Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Công Thương: Tiếp tục lấy ý kiến về dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)

Góp ý Luật Dầu khí (sửa đổi), Đại biểu Quốc hội quan tâm đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư hoạt động dầu khí; minh bạch vai trò Petrovietnam trong Luật.
Tiếp tục lấy ý kiến về dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)

Tại Hội thảo lấy ý kiến về Luật Dầu khí (sửa đổi) do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức sáng 2/8 tại thành phố Đà Nẵng, các Đại biểu Quốc hội đã có nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp hoàn thiện dự thảo luật.

Sửa đổi Luật Dầu khí là cần thiết và cấp thiết để thúc đẩy thu hút đầu tư

Xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) chặt chẽ, minh bạch
Các đại biểu tham dự Hội thảo cho rằng việc sửa đổi Luật Dầu khí là cần thiết và cấp thiết

Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Luật Dầu khí ban hành năm 1993 (cùng các lần sửa đổi) và các văn bản liên quan đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động dầu khí nước ta hiệu quả trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay đã không còn phù hợp, thể hiện rõ nét nhất là môi trường đầu tư lĩnh vực dầu khí đang kém hấp dẫn. Vì vậy, Luật Dầu khí (sửa đổi) sẽ hoàn thiện khung khổ pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư.

Làm rõ thêm vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) – ông Lê Ngọc Sơn cho biết, thực tế trong 5 năm qua, công tác thu hút đầu tư nước ngoài trong hoạt động dầu khí rất kém, kèm theo đó, gia tăng trữ lượng không đảm bảo, sản lượng liên tiếp suy giảm. Sản lượng khai thác năm 2004 là hơn 20 triệu tấn, đến nay còn hơn 9 triệu tấn, và có khả năng sang năm tiếp tục giảm.

Việc sửa đổi Luật Dầu khí là để tạo ra động lực tiếp theo về mặt cơ chế, thể chế, một hành lang pháp lý thống nhất, hiệu quả trong ngành Dầu khí để thúc đẩy ngành Dầu khí nói chung và Petrovietnam nói riêng trong giai đoạn tới.

Đồng tình với việc cần thiết phải sửa đổi Luật Dầu khí, Đại biểu Trần Chí Cường – Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng cho rằng, Luật Dầu khí (sửa đổi) phải dựa trên cơ sở đánh giá Luật Dầu khí 1993 và các lần sửa đổi bổ sung để sửa đổi Luật phù hợp với đặc thù trong tình hình mới, đảm bảo phục vụ cho Việt Nam khai thác tài nguyên hiệu quả, hợp lý; khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua. Khai thác và đảm bảo hiệu quả, bền vững, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Còn ông Phạm Đình Thanh - Đại diện đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum thì tán thành và ủng hộ Luật Dầu khí (sửa đổi) có xem xét sửa đổi quy định chính sách ưu đãi đối với các lô, mỏ dầu khí như dự kiến tại điều 47 dự thảo luật. Và cho rằng điều này sẽ giúp đẩy mạnh, thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí, tăng tính cạnh tranh, sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; phù hợp với chủ trương lớn của Đảng về định hướng phát triển ngành dầu khí cũng như kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động dầu khí.

Xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) chặt chẽ, minh bạch
Các Đại biểu Quốc hội góp ý cho dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)

Băn khoăn vai trò, nhiệm vụ của Petrovietnam trong Luật Dầu khí (sửa đổi)

Chương 9, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) quy định chức năng, quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) trong hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.

Liên quan đến vấn đề này, một số đại biểu Quốc hội đặt vấn đề có nên hay không đưa Petrovietnam vào trong Luật.

Theo đại biểu Trần Chí Cường – Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, cần phải xem xét đưa Petrovietnam vào trong Luật Dầu khí (sửa đổi).

“Có một số ý kiến cho rằng không khéo luật này sẽ phục vụ cho Petrovietnam. Đại biểu Quốc hội mong muốn ban soạn thảo làm rõ vấn đề này, đảm bảo minh bạch, rõ ràng bởi vì bản thân Petrovietnam cũng là một doanh nghiệp”, ông Cường nói và đặt vấn đề việc đưa quy định cụ thể của một tập đoàn vào một chương của luật có đồng bộ với luật hay không, hay tạo ràng buộc, không rõ ràng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Petrovietnam. “Tránh trường hợp giao quyền quá lớn cho doanh nghiệp để có những vấn đề không kiểm soát được hoặc kiểm soát không đầy đủ sẽ gây thiệt hại lớn”, ông Cường nói.

Còn ông Phan Xuân Dũng – Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam thì cho rằng phải làm sao để thể hiện tối đa việc tự chịu trách nhiệm của Petrovietnam trong Luật.

Xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) chặt chẽ, minh bạch
Ông Nguyễn Việt Sơn - Vụ trưởng Vụ Dầu khí & Than (Bộ Công Thương) khẳng định trong Luật Dầu khí (sửa đổi) đã quy định rõ ràng, cụ thể quyền, nghĩa vụ của PVN và chỉ liên quan đến nhiệm vụ của Chính phủ giao

Xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) chặt chẽ, minh bạch

Tiếp thu các ý kiến góp ý của các Đại biểu Quốc hội, ông Nguyễn Việt Sơn - Vụ trưởng Vụ Dầu khí & Than (Bộ Công Thương) đã thông tin làm rõ một số vấn đề nổi bật.

Liên quan đến sự tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN) trong điều tra cơ bản của dầu khí, ông Sơn cho biết việc điều tra cơ bản là việc của Nhà nước. Tuy nhiên, nguồn kinh phí có hạn nên phải huy động xã hội hóa (đóng góp của Petrovietnam và các cơ quan khác). Nhưng sẽ phân định rất rõ phần việc nào của Nhà nước, doanh nghiệp.

Trước băn khoăn của Đại biểu Quốc hội về hoạt động của Petrovietnam trong Luật, đại biện Bộ Công Thương khẳng định Bộ đã cân nhắc kỹ và thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của tập đoàn (thể hiện tại điều 53, điều 54) chỉ liên quan đến thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao, chứ không phải thực hiện các nhiệm vụ chung. Trong vai trò nhà thầu thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoàn toàn bình đẳng so với các nhà đầu tư khác.

Xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) chặt chẽ, minh bạch
Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Luật Dầu khí (sửa đổi) sẽ giải quyết những vấn đề tồn tại, giúp ngành dầu khí Việt Nam phát triển

Bổ sung làm rõ thêm vấn đề này trong kết luận Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Bảo – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ghi nhận các ý kiến đóng góp trực tiếp cho dự thảo luật. Điểm lại các nội dung trao đổi chính, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thông tin rõ hơn đến các Đại biểu Quốc hội về đề lựa chọn nhà đầu tư đặc biệt. Theo ông Bảo, việc lựa chọn nhà đầu đặc biệt (chỉ định thầu) đã cân nhắc đến tính chủ động trong lựa chọn nhà đầu tư và xác định ưu tiên đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng khi thực hiện lựa chọn nhà thầu đặc biệt.

Về vai trò pháp lý của Petrovietnam trong Luật Dầu khí (sửa đổi), theo ông Bảo, vấn đề này đã được đề cập trong luật cũ. “Petrovietnam đại diện vai trò của nhà nước để thực hiện pháp luật dầu khí, hoạt động này phục vụ cho hoạt động dầu khí chứ không phải phục vụ cho tập đoàn dầu khí Việt Nam, là hoạt động do Chính phủ ủy quyền. Còn lại Petrovietnam hoạt động như những doanh nghiệp khác”, ông Bảo nhấn mạnh.

“Luật Dầu khí (sửa đổi) khi hoàn thiện sẽ giải quyết được những vấn đề tồn tại, giúp ngành dầu khí của Việt Nam phát triển; gắn liền với sự phát triển và tạo điều kiện cho tập đoàn dầu khí Việt Nam có thể đáp ứng được các nhiệm vụ chính trị trong thời gian tới”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh.

Vũ Lê - Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Rạng sáng 18/11 (theo giờ Việt Nam), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.
Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Ngày 17/11, tại Brazil, trong hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil là biểu tượng đặc biệt về sự gắn kết hai nước Việt Nam - Brazil.
Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng đầu của Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực tiềm năng: Hàng không vũ trụ, chuyển đổi số, phân phối hàng Việt.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Chiều 17/11, tại TP Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Tác giả Trịnh Minh Phết có bài viết với tựa đề "Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển".
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

(Chinhphu.vn) - Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Tối 16/11, tại Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại đây.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường đã rời thủ đô Lima, kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Ngày 16/11, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản.
Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Sáng 16/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Lima của Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tối 16/11, tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).
Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Ngày 15/11 theo giờ địa phương, tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Chiều 16/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường 1, tỉnh Cà Mau.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Từ ngày 15/11, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ kiêm thêm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Chiều 15/11 (giờ địa phương), tại Peru, Chủ tịch nước Lương Cường gặp Tổng thống Indonesia, Trưởng Đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) và Thủ tướng New Zealand.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20.
Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời

Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời

Sáng 15/11 (giờ địa phương), tại Peru, Chủ tịch nước đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Chương trình "Hồ Chí Minh-Hành trình khát vọng 2024".
Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Văn phòng Chính phủ ra văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc xử lý kiến nghị của Quảng Trị tại buổi làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Chiều 15/11 Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu trên toàn quốc nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động