Vải thiều Bắc Giang hưởng ''mùa ngọt'' với giá trị doanh thu ước đạt 5.700 tỷ đồng

Hiện toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 85,7 nghìn tấn vải thiều, với giá trị doanh thu từ vải và các dịch vụ phụ trợ ước đạt hơn 5.775 tỷ đồng.
Vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia trong năm 2018 Bắc Giang: Cấp mới 43 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu

Mất mùa - được giá

Theo Sở Công Thương Bắc Giang, mùa vải năm 2024, do thời tiết bất lợi nên sản lượng vải đạt khoảng gần 100 nghìn tấn, bằng 50% so với năm ngoái. Tuy nhiên giá vải thiều ngay từ những ngày đầu vụ tăng cao, gấp đôi thậm chí gấp 3 lần so với năm 2023. Giá vải thiều dao động từ 55 - 85 nghìn đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay. Do giá vải thiều cao nên người dân vẫn có lãi.

Tính đến hết ngày 24/6, toàn tỉnh đã tiêu thụ được hơn 85,7 nghìn tấn vải, trong đó, các địa phương tiêu thụ hơn 47,6 nghìn tấn vải chín sớm, 38,1 nghìn tấn vải chính vụ.

Trong đó, Lục Ngạn là địa phương có tổng sản lượng vải thiều lớn nhất tỉnh, tiêu thụ gần 53 nghìn tấn vải. Vải thiều của tỉnh được tiêu thụ thuận lợi cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

Vải thiều Bắc Giang hưởng "mùa ngọt" với hơn 5.700 tỷ đồng
Sản lượng vải thiều xuất khẩu của tỉnh đạt hơn 24,7 nghìn tấn, chiếm trên 28,9% so với tổng sản lượng tiêu thụ. Ảnh: Đỗ Nga

Cụ thể, sản lượng vải thiều xuất khẩu của tỉnh đạt hơn 24,7 nghìn tấn, chiếm trên 28,9% so với tổng sản lượng tiêu thụ. Sản lượng tiêu thụ nội địa đạt hơn 60,9 nghìn tấn, chiếm trên 71%. Cũng do giá vải tăng nên sản lượng xuất khẩu đến các thị trường năm nay giảm mạnh.

Tính đến ngày 24/6, sản lượng vải xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc hơn 24,5 nghìn tấn; còn lại được xuất khẩu sang các thị trường khác như: EU 53 tấn, Nhật Bản 45 tấn, Úc 42 tấn, Hoa Kỳ 20 tấn, Dubai 21 tấn, Canada 16 tấn và các nước khu vực Đông Nam Á 18 tấn.

Được biết, giá trị doanh thu từ vải thiều và từ các dịch vụ phụ trợ ước đạt khoảng trên 5.775 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ vải thiều ước đạt khoảng trên 4.814 tỷ đồng; doanh thu từ xuất khẩu đạt 1.670 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ vải thiều đạt 1.392 tỷ đồng.

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết: "Với sự chủ động vào cuộc từ sớm của các cơ quan chức năng, năm nay việc ùn tắc cục bộ tại hai cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn và Kim Thành, tỉnh Lào Cai đã không xảy ra".

Tuy nhiên, theo ông Tấn, để quả vải tiếp tục được xuất khẩu đến được nhiều thị trường trên thế giới với số lượng cao hơn, lãnh đạo Sở Công Thương kiến nghị Bộ Công Thương, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương của các nước tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất khẩu vải thiều; giúp đỡ thúc đẩy việc quảng bá, tiêu thụ vải thiều trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước. Tiếp tục hỗ trợ, mời gọi các kênh phân phối, các Tập đoàn bán lẻ của các nước đến tìm hiểu, hợp tác, thu mua tiêu thụ vải.

Bên cạnh đó, định hướng thông tin các chính sách, quy định mới về nhập khẩu, quy trình thủ tục, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm... của thị trường các nước đối với vải thiều, các sản phẩm chế biến từ vải cũng như triển khai các bước để thực hiện chiếu xạ vải thiều xuất khẩu sang Hoa kỳ được thực hiện tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội.

Nhiều đơn hàng đã chốt đến hết năm 2030

Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, vải là trái cây có giá trị kinh tế rất cao trong số cây trồng ở địa phương này. Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ổn định, giá vải tăng đều hàng năm.

Năm 2023, sản lượng vải của Bắc Giang đạt trên 201.000 tấn, doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ lập kỷ lục 6.876 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, doanh thu trực tiếp từ quả vải trên 4.658 tỷ đồng, còn lại là các ngành dịch vụ phụ trợ.

Trong các thị trường xuất khẩu quả vải Việt Nam, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang nhận định, Trung Quốc vẫn là thị trường chính. Hiện nhiều doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc là bạn hàng truyền thống đã chuẩn bị cho việc giám sát thu mua, tiêu thụ vải thiều tại huyện Tân Yên và huyện Lục Ngạn.

Vải thiều Bắc Giang hưởng "mùa ngọt" với hơn 5.700 tỷ đồng
Một cơ sở đóng gói tại Lục Ngạn. Ảnh: Bảo Lâm

"Chúng tôi đã chuẩn bị và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân, doanh nghiệp, các hiệp hội, thương hội quan tâm đến khảo sát, giám sát thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều và các loại nông sản khác của tỉnh Bắc Giang sang thị trường Trung Quốc", ông Tấn nói.

Còn theo bà Nguyễn Thị Nhung, cán bộ khuyến nông xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên), thị trường tiêu thụ vải chín sớm năm nay "nóng" ngay từ đầu vụ. Hiện các vườn vải có mã số vùng trồng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đều có doanh nghiệp ký hợp đồng mua xuất khẩu đến các thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản, EU…

Điểm mới so với những năm trước đây là nhiều doanh nghiệp đàm phán ký hợp đồng thu mua cho cả giai đoạn 2024 - 2030 chứ không ký theo từng năm. Giá mua tại vườn phổ biến 35.000 đồng/kg, trong trường hợp thị trường giảm, giá không thấp hơn 25.000 đồng/kg.

Theo bà Nhung, năm nay vải mất mùa nên có thể giá bán ngoài thị trường sẽ cao hơn so với giá ký hợp đồng. Nhưng đây là các hợp đồng cam kết thu mua trong dài hạn, các nhà vườn đều tính toán được chi phí trong khoảng an toàn để sản xuất và đảm bảo vẫn có lãi khi liên kết làm vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Vì thế, có nhiều nhà vườn ở Phúc Hòa đã ký xong hợp đồng bán vải cho doanh nghiệp đến năm 2030.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: vải thiều Lục Ngạn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Các ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, địa phương cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử.
SaigonTex - SaigonFabric 2025 mở ra cơ hội giao thương cho ngành dệt may

SaigonTex - SaigonFabric 2025 mở ra cơ hội giao thương cho ngành dệt may

Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghiệp dệt & may, thiết bị, nguyên phụ liệu & vải (SaigonTex - SaigonFabric 2025) mở ra cơ hội giao thương cho doanh nghiệp.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.
Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng, theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm lo ngại về chi phí.
Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Hành trình 20 năm phát triển của mật ong Tam Đảo vươn ra thế giới không chỉ khẳng định chất lượng mà còn là nỗ lực xúc tiến, đưa nông sản Việt Nam "cất cánh".
Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Ngày 2/4/2025, Mỹ công bố chính sách thuế quan mới. Trong đó, Argentina bị áp mức thuế 10%, trong khi Campuchia phải đối mặt với mức thuế lên tới 49%.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Dự thảo Nghị định về thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng nhằm định hình lại chính sách xuất nhập khẩu theo hướng chủ động, có định hướng...
Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%; tăng trưởng quý II là 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%.
Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Theo Cục Thống kê – Bộ Tài chính, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ động đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% với hàng hóa từ Hoa Kỳ trong cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cuộc tranh luận giữa Shopee và người bán đang nóng chưa từng có. Phí PiShip có thực sự “bảo vệ” hay đang làm “ngạt thở” các shop nhỏ?
Việt Nam cập nhật về quy tắc xuất xứ tại WTO

Việt Nam cập nhật về quy tắc xuất xứ tại WTO

Từ ngày 3 - 4/4/2025, Ủy ban Quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tổ chức phiên họp thường kỳ tại Geneva, Thụy Sỹ.
Cầu đối thoại đã bắc qua biển thuế

Cầu đối thoại đã bắc qua biển thuế

Cuộc điện đàm Việt - Mỹ mở lối thoát giữa sóng gió thuế quan, tái định vị Việt Nam như người kiến tạo cây cầu thương mại bằng bản lĩnh và đối thoại.
Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Trong môi trường địa kinh tế đầy biến động, thuế quan hiện không chỉ là rào cản thương mại, mà còn là bàn đạp chiến lược trong bàn cờ quyền lực kinh tế toàn cầu
Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam quyết định thành lập Tổ phản ứng nhanh của hiệp hội để xử lý với những biến động trên thị trường.
Thấy gì từ các ‘ông lớn’ làm chủ cánh buồm trong bão thương mại?

Thấy gì từ các ‘ông lớn’ làm chủ cánh buồm trong bão thương mại?

Nhiều quốc gia đã chủ động “làm chủ cánh buồm” giữa bão thương mại toàn cầu. Việt Nam cần chọn hướng đi để không trôi theo sóng, mà dẫn dắt dòng chảy mới.
Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ có website về xuất xứ hàng hóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA dễ hơn và góp phần phòng chống gian lận thương mại.
Mobile VerionPhiên bản di động