Ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại: Ngành gỗ đã sẵn sàng

Gỗ là một trong những mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu hàng đầu, nhưng cũng thường xuyên đối diện với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.
Doanh nghiệp xuất khẩu thắng nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại Hoa Kỳ gia hạn xem xét khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại ống thép từ Việt Nam Truyền thông trong phòng vệ thương mại: "Tấm khiên" hữu hiệu

Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.

Liên tiếp gần đây, sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu bị nhiều quốc gia khởi xướng, ông có đánh giá gì về vấn đề này?

Hiện nay sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong hai năm 2020 - 2021 đại dịch bùng phát, dù gặp nhiều khó khăn song tăng trưởng xuất khẩu gỗ vẫn rất tích cực. Riêng 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2021. Khi hàng hóa thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế thì chắc chắn không thể tránh khỏi các hàng rào về bảo hộ mậu dịch. Mặt khác, hiện đang có xu thế bảo hộ của các quốc gia, nhằm bảo vệ lợi ích ngành sản xuất trong nước, thông qua việc tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, như: Hoa Kỳ, châu Âu, Canada, Úc... Do đó, nguy cơ gia tăng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối sản phẩm gỗ, tôi cho rằng là điều rất bình thường.

Ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại: Ngành gỗ đã sẵn sàng

Ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam

Trên thực tế, nhiều sản phẩm gỗ xuất khẩu của chúng ta đã bị nước ngoài khởi xướng điều tra và áp dụng thuế phòng vệ thương mại, như: Sản phẩm gỗ dán xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc đang bị áp thuế trên 10%; ghế bọc đệm xuất khẩu sang Canada cũng phải chịu mức thuế trên 100%. Đặc biệt, thị trường Hoa Kỳ hiện chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã liên tiếp khởi xướng các vụ việc điều tra, trong đó tập trung nhóm sản phẩm tủ bếp, bàn trang điểm và các bộ phận để lắp ráp. Mới đây, gỗ dán và tủ gỗ – một sản phẩm rất quan trọng của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đang bị Hoa Kỳ điều tra.

Các vụ việc được Hoa Kỳ nêu lý do rằng, sản phẩm Việt Nam có dấu hiệu sử dụng các bộ phận nhập khẩu từ thị trường thuộc phạm vi áp dụng của biện pháp phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ đang áp dụng, sau đó lắp ráp hoàn thiện tại Việt Nam và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.Các vụ việc đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang thị trường này, trước tình hình đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cùng với các doanh nghiệp, Bộ Công Thương tích cực gửi ý kiến phản biện tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ, đưa ra nhiều bằng chứng, căn cứ để chứng minh sản phẩm mà chúng ta đang xuất khẩu đảm bảo các yêu cầu, cũng như tuân thủ chặt chẽ các quy định của thị trường.

Trước các nguy cơ về điều tra của thị trường, theo ông cần cải thiện nhận thức của doanh nghiệp để ứng phó, tránh các thiệt hại?

Chúng ta phải thừa nhận năng lực ứng phó phòng vệ thương mại của doanh nghiệp nói chung và ngành gỗ nói riêng vẫn còn hạn chế. Trong ngành gỗ, hiện chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn đã ý thức rõ đây là vấn đề quan trọng, quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp, còn hầu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quan tâm tới các yếu tố, quy định về phòng vệ thương mại của các thị trường xuất khẩu, trong khi sản phẩm gỗ là mặt hàng rất nhạy cảm liên quan đến môi trường, đa dạng sinh học.

Ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại: Ngành gỗ đã sẵn sàng

Triển khai nhiều giải pháp để xuất khẩu gỗ bền vững

Trong bối cảnh bảo hộ gia tăng, tôi cho rằng, doanh nghiệp phải xác định rằng, không ai có thể làm thay mình khi tiếp cận thị trường quốc tế, do đó, khi đã quyết tâm ra biển lớn phải sẵn sàng đối diện “sóng gió”; trong quá trình sản xuất, kinh doanh cần phải nghe ngóng, xem xét, nắm bắt những diễn biến từ bên ngoài để chủ động đưa ra giải pháp ứng phó kịp thời hơn.

Đến nay, ông đánh giá như thế nào về hiệu quả hỗ trợ của cơ quan quản lý, nhất là Bộ Công Thương trong việc ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại từ nước ngoài?

Bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề phòng vệ thương mại là hết sức quan trọng. Thời gian qua, chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, cụ thể là Cục Phòng vệ thương mại đã đồng hành với ngành gỗ trước các vụ việc phòng vệ thương mại. Trong nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của ngành gỗ, nhất là các vụ điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếng nói từ Bộ Công Thương đã đóng vai trò quan trọng, góp phần bảo vệ được lợi ích cho hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, hệ thống cảnh báo sớm Bộ Công Thương rất hữu ích, có ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Nhiều vụ việc của ngành gỗ đã nhận được cảnh báo sớm và kịp thời ứng phó hiệu quả.

Trước xu thế bảo hộ gia tăng trong khi ngành gỗ đang đẩy mạnh xuất khẩu, do vậy ngoài sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài trong việc cập nhật thông tin về các thị trường, nhu cầu xuất nhập khẩu cũng như cảnh báo sớm các biện pháp phòng vệ thương mại.

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng chiến lược phát triển ngành Công Thương.
Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Bệ phóng chuyển đổi số: Đột phá đào tạo nhân lực ngành Công Thương

Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, Bộ Công Thương không ngừng nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.
Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Phân bón là một trong những ngành tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đã mang lại những kết quả nhất định.

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Luật Điện lực (sửa đổi) mở đường cho các cơ chế pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn; khuyến khích đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo.
Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Một trong những tiêu chí để được xuất hàng sang châu Âu mà doanh nghiệp cần ghi nhớ đó là thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai 15 năm, mang lại hiệu quả tích cực trong việc khẳng định sự vươn mình của hàng Việt.
Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân hiện nay rất đa dạng, tuy nhiên theo ông Lê Đại Diễn, Việt Nam nên sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.
Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành Công Thương.
TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Theo chuyên gia năng lượng, TS Hà Đăng Sơn, Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ giúp khơi thông các điểm nghẽn pháp lý trong phát triển điện lực ở Việt Nam.
Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Chuyển đổi số ngành Công Thương đang được đẩy mạnh với mục tiêu nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức nhưng công tác đào tạo vẫn gặp nhiều thách thức.
Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Trong quá trình chuyển đổi số, Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực số và thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức để bắt kịp xu thế.
Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa phải tạo nên những đột phá, để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận.
Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, loạt giải pháp của Bộ Công Thương giúp người tiêu dùng ưa thích hàng Việt Nam.
Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Cổng FTAP đã trở thành một địa chỉ cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Việc nghiên cứu và triển khai điện hạt nhân tại Việt Nam, tái khởi động các dự án được xem là chiến lược hết sức quan trọng.
Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ về thách thức và cơ hội, đồng thời đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Tài chính xanh đang trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam, với những cam kết mạnh mẽ và giải pháp thiết thực cho tương lai.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

Khung pháp lý về tài chính xanh vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc triển khai các sản phẩm và dịch vụ liên quan...

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Tài chính xanh có vai trò then chốt trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam, hỗ trợ mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Với mức giảm giá đến 100%, Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ dịp cuối năm và Tết 2025.
Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Di sản văn hóa không chỉ là ký ức, mà là sức mạnh sống động giúp định hình bản sắc, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Bộ Công Thương chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động