh, thực tế là bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết, nhiều doanh nghiệp đang có tình trạng "đăng ký một đằng, sản xuất một nẻo". Không ít đơn vị đã lợi dụng hình ảnh các y bác sĩ, người nổi tiếng, diễn viên để "thổi phồng" tác dụng của thực phẩm chức năng.

Trước thực trạng trên, Cục An toàn thực phẩm đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan y tế, có biện pháp mạnh với Facebook, Google, YouTube, yêu cầu họ thực hiện nghiêm túc pháp luật Việt Nam về quảng cáo.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo các thông tin chưa được cơ quan chức năng kiểm duyệt gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người tiêu dùng.

Bộ Công Thương tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, công ty bán hàng đa cấp kinh doanh sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Có biện pháp giám sát hoạt động đa cấp, đặc biệt là buổi hội thảo phát triển thành viên của các công ty để tránh việc quảng cáo truyền miệng sai sự thật. Có biện pháp, chế tài xử lý mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Cục An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Quán quân Business Challenges mùa 7 gọi tên Llamas và Trailblazers

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Hạn ngạch HCFC năm 2025 chỉ còn 1.300 tấn: Việt Nam tăng tốc bảo vệ tầng ô dôn

Chuyên gia bác tin đồn 'siêu bão' sắp vào Quảng Ninh

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chủ tịch Hội Nhà báo: Nhà báo là 'chiến sĩ biên phòng' trên không gian mạng

Chung kết Business Challenges Season 7: Bùng nổ ý tưởng khởi nghiệp

Hà Nội sắp xếp phường, xã: Gọn bộ máy, lợi người dân

Chiến trường miền Đông và bản hùng ca mùa Xuân 1975

Võ Hà Linh và câu hỏi liên quan Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

MC Bích Hồng - vết trượt danh dự giữa ngày thống nhất

Bắc Giang lấy ý kiến cử tri sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã

MC Bích Hồng xin lỗi sau phát ngôn gây sốc về hợp luyện diễu binh

Thời tiết hôm nay 20/4: Bắc Bộ tăng cấp độ nắng nóng

Thời tiết biển hôm nay 20/4/2025: Mưa rào và dông vài nơi

SCTV4 "cắt sóng" toàn bộ chương trình có MC Bích Hồng

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa - Bài 4: Việt Nam cần sớm học hỏi kinh nghiệm quốc tế

Nhật ký một thời lửa đạn của cựu chiến binh Quảng Ngãi

Vụ lừa đảo Mr.Pips: ‘Báo động đỏ’ giới học sinh, sinh viên