Vận hành bộ máy tinh gọn: Dấu mốc để Bộ Công Thương phát huy vai trò tiên phong

Vận hành bộ máy tinh gọn, theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn sẽ giúp Bộ Công Thương hoạt động hiệu quả hơn và phát huy vai trò tiên phong trong tăng trưởng hai con số.
Sau sắp xếp, Bộ Công Thương có 22 đầu mối, giảm 6 đầu mối Bộ Công Thương phân công lại nhiệm vụ lãnh đạo bộ theo tổ chức bộ máy mới Quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Báo Công Thương

Với tinh thần khẩn trương, quyết liệt thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, từ ngày 1/3/2025, nhiều bộ, ngành chính thức vận hành, đi vào hoạt động theo chức năng, cơ cấu tổ chức mới, trong đó có Bộ Công Thương.

Đây là cuộc cách mạng về cải cách tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của đất nước được nhân dân đồng tình, ủng hộ và mong đợi bộ máy mới sẽ được nâng tầm, hiệu quả; xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, minh bạch và hiện đại, nơi mà từng quyết sách, từng hành động đều hướng tới mục tiêu chung là phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Báo Công Thương có cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên chuyên trách, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội về vấn đề này.

Trụ sở Bộ Công Thương. Ảnh minh họa
Trụ sở Bộ Công Thương. Ảnh minh họa

Hôm nay (1/3), các bộ, ngành chính thức đi vào hoạt động theo chức năng, cơ cấu, tổ chức của bộ máy mới. Ông đánh giá và kỳ vọng gì về sự thay đổi quan trọng của bộ máy nhà nước?

- PGS. TS Bùi Hoài Sơn: Tôi nghĩ rằng, ngày 1/3/2025 sẽ là một dấu mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác cải cách và tinh gọn bộ máy Nhà nước. Đây không chỉ là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, mà sâu xa hơn, nó thể hiện quyết tâm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, hướng tới một nền hành chính hiện đại, minh bạch và linh hoạt hơn.

Việc các bộ, ngành chính thức vận hành bộ máy tinh gọn sẽ tạo ra một sức bật lớn, bởi nó không chỉ giúp tinh giản về mặt tổ chức mà còn tối ưu hóa cách thức hoạt động. Khi bộ máy gọn nhẹ hơn, các quy trình sẽ được rút ngắn, tránh tình trạng chồng chéo nhiệm vụ, giảm bớt những thủ tục rườm rà vốn là rào cản trong công tác điều hành.

Mặt khác, cải cách bộ máy không đơn thuần là cắt giảm mà còn phải đi đôi với nâng cao chất lượng đội ngũ. Một bộ máy tinh gọn nhưng vận hành thiếu hiệu quả sẽ không thể đạt được mục tiêu đặt ra. Vì thế, tôi kỳ vọng rằng, bên cạnh việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, các bộ, ngành sẽ có những chính sách để nâng cao năng lực cán bộ, tạo động lực để họ thích nghi nhanh với mô hình mới, đồng thời ứng dụng công nghệ để hỗ trợ tối đa cho công tác quản lý.

Đặc biệt, việc triển khai bộ máy mới vào ngày 1/3/2025 sẽ là bài kiểm tra thực tế đối với những nỗ lực cải cách trong thời gian qua. Thành công hay không sẽ phụ thuộc vào cách vận hành trong thực tiễn, cách các bộ, ngành xử lý những vướng mắc phát sinh và khả năng điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với yêu cầu mới.

Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 8%, theo ông việc hoạt động theo bộ máy mới đặt ra những cơ hội, thách thức nào đối với các bộ, ngành trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - với PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên chuyên trách, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội
PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên chuyên trách, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

- PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tăng trưởng 8% là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong bối cảnh bộ máy hành chính vừa được tái cấu trúc. Tôi cho rằng, bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đầu tư, xuất khẩu sẽ được thực hiện nhanh chóng và kịp thời hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, thách thức không hề nhỏ, nhất là trong giai đoạn đầu khi bộ máy mới vừa đi vào hoạt động. Việc điều chỉnh tổ chức có thể gây xáo trộn nhất định trong bộ máy hành chính, đòi hỏi các cán bộ, công chức phải thích nghi nhanh với mô hình mới, tránh tình trạng trì trệ, ách tắc trong công tác quản lý. Nếu quá trình chuyển đổi không suôn sẻ, việc giải ngân đầu tư công, triển khai các dự án kinh tế lớn hay thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp có thể bị chậm trễ, ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng.

Kỳ vọng, nếu quá trình vận hành bộ máy mới được triển khai bài bản, có kế hoạch thích ứng rõ ràng, đồng thời kết hợp với những giải pháp hỗ trợ nền kinh tế phù hợp, việc đạt mục tiêu tăng trưởng 8% không phải là điều bất khả thi. Quan trọng là chúng ta phải tận dụng được lợi thế từ bộ máy tinh gọn để thúc đẩy cải cách mạnh mẽ hơn, tạo động lực cho sản xuất, kinh doanh và thu hút đầu tư, từ đó giúp nền kinh tế phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

Vậy, để đạt mục tiêu hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả sau tinh gọn bộ máy, ông có thể nêu một số giải pháp đối với các bộ, ngành?

- PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Trước hết, cần hoàn thiện thể chế, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Một bộ máy hiệu quả không thể chỉ dựa vào việc cắt giảm số lượng đơn vị hay biên chế, mà quan trọng hơn là phải có cơ chế vận hành rõ ràng, khoa học, giúp các cơ quan nhà nước hoạt động một cách liền mạch, không chồng chéo, không trì trệ. Nếu có một khung pháp lý đồng bộ, ổn định và nhất quán, sẽ giúp các bộ, ngành triển khai nhiệm vụ dễ dàng hơn, tránh tình trạng “giẫm chân lên nhau” trong quá trình ra quyết định.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong quản lý, điều hành. Khi bộ máy vận hành dựa trên nền tảng số, việc phối hợp giữa các đơn vị sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn, giảm tình trạng “hành chính giấy tờ”, tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho cả nhà nước lẫn doanh nghiệp, người dân.

Một điểm tôi thấy rất quan trọng nữa là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Một bộ máy dù tinh gọn đến đâu nhưng nếu thiếu đội ngũ nhân sự đủ năng lực, tâm huyết thì cũng khó vận hành trơn tru. Theo đó, cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để cán bộ, công chức thích ứng với mô hình quản lý mới; có cơ chế đánh giá năng lực khách quan, công bằng, gắn với trách nhiệm và hiệu quả công việc, từ đó tạo động lực để đội ngũ cán bộ không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng.

Bộ Công Thương cũng chính thức vận hành bộ máy mới sau sắp xếp, tinh gọn, theo ông, Bộ Công Thương cần làm gì để tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số?

- PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Bộ Công Thương là Bộ đóng vai trò xương sống trong nền kinh tế, những quyết sách, chính sách của Bộ không chỉ tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và người lao động mà còn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế. Như vậy, việc tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy theo Nghị định 40/2025/NĐ-CP là một dấu mốc quan trọng, giúp Bộ Công Thương hoạt động hiệu quả hơn, giảm sự cồng kềnh, chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ.

Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng đặt ra không ít thách thức, bởi khi bộ máy tinh gọn hơn, khối lượng công việc không giảm mà thậm chí còn yêu cầu cao hơn về năng lực quản lý, điều hành. Chính vì vậy, để tiếp tục giữ vững vai trò tiên phong và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số, tôi cho rằng Bộ Công Thương cần tập trung vào một số giải pháp, cụ thể. Như, mạnh cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bởi thể chế kinh tế là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của các ngành công nghiệp và thương mại.

Ngoài ra, kinh tế số không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Bộ Công Thương cần đẩy nhanh ứng dụng công nghệ trong quản lý, phát triển các nền tảng thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc số hóa sản xuất, mở rộng thị trường trực tuyến. Thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế. Bộ Công Thương cần đóng vai trò dẫn dắt trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế, giảm phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống và mở rộng sang những thị trường tiềm năng mới.

Đồng thời, Bộ Công Thương sau khi tinh gọn bộ máy cần có cơ chế làm việc linh hoạt, nhanh nhạy và hiệu quả hơn. Trong đó, việc đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu, nâng cao kỹ năng điều hành trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu là điều cấp thiết.

Với những giải pháp trên, kỳ vọng Bộ Công Thương không chỉ tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu, tiên phong trong tăng trưởng kinh tế, mà còn giúp Việt Nam vươn lên mạnh mẽ hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, hướng tới đạt được tốc độ tăng trưởng hai con số một cách bền vững.

Xin cảm ơn ông!

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nếu làm tốt, bộ máy nhà nước sẽ không chỉ gọn nhẹ hơn mà còn hoạt động hiệu quả, thực chất hơn, qua đó tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Từ bản kiểm toán dày hơn 100 trang của Phạm Thoại đến chuỗi lùm xùm từ thiện trước đó, công chúng vẫn chưa thể thôi hỏi: Tiền đã đi đâu?
Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia đang nổi lên như một cầu nối chiến lược giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Á và châu Âu, từ đó thúc đẩy thương mại song phương…
Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Ngày 3/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chi tiết bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Điện lực

Chi tiết bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Điện lực

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký Quyết định 935/QĐ-BCT ngày 2/4/2025, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điện lực.
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Các nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn FDI góp phần củng cố vị thế Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á.

Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị phổ biến Luật Điện lực

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị phổ biến Luật Điện lực

Sáng 4/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Điện lực số 61/2024/QH15 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết.
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 908/QĐ-BCT về việc thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo của Bộ Công Thương.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Theo các chuyên gia, Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ giúp Việt Nam tận dụng hiệu quả các cơ hội từ “làn sóng” dịch chuyển chuỗi cung ứng.
Bộ Công Thương không để tắc hồ sơ di dời các công trình điện

Bộ Công Thương không để tắc hồ sơ di dời các công trình điện

Nhằm giúp giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm, Bộ Công Thương đang quyết liệt chỉ đạo di dời một số công trình điện.
3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vai trò của FTA Index và 3 trụ cột hành động doanh nghiệp cần thực hiện.
Tổ quốc bị xúc phạm bởi

Tổ quốc bị xúc phạm bởi 'Sự nghiệp chướng' và cái gọi là âm nhạc!

Giữa bản hùng ca dân tộc, vang lên tiếng kèn lạc loài. Tổ quốc bị phỉ báng bởi một “sự nghiệp chướng” đội lốt nghệ thuật, cất giọng như ruồi nhặng
Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Ngày 2/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Thế giới bàng hoàng trước trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan. Trong tận cùng đau xót, lòng nhân ái của lại tỏa sáng để hồi sinh sau thảm họa...
Bộ đội Việt Nam: Hành trình nhân ái và sứ mệnh cứu trợ ở Myanmar

Bộ đội Việt Nam: Hành trình nhân ái và sứ mệnh cứu trợ ở Myanmar

Vượt ngàn cây số, Bộ đội Việt Nam đã mang ngọn lửa nhân ái đến cứu trợ ở Myanmar, viết tiếp bản anh hùng ca về tình đoàn kết và trách nhiệm quốc tế.
Một nghị định, một lời khẳng định: Bài 2: Gửi thông điệp lớn

Một nghị định, một lời khẳng định: Bài 2: Gửi thông điệp lớn

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, gửi thông điệp mạnh mẽ về một quốc gia chủ động, minh bạch và kiến tạo luật chơi toàn cầu.
Việt Nam - Bỉ trao đổi Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại

Việt Nam - Bỉ trao đổi Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại

Việc trao đổi Biên bản ghi nhớ giữa cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam - Bỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng cơ chế hợp tác bền vững.
John Cockerill và The Green Solutions ký hợp tác trong năng lượng xanh

John Cockerill và The Green Solutions ký hợp tác trong năng lượng xanh

Chiều 1/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã tham dự Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Tập đoàn John Cockerill và Công ty The Green Solutions.
Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Ngày 1/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chọn KOL cho sự kiện: Hút khách hay chiêu trò ‘câu view’?

Chọn KOL cho sự kiện: Hút khách hay chiêu trò ‘câu view’?

Khi chọn những KOL cho sự kiện nổi lên nhờ chiêu trò thay vì chất lượng nội dung, sự kiện dễ biến thành công cụ ‘câu view’, tác động xấu đến giới trẻ...
Công trình trọng điểm: Cần đánh giá rủi ro động đất và sóng thần

Công trình trọng điểm: Cần đánh giá rủi ro động đất và sóng thần

Theo GS Trần Tuấn Anh, những công trình quan trọng như điện hạt nhân, đường sắt tốc độ cao, thủy điện,… cần có khảo sát đặc biệt về động đất và sóng thần.
Petrovietnam ký hợp đồng chia sản phẩm dầu khí với nhà thầu Nhật Bản

Petrovietnam ký hợp đồng chia sản phẩm dầu khí với nhà thầu Nhật Bản

Chiều 31/3, Petrovietnam cùng tổ hợp nhà thầu Japan Vietnam Petroleum Company Limited đã ký kết hợp đồng chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2, bể Cửu Long.
Tin Công Thương 31/3: Thiếu cơ chế cho điện rác; xuất khẩu cà phê hướng tới 8 tỷ USD

Tin Công Thương 31/3: Thiếu cơ chế cho điện rác; xuất khẩu cà phê hướng tới 8 tỷ USD

Ngày 31/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Danh tiếng Phạm Thoại không thể sống bằng sự mập mờ

Danh tiếng Phạm Thoại không thể sống bằng sự mập mờ

Phạm Thoại không thể im lặng mãi. Từ thiện không miễn trừ trách nhiệm. Khi lòng tốt bị lạm dụng, hậu quả là niềm tin đổ vỡ.
Đừng để trường nội trú trở thành

Đừng để trường nội trú trở thành 'vết đen' của ngành giáo dục Thanh Hóa

Đã đến lúc chấm dứt sai phạm tại các trường dân tộc nội trú tại Thanh Hóa, đừng để những ngôi trường này trở thành 'vết đen' của ngành giáo dục địa phương.
Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể nhiệm kỳ 2022-2025 đã chung sức, đồng lòng, đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ với nhiều dấu ấn.
Mobile VerionPhiên bản di động