Vắcxin có ảnh hưởng đến bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định việc tiêm vắcxin có sự ảnh hưởng đến bò sữa bệnh, chết hàng loạt tại Lâm Đồng.
Lâm Đồng: Công ty Phương Trang cam kết di dời bãi xe ‘trái phép’ trong tháng 8/2024 UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và một số lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng Trung tâm tiêm chủng Long Châu khu vực Tây Nguyên đang vướng những ‘lùm xùm’ nào?

Ngày 11/8, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có Báo cáo nhanh gửi Thường trực Tỉnh uỷ về tình hình bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa tại các huyện Đơn Dương và Đức Trọng. Theo báo cáo, đã có tổng cộng 4.495 con bò bị nhiễm bệnh; 193 con bị chết (huyện Đơn Dương 144 con, huyện Đức Trọng 49 con).

Vắcxin có ảnh hưởng đến bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng
Bò chết được đưa đi tiêu huỷ. (Ảnh: Lê Sơn)

Trước đó, một ngày (10/8), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) Phùng Đức Tiến và Cục trưởng Cục thú y (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Văn Long đã trực tiếp vào kiểm tra, làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng và các sở, ngành địa phương có đàn bò sữa bị bệnh.

Sau khi kiểm tra thực tế một số chuồng trại ở 2 huyện Đức Trọng, Đơn Dương, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các cơ quan trung ương cùng địa phương cần nhanh chóng triển khai mọi giải pháp để cứu chữa gia súc bị tiêu chảy, hạn chế thấp nhất thiệt hại cũng như tránh để bệnh lan rộng, đảm bảo vệ sinh môi trương. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đã lắng nghe các ý kiến của giới chuyên gia, từ đó chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung một số nhiệm vụ chính trước mắt như sau: Thứ nhất, Cục thú y cùng các đơn vị liên quan khẩn trương tinh chỉnh, hoàn thiện phác đồ điều trị chính thức cho bò bị bệnh để phổ biến kịp thời đến người dân, cùng người dân điều trị, ngăn chặn bệnh lây lan.

Thứ hai, Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan trung ương, doanh nghiệp đầu ngành về chăn nuôi sẽ hỗ trợ vật tư y tế, thuốc men cho tỉnh Lâm Đồng điều trị bò bị bệnh.

Thứ ba, yêu cầu các cơ quan cần nhanh chóng xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bò bị tiêu chảy hàng loạt. Trong đó cần xác định nguyên nhân chính, nguyên nhân phụ để làm cơ sở xác định đền bù hoặc hỗ trợ thiệt hại sau này và để đảm bảo tính chính xác, cơ quan chuyên môn cần lấy thêm mẫu xét nghiệm đối với bò đang còn khoẻ, bò chưa tiêm vắc xin viêm da nổi cục, bò đã tiêm nhưng chưa chết… Sau khi có kết luận chính thức, bộ sẽ công bố nguyên nhân hàng loạt bò sữa bị tiêu chảy dẫn đến chết ở Lâm Đồng.

Vắcxin có ảnh hưởng đến bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng
Đàn bò nhà chị Huỳnh Thị Kim Phượng, tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương nhiều con đang rất yếu, bỏ ăn. (Ảnh: Lê Sơn)
Vắcxin có ảnh hưởng đến bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng
Tính đến ngày 11/8 gia đình nhà chị Huỳnh Thị Kim Phượng, tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương đã bỏ ra 70 triệu mua thuốc, kháng sinh chữa trị cho đàn bò. (Ảnh: Lê Sơn)

Về phía địa phương, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thành lập tổ công tác do Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Phúc làm tổ trưởng để chỉ đạo, điều hành, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa. Ông Phúc cho biết, tại hai huyện Đức Trọng, Đơn Dương cũng đã thành lập các tổ công tác để kịp thời triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung nhân lực, vật lực cứu chữa đàn bò sữa; cập nhật số liệu từng ngày để có căn cứ so sánh, đối chiếu; lập biên bản tiêu huỷ bò bị chết; giám sát việc tiêu huỷ… “Qua so sánh ngắn ngày thì hiện tượng bò chết có xu hướng giảm dần, chúng tôi đang tiếp tục theo dõi sát sao tình hình, lâp sơ đồ theo dõi để kịp thời xử lý, báo cáo. Nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân, và xử lý bò bị chết đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh”, ông Phúc chia sẻ.

Vắcxin có ảnh hưởng đến bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng
Anh Nguyễn Minh Đệ, huyện Đơn Dương cho biết sau khi đàn bò nhà anh được tiêm vắcxin đã xuất hiện tình trạng bò mẹ đẻ non dẫn đến bê con chết. (Ảnh: Lê Sơn)

Đi ghi nhận thực tế, phóng viên Báo Công Thương đã gặp và trao đổi với anh Nguyễn Minh Đệ, địa chỉ thôn Kinh tế mới, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cho biết, tổng đàn bò sữa lúc chưa bị dịch là 52 con, đến ngày 20/7, gia đình có tiêm vắcxin cho bò, khoảng 1 tuần sau xuất hiện tình trạng bò sốt, tiêu chảy rồi bò yếu dần chết. Trong đàn có rất nhiều con xuất hiện tiêu chảy, đến hôm nay đã có 4 con bò sữa chết (cả 4 con đang có thai). Ngoài ra, 8 bò mẹ đang mang thai khác, khi tiêm vắcxin xong xuất hiện đẻ non dẫn đến bê con chết.

Theo anh Đệ, 1 con bò trưởng thành đang cho thu hoạch sữa có giá khoảng 55.000.000đồng/con, nhà anh Đệ bị chết 4 con, thiệt hại là 220.000.000đồng. Đây là thiện hại chưa kể những con bê đã bị đẻ non chết và số sữa vắt ra hằng ngày không thể tiêu thụ vì đàn bò điều trị kháng sinh.

Tương tự, gia đình chị Trần Thị Lựu, địa chỉ xã Tu Tra, huyện Đơn Dương cho biết, tổng đàn bò nhà chị có 42 con, ngày 19/7 đàn bò được tiêm vắcxin, sau khi tiêm vắcxin bò có triệu chứng bị sốt, tiêu chảy, bỏ ăn. Đến ngày hôm nay đã chết 3 con và hiện tượng bò đang sốt trở lại, có con sốt 40 độ, gia đình chị đang rất lo lắng. Một con bò cho thu hoạch khoảng 30 lít sữa/ngày, giá sữa bán ra là 15.500 đồng/lít, từ khi xảy ra dịch bệnh là hơn 10 ngày, việc bò bị bệnh và chết như vậy thiệt hại cho gia đình chị Lựu là rất lớn.

Đến chiều cùng ngày (11/8), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến trả lời báo chí liên quan đến việc bò sữa ở Lâm Đồng bị dịch bệnh tiêu chảy, chết bất thường và các giải pháp khống chế dịch bệnh.

Theo ông Tiến, số lượng bò được tiêm vắcxin là gần 9.000 con thì số bò bị bệnh sau tiêm là 4.900 con. Hôm qua thay mặt Bộ NN&PTNT đi kiểm tra thực tế, tôi khẳng định tiêm vắcxin có sự ảnh hưởng.

Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y có giải pháp cơ bản và đến hôm qua, sau khi rà soát, chuẩn bị xong, nghe các bên báo cáo đã chốt lại được phác đồ điều trị sát với từng bò bệnh và sớm nhất sẽ có kết quả xét nghiệm giải trình tự gene để kết luận nguyên nhân.

“Một mặt chúng ta có những giải pháp mang tính chung nhất, sát nhất, một mặt là xác định nguyên nhân và khi nguyên nhân đã rõ, nếu như phác đồ điều trị chưa sát, chưa chặt chẽ thì tiếp tục điều chỉnh, để có kết quả tích cực hơn - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho hay.

Lê Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Xót xa làng hoa Tây Tựu sau bão Yagi

Do ảnh hưởng của bão Yagi kèm mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, các ruộng trồng hoa của người dân làng Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã bị tàn phá nặng nề.
Chợ làng biển

Chợ làng biển 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi

Bình minh, hàng chục tàu thuyền khai một đêm đánh bắt hải sản bắt đầu đổ về chợ Châu Thuận Biển bán cá, tạo nên một khu chợ 'độc nhất vô nhị' tại Quảng Ngãi.
VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

VCCI lo ngại tiền hỗ trợ thiên tai chậm đến tay người dân

Góp ý Nghị định cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng thiệt hại do thiên tai, VCCI lo tiền hỗ trợ chậm đến tay người dân.
Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Tuyên Quang: Thiệt hãi do bão lũ tại Hàm Yên ước tính 36 tỷ đồng

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 từ đêm ngày 7/9/2024 các khu vực trên địa bàn Hàm Yên (Tuyên Quang )đã có mưa to gây nhiều thiệt hại về người cũng như nhà ở.
Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện về việc đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 14 giờ ngày 12/9/2024.

Tin cùng chuyên mục

Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Thống kê đến 7h00 ngày 13/9, gần 1.900 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho biết, tính đến 7h00 ngày 13/9, đã có 1.848 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi do bão Yagi.
Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Kon Tum: Thêm một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Xã Sa Nghĩa (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) đã phấn đấu và đạt 19/19 tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Vỡ đê tại Tuyên Quang đã gây ngập úng 40ha, hiện còn 11 hộ bị cô lập, thiệt hại Lúa 15 ha, Ngô 4,5 ha, Cà gai 2,5 ha, Ao cá 4,5 ha, Mía 0,4 ha.
Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Hà Giang di dời khẩn cấp 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân các khu vực chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tỉnh Hà Giang khẩn trương di dời 72 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Đã có 25 sự cố đê điều tại 9 tỉnh, thành phố do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ

Tổng hợp báo cáo cập mới nhất từ các địa phương, tính đến 19h00 ngày 10/9, tại 9 tỉnh/thành đã xảy ra 25 sự cố đê điều do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ.
Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Tuyên Quang: Tin lũ khẩn cấp trên sông Gâm, cảnh báo lũ trên sông Lô

Trong 12 giờ qua, trên sông Gâm, lũ tiếp tục lên đạt đỉnh rồi duy trì ở mức cao, trên sông Lô tại Hàm Yên và TP. Tuyên Quang lũ tiếp tục lên.
Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lũ tại Sơn La làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng

Mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Sơn La đã làm 1 người chết, 781 nhà bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường bị tắc...; ước tổng thiệt hại 70 tỷ đồng.
Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa

Tuyên Quang: Người dân Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước

Lần đầu tiên thủy điện Tuyên Quang mở hết 8 cửa xả đáy, người dân vùng hạ du trong đó có Chiêm Hóa 'bì bõm' lội trong nước lũ.
Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Thông tin vỡ đê Yên Lập ở Phú Thọ là sai sự thật

Chiều ngày 9/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định thông tin đê Yên Lập vỡ sau sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ) là sai sự thật.
Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Cảnh báo lũ khẩn cấp trên các sông ở Tuyên Quang

Đài Khí tượng thủy văn Tuyên Quang cảnh báo từ hôm nay 9/9, trên sông Gâm tại Chiêm Hóa, lũ tiếp tục lên với biên độ 1-2m, đỉnh lũ trên mức báo động 3.
Đã có 59 người chết và mất tích do bão số 3

Đã có 59 người chết và mất tích do bão số 3

Tính đến 11 giờ 30 hôm nay 9/9, số người chết và mất tích do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão đã tăng lên 59 người.
Hồ thuỷ điện Tuyên Quang mở khẩn cấp 5 cửa xả đáy

Hồ thuỷ điện Tuyên Quang mở khẩn cấp 5 cửa xả đáy

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa yêu cầu Công ty Thủy điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy thứ 5.
18 h chiều 9/9, mở cửa xả đáy thứ 3 hồ thủy điện Tuyên Quang

18 h chiều 9/9, mở cửa xả đáy thứ 3 hồ thủy điện Tuyên Quang

Công ty Thủy điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy thứ 3 hồ thủy điện Tuyên Quang vào 18 giờ chiều nay (ngày 9/9).
Tuyên Quang có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá sau bão số 3

Tuyên Quang có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá sau bão số 3

Trung tâm Dự báo khí tượng nhận định từ chiều ngày 7/9 - 9/9, mưa lớn sẽ làm gia tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các huyện thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Yêu cầu đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Yêu cầu đóng 2 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa yêu cầu đóng hai cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.
Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Khuyến công tạo sức bật cho phát triển công nghiệp nông thôn

Hoạt động khuyến công trên địa bàn Tuyên Quang được coi là động lực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển, mở rộng sản xuất.
Khả năng đón siêu bão, các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định dự kiến cấm biển từ ngày 6/9

Khả năng đón siêu bão, các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định dự kiến cấm biển từ ngày 6/9

Bão số 3 khả năng đạt siêu bão nhưng nhiều tuyến đê biển chỉ chịu được bão cấp 9-10. Các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định dự kiến sẽ cấm biển từ ngày 6/9.
Giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện thuộc thẩm quyền của ai?

Giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện thuộc thẩm quyền của ai?

Theo Quyết định 2124/QĐ-BTNMT, giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Quy hoạch lâm nghiệp: Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 25 tỷ USD vào năm 2030

Quy hoạch lâm nghiệp: Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 25 tỷ USD vào năm 2030

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh trao 70 tỷ đồng học bổng cho sinh viên năm học 2024-2025

Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh trao 70 tỷ đồng học bổng cho sinh viên năm học 2024-2025

Để hỗ trợ sinh viên, nhiều chính sách và hoạt động đã được Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đưa ra, năm học 2024-2025 trường dành 70 tỷ đồng trao học bổng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động