Thứ hai 12/05/2025 13:37

Uống nhiều rượu bia tăng nguy cơ đột quỵ trong mùa lạnh đối với người cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp là bệnh lý tim mạch có tỷ lệ người mắc tương đối cao và có xu hướng ngày càng tăng.

Thời tiết lạnh làm ảnh hưởng đến huyết áp. Đặc biệt uống rượu khi nhiệt độ thấp càng dễ gây các cơn tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ não.

Uống nhiều rượu bia tăng nguy cơ đột quỵ trong mùa lạnh

Thời tiết lạnh ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?

Nhiệt độ lạnh giá của mùa đông có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của nhiều bệnh lý mạn tính, đặc biệt là tăng huyết áp. Khi nhiệt độ ngoài trời bắt đầu giảm, mức huyết áp của những người đang phải đối mặt với vấn đề tăng huyết áp sẽ tăng vọt.

Do thời tiết lạnh làm thu hẹp các mạch máu và động mạch. Các bộ phận chức năng cần nhiều lực hơn để vận chuyển máu đến các bộ phận khác của cơ thể. Kết quả là huyết áp tăng lên. Đột quỵ hay xảy ra trong mùa lạnh do khi cơ thể bị nhiễm lạnh gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ.

Huyết áp cũng có thể bị ảnh hưởng do sự thay đổi đột ngột của thời tiết như độ ẩm, áp suất khí quyển, mây che phủ hoặc gió. Sự thay đổi huyết áp liên quan đến thời tiết phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi và làm tăng nguy cơ đau tim và các vấn đề về tim.

Tăng huyết áp khi uống rượu

Theo các chuyên gia tim mạch, thường xuyên uống rượu có thể làm tăng huyết áp ngay cả ở người không bị tăng huyết áp. Đối với người bệnh tăng huyết áp, lạm dụng rượu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân do rượu làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại làm huyết áp tăng lên. Khi huyết áp tăng cao sẽ dẫn đến những biến chứng tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Các nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng cho thấy, ngay cả ở những người trưởng thành không bị tăng huyết áp, chỉ số huyết áp có thể tăng mạnh hơn theo thời gian khi số lượng đồ uống có cồn hàng ngày tăng lên.

Ở cả mức độ tiêu thụ rượu thấp cũng có liên quan đến sự gia tăng huyết áp dẫn đến nguy cơ mắc các biến cố tim mạch cao hơn.

Lạm dụng rượu bia cũng là một trong những yếu tố dẫn đến các rối loạn chuyển hóa mỡ, đường, acid uric, tăng cân, béo bụng… Những nguyên nhân này cũng làm huyết áp tăng lên.

Vào mùa đông, uống quá nhiều rượu có thể khiến cơ thể mất nhiệt nhanh chóng. Nó làm giảm nhiệt độ cốt lõi của cơ thể, khiến bạn cảm thấy lạnh hơn. Do đó, mạch máu sẽ bị thu hẹp và huyết áp có nguy cơ tăng cao lên rất nguy hiểm.

Theo ThS.BS Nguyễn Thu Huyền, Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện 19-8, khi thời tiết lạnh sẽ làm tăng tiết catecholamine trong máu khiến mạch máu co lại, tăng áp lực trong lòng mạch dẫn đến tăng huyết áp và và tăng nhịp tim.

Khi uống rượu, bia các mạch máu sẽ giãn ra và nếu ra ngoài gặp thời tiết lạnh sẽ làm co mạch gây các cơn tăng huyết áp dễ dẫn đến đột quỵ não. Vì vậy người bệnh tăng huyết áp nên kiêng uống rượu bia.

Cách bảo vệ huyết áp trong mùa lạnh

Để bảo vệ sức khỏe và duy trì huyết áp ổn định trong mùa lạnh, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh tăng huyết áp cần theo dõi huyết áp thường xuyên, phải tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định, đặc biệt là những người có các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, tim mạch…

Cần phải giữ ấm cơ thể bằng cách mặc ấm ngay cả khi ở trong nhà. Tránh ra ngoài trời lạnh đột ngột vào lúc sáng sớm hoặc quá khuya, không tắm quá muộn sau 9h tối. Ngủ trong phòng đủ ấm, kín gió.

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất. Lưu ý không ăn mặn, tăng cường ăn rau xanh, quả tươi; Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Đặc biệt nên kiêng hoặc hạn chế tối đa uống rượu bia và không hút thuốc lá… Thay vào đó nên sử dụng các loại nước khoáng, nước trái cây…

Chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe, bất cứ khi nào xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó nói, tức ngực, yếu chân tay… cần kiểm tra huyết áp ngay và thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí can thiệp kịp thời và đúng cách.

Minh Dũng
Bài viết cùng chủ đề: tăng huyết áp

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa