Ước mơ trở thành nghệ sỹ múa của cô bé mồ côi dân tộc Mông Thò Thị Dính

Mồ côi cha, mẹ bỏ đi không rõ tung tích, từ nhỏ cô bé dân tộc Mông - Thò Thị Dính (Đồng Văn,tỉnh Hà Giang) vẫn luôn nuôi dưỡng ước mở trở thành nghệ sỹ múa.
Đồng bào dân tộc Mông ở Sà Phìn (Hà Giang) phát triển kinh tế nhờ chính sách dân tộc Sắc màu văn hóa dân tộc Mông tại Hà Nội

Trở thành những đứa trẻ mồ côi từ khi còn quá nhỏ, ba chị em Thò Thị Dính, Thò Mí Và và Thò Thị Xúa ở xã Má Lé, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang được các cán bộ chiến sỹ Đồn biên phòng Lũng Cú - Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đón về nuôi dưỡng theo mô hình “Nâng bước em đến trường - Con nuôi đồn Biên phòng”.

Gặp em Thò Thị Dính vào một ngày cuối tuần cuối tháng 9 tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Đồng Văn, tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi trước mắt tôi là một cô bé hết sức xinh đẹp và hoạt bát với nụ cười tỏa sáng.

Ước mơ trở thành nghệ sỹ múa của cô bé mồ côi dân tộc Mông Thò Thị Dính
Em Thò Thị Dính luôn ước mơ trở thành nghệ sỹ múa

Sinh năm 2005, năm nay, em Dính học lớp 12, có lẽ với niềm yêu thích múa nên ngay từ khi đi học THCS em Dính đã tham gia đội văn nghệ của nhà trường và được các thầy cô trong trường cũng như các “bố nuôi” tại Đồn biên phòng ủng hộ, động viên và tạo điều kiện để em nuôi dưỡng, theo đuổi ước mơ của mình.

Thò Thị Dính chia sẻ, bố mất sớm mẹ bỏ đi, cả ba chị em con được các chú bộ đội Đồn biên phòng Lũng Cú đón về chăm sóc, nuôi dưỡng. Các em được đi học, đến trường cùng với các bạn bè, tối đi học về được các chú kèm dạy thêm, quan tâm chăm lo như con ruột. Vào cấp 3 học tập và sinh hoạt tại trường, con có thêm nhiều bạn bè và được các thầy cô giúp đỡ, yêu thương.

Nói về ước mơ của mình em Dính tâm sự: Dân tộc Mông có nhiều nét văn hóa đặc sắc trong đó múa là một nét văn hóa riêng và con ước mơ sau này trở thành diễn viên múa. Qua đó, con có thể góp phần đưa văn hóa dân tộc Mông tới cộng đồng xã hội.

"Sang năm con tốt nghiệp lớp 12, con mong muốn được vào học tại Trường Đại học văn hóa Nghệ thuật Quân đội, sau này trở về Hà Giang mong muốn quảng bá rộng hơn nữa văn hóa của dân tộc Mông ”- em Thò Thị Dính bày tỏ.

Ước mơ trở thành nghệ sỹ múa của cô bé mồ côi dân tộc Mông Thò Thị Dính
Thầy Đặng Quốc Hoàng Huân chia sẻ về công tác phối hợp giữa nhà trường và Đồn biên phòng đối với các em thuộc chương trình con nuôi Đồn biên phòng

Nhận xét về cô bé Thò Thị Dính, thầy Đặng Quốc Hoàng Huân – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Đồng Văn cho biết: Hiện tại nhà trường đang có 4 trường hợp là con nuôi của các Đồn Biên phòng trên địa bàn huyện Đồng Văn, trong đó có em Thò Thị Dính. Trong những năm qua nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với các Đồn biên phòng tại địa phương quan tâm các cháu từ việc học hành đến nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên về tình cảm. Khi biết ước mơ của Dính yêu thích múa, nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên đã tạo điều kiện cho con tham gia Đội Văn nghệ của nhà trường, qua đó giúp con phát triển và nuôi dưỡng ước mơ của mình.

Đại úy Lò Ngọc Quý - Chính trị viên phó - Đồn biên phòng Lũng Cú (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) - cho biết: Thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn biên phòng” do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động, ngay sau khi có chỉ đạo Đồn biên phòng Lũng Cú đã phối hợp với gia đình, địa phương, nhà trường tổ chức rà soát các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn, sau đó đơn vị đã tổ chức đưa ba chị em Thò Thị Dính về làm con nuôi của Đồn biên phòng, cháu lớn là Thò Thị Dính sinh năm 2005, cháu thứ 2 là Thò Mí Và sinh năm 2008 và cháu thứ 3 là Thò Thị Xúa sinh năm 2012.

Đại úy Lò Ngọc Quý cho hay, sau khi đưa các con về Đồn, Đảng ủy, Ban chỉ huy đơn vị rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phân công đồng chí chỉ huy đơn vị phụ trách, thành lập Tổ chăm sóc các con. Tổ có nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc, quản lý, dạy dỗ, cũng như hướng dẫn, kèm cặp giúp đỡ các con trong học tập và sinh hoạt hàng ngày tại Đồn.

Thời gian đầu các con chưa quen sinh hoạt trong môi trường quân đội, nhưng với sự yêu thương chăm sóc của các “bố nuôi” là các cán bộ, chiến sỹ tại đồn, các con đã dần thích nghi, chúng tôi cũng đã bố trí các đồng chí cán bộ có kinh nghiệm, trình độ, năng lực tốt để dạy kèm các con củng cố phần kiến thức”- Đại úy Lò Ngọc Quý cho biết thêm.

Ngoài học tập, Đồn biên phòng Lũng Cú còn tổ chức cho các con tham gia các hoạt động cùng cán bộ, chiến sĩ của đơn vị, như: Lao động, tăng gia sản xuất, rèn luyện thể lực, dọn vệ sinh, mục đích là để hình thành cho các con thói quen tự lập, có kỹ năng trong cuộc sống, phục vụ cho chính cuộc sống của các con sau này.

Nói về ước mơ của cháu Lò Thị Dính, Đại úy Lò Ngọc Quý cũng mong muốn cháu có thể phát triển ước mơ của mình trong môi trường đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp. “Cháu có nguyện vọng tham gia chuyên ngành nghệ thuật, đối với hoàn cảnh của cháu như hiện tại mặc dù được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Đội biên phòng, tuy nhiên nếu học các trường nghệ thuật dân sự thì chi phí sẽ cao và khả năng cháu sẽ không có nhiều cơ hội tham gia học tập, chúng tôi mong muốn các đơn vị, các cấp tạo điều kiện hỗ trợ cháu có cơ hội vào trường Nghệ thuật Quân đội sau khi học xong cấp 3”- Đại úy Lò Ngọc Quý cho hay.

(Hình phỏng vấn Đại úy Lò Ngọc Quý )

Đã từng có câu nói “Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống”, với Thò Thị Dính, sinh ra và lớn lên tại vùng cao biên giới - điểm cực Bắc của Tổ quốc (xã Má Lé, huyện Đồng Văn), nơi mà hộ nghèo và cận nghèo chiếm đến 50%. Trong điều kiện, hoàn cảnh đó, nhận thức của nhiều bậc phụ huynh không đồng đều, nhiều gia đình ít quan quan tâm đến việc học chữ của con em mình, không tạo được động lực để các cháu vươn lên trong học tập, thậm chí phải bỏ học giữa chừng để phụ giúp bố mẹ trong cuộc sống hàng ngày.

Được học hành và ước mơ có một nghề nghiệp mình yêu thích tưởng chừng đóng lại trước mắt các em khi các em là những đứa trẻ mồ côi, nhưng cơ hội lại mở ra nhờ Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi Đồn Biên phòng”. Giờ đây em Thò Thị Dính lại bùng cháy lên ước mơ của mình - Ước mơ trở thành nghệ sỹ múa hết sức bình dị đối với nhiều người nhưng với em thật không dễ dàng.

Ước mơ đó của em Dính mong rằng tiếp tục được các cấp, các ngành và đặc biệt Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội quan tâm, giúp đỡ em và đón nhận em vào học tập sau khi em tốt nghiệp lớp 12. Qua đó, góp phần lan tỏa nghĩa tình, phẩm chất tốt đẹp của người lính “Bộ đội Cụ Hồ” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thu Hường - Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: cô bé dân tộc Mông Thò Thị Dính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 'bắt tay' với trường đại học đào tạo phát triển nhân tài số

Khoảng 700 sinh viên xuất sắc đã được lựa chọn tham gia chương trình tìm kiếm, nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân tài số Viettel Digital Talent.
Trao giải cuộc thi viết

Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024

Sáng 22/11/2024, tại Hà Nội, lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” diễn ra trang trọng, đầy cảm xúc.
Việt Nam đứng đầu các quốc gia ASEAN về số sinh viên theo học tại Hoa Kỳ

Việt Nam đứng đầu các quốc gia ASEAN về số sinh viên theo học tại Hoa Kỳ

Số sinh viên Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng Hoa Kỳ tiếp tục tăng, đạt 22.066 sinh viên trong năm học 2023-2024.
Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Aspire Hub, tổ chức giáo dục hàng đầu đến từ Singapore đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam.
Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Với ý tưởng sáng tạo, các em học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã tạo ra những bộ trang phục tái chế độc đáo nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Nhờ đầu tư cho cơ sở hạ tầng số hóa, ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học, HUIT đã xây dựng được môi trường học tập hiện đại, phù hợp với nhu cầu thực tế.
Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp đã thực hiện nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo.
Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Toàn ngành giáo dục Bắc Giang đã thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo đà cho giáo dục mũi nhọn có bước tiến mới.
Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Tại lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đã chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện cần thiết phục vụ công tác đào tạo cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Gắn kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp đã và đang góp phần giúp Trường Đại học Điện lực (EPU) đạt mục tiêu đào tạo theo hướng ứng dụng.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Hãy can đảm và tốt bụng! Phép màu sẽ đến! là chủ đề đầy ấn tượng trong Đại nhạc hội Hoa Tháng Năm lần thứ 12 của Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm.
Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, đổi mới tư duy, hiện các cơ sở đào tạo ngành Công Thương từng bước đáp ứng yêu cầu về đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Từng đi qua 40 quốc gia nhưng Jay Gray đến với Hà Tĩnh (Việt Nam) làm nơi để dạy học miễn phí, đam mê cắt cỏ dọn dẹp môi trường.
Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Với 30,26% tỷ lệ đại biểu Quốc hội là nữ giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

LS Electric Việt Nam vừa tài trợ trang thiết bị hơn 604 triệu đồng phục vụ đào tạo ngành công nghệ điện cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH).
Cô giáo mang tuổi xuân

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ngày qua ngày, cô giáo 9X Dương Diệu Phương vẫn thầm lặng trong công việc "trồng người", vun đắp, ươm mầm tri thức cho những học trò nhỏ nơi đảo xa.
Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Lễ ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện “Cùng em đến trường” hỗ trợ học sinh nghèo "Viết tiếp ước mơ" giai đoạn 2025-2028 diễn ra chiều 18/11.
Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Sáng 18/11 tại Hà Nội, Trường Đại học Điện lực (EPU) đã tổ chức Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2024.
Cô giáo 20 năm

Cô giáo 20 năm 'trồng người' nơi sóng nước cực Nam Tổ quốc

Cô giáo Nguyễn Thị Duyên là một trong 60 giáo viên được vinh danh trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024.
Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình

Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình ''Cổng trường bình yên''

Ban Thường vụ Thành đoàn Đà Nẵng phối hợp cùng Ban ATGT thành phố tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả các đội hình triển khai mô hình “Cổng trường bình yên”.
Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Trường THPT Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) vinh dự đón nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân dịp kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển.
Lễ trao tặng danh hiệu

Lễ trao tặng danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú': Tôn vinh những 'người gieo chữ'

Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ trao tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú" và tuyên dương các Nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại Hà Nội.
Đà Nẵng: Tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu và học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện

Đà Nẵng: Tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu và học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện

Thành Đoàn Đà Nẵng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tuyên dương 'Nhà giáo trẻ tiêu biểu', 'Học sinh 3 tốt' và 'Học sinh 3 rèn luyện'.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động