Quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Báo Công Thương

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Công Thương.
Chùm ảnh: Báo Công Thương tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm 2025 Báo Công Thương tổ chức Hội nghị viên chức, người lao động năm 2025 Tinh thần dân chủ và ‘áp lực kim cương’ đưa Báo Công Thương lên ‘đỉnh cao’ mới

Ngày 28/2, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 532/QĐ-BCT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Công Thuơng.

Vị trí và chức năng

Quyết định nêu rõ, về vị trí và chức năng, Báo Công Thương là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương, cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương, diễn đàn của giới công thương Việt Nam; phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ và thực hiện hoạt động báo chí theo quy định của Luật Báo chí.

Quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Báo Công Thương
Báo Công Thương là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương, cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương. Ảnh: CT

Báo Công Thương chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công Thương, hoạt động theo quy định của Luật Báo chí, các quy định của pháp luật có liên quan và quy định của Bộ Công Thương.

Báo Công Thương có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.

Báo Công Thương có tên giao dịch quốc tế bằng Tiếng Anh: Newspaper of Industry and Trade; Tên viết tắt: NOIT; Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.

10 nhiệm vụ và quyền hạn: Thêm việc quản lý vận hành Cổng Thông tin Điện tử Bộ Công Thương

Nhiệm vụ, quyền hạn của Báo Công Thương được thể hiện qua 10 nội dung, bao gồm: Thứ nhất, thực hiện tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính sách của Bộ Công Thương, các lĩnh vực hoạt động của ngành Công Thương và các vấn đề kinh tế, xã hội khác theo quy định pháp luật và của Bộ Công Thương; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Thứ hai, xây dựng, quản lý, phát triển các ấn phẩm báo (bao gồm báo in, báo điện tử), các chuyên trang, chuyên đề, mạng xã hội, nền tảng số, sàn thương mại điện tử...theo tôn chỉ, mục đích và lĩnh vực quản lý của ngành Công Thương. Thực hiện nghiệp vụ công tác báo chí theo quy định của các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.

Thứ ba, quản lý, vận hành Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Thứ tư, tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tham gia các hoạt động hỗ trợ phát triển công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, tổ chức các hoạt động dịch vụ, kinh doanh, quảng cáo, truyền thông, phát triển kinh tế báo chí, liên kết trong hoạt động báo chí và hợp tác truyền thông với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ sáu, xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính, chuyển đổi số của Báo theo mục tiêu và nội dung chương trình của Bộ Công Thương.

Thứ bảy, quản lý tổ chức bộ máy, biên chế theo quy định của Bộ Công Thương.

Thứ tám, thực hiện đăng ký kinh doanh, các nghĩa vụ thuế, chế độ kế toán, thống kê, quản lý tài chính, tài sản và các nguồn thu từ hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật.

Thứ chín, hợp tác với các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả tuyên truyền về công tác quản lý và các hoạt động của ngành Công Thương, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật.

Thứ mười, thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.

Cơ cấu tổ chức: Giảm 18% đầu mối

Cơ cấu tổ chức của Báo Công Thương gồm các phòng, ban chuyên môn và đại diện Báo Công Thương tại các địa phương. Trong đó, các phòng, ban chuyên môn, bao gồm: Văn phòng Báo; Phòng Phóng viên; Phòng Bạn đọc, công tác xã hội; Phòng Thư ký tòa soạn; Phòng Thông tin kinh tế; Phòng Chuyên đề - Sự kiện; Trung tâm đa phương tiện và nội dung số Công Thương

Đại diện Báo Công Thương tại các địa phương, bao gồm: Văn phòng đại diện Báo Công Thương tại phía Nam; Văn phòng đại diện Báo Công Thương tại miền Trung.

Báo Công Thương được cử phóng viên thường trú hoạt động độc lập tại một số tỉnh, thành phố, địa phương theo quy định của pháp luật, phù hợp với hoạt động của báo. Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị thuộc Báo Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định theo đề nghị của Tổng biên tập.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Công Thương
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Công Thương

Lãnh đạo Báo Công Thương

Lãnh đạo Báo Công Thương có Tổng biên tập và các Phó Tổng biên tập do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật và quy định của Đảng.

Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của báo. Các Phó Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

Tổng biên tập có trách nhiệm xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của báo; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bổ nhiệm, miền nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật các chức danh lãnh đạo các đơn vị thuộc báo theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Chi tiết Quyết định xem tại đây!

Báo Công Thương là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Công Thương, cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương, diễn đàn của giới công thương Việt Nam; phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ và thực hiện hoạt động báo chí theo quy định của Luật Báo chí.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Báo Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'