Công nghệ đốt rác thông minh: Lời giải cho “bài toán” xử lý chất thải rắn Xử lý chất thải rắn công nghiệp cần ưu tiên tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất |
Để triển khai thống nhất, đồng bộ và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 41/CT-TTg, Bộ TN&MT sẽ tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản có nội dung liên quan đến quản lý CTR; xây dựng, hoàn thiện và ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, các quy định về phương pháp định giá dịch vụ xử lý rác thải; hướng dẫn kỹ thuật về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn.
Hàng chục nghìn tấn chất thải rắn thải ra môi trường mỗi ngày |
Dự kiến vào tháng 10/2021, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó bao gồm các nội dung liên quan đến quản lý CTR; quy định về phương pháp định giá dịch vụ xử lý rác thải; tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý rác thải.
Là địa phương có lượng CTR sinh hoạt lớn trong cả nước (7.000 tấn/ngày), Hà Nội cũng định hướng trong giai đoạn 2021-2025 đẩy mạnh xử lý rác thải áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến. Để hiện thực hóa mục tiêu, thành phố đã ban hành 5 tiêu chí chính, 5 tiêu chí phụ lựa chọn nhà đầu tư quản lý, xử lý rác thải, đáng chú ý có những tiêu chí cao để việc áp dụng công nghệ hiện đại đạt hiệu quả như: Có năng lực về tài chính, kinh nghiệm xử lý rác thải; có công nghệ đốt phát điện tiên tiến hiệu quả; đã có nhà máy xây dựng ở Việt Nam hay trên thế giới có hiệu quả...
Hiện nay, Hà Nội đã có 2 dự án nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao được thành phố chấp thuận đầu tư và đang đôn đốc hoàn thành là: Nhà máy đốt rác phát điện công suất 4.000 tấn/ngày - đêm tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, vận hành trong năm 2021; Nhà máy đốt rác phát điện công suất 1.500 tấn/ngày - đêm tại Khu xử lý CTR Xuân Sơn, dự kiến vận hành từ tháng 4/2023.
Tuy nhiên theo phản ánh của nhiều địa phương, Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 40/2019/NÐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường đã quy định rõ trách nhiệm của chủ phát thải nguồn thải CTR sinh hoạt phải thực hiện việc phân loại tại nguồn, nhưng phần lớn CTR sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn; việc xử lý chủ yếu vẫn bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chiếm 98% tổng lượng CTR thu gom và xử lý bằng phương pháp đốt không phát điện chiếm khoảng 2%.
Theo ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên môi trường đô thị Hà Nội, thành phố hiện thiếu cơ sở hạ tầng dành cho việc duy trì vệ sinh môi trường như trạm trung chuyển, điểm cẩu rác. Đến nay, thành phố mới có 3 trạm trung chuyển, chuyển tải CTR sinh hoạt cỡ vừa và nhỏ… Bên cạnh đó, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn chưa được thực hiện đồng đều, gây gánh nặng cho thu gom, vận chuyển và xử lý...