Ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại: Giảm rủi ro, tăng lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu

Xu hướng bảo hộ gia tăng, hàng hóa Việt Nam ngày càng đối diện nhiều hơn với các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ nước ngoài.
Cảnh báo sớm về điều tra phòng vệ thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp Phòng vệ thương mại của Việt Nam thực hiện công bằng, công khai, minh bạch

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã đồng hành, thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, ngành hàng ứng phó hiệu quả.

Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp kháng kiện

Với chủ trương đúng đắn của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu đã trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh qua từng năm; nếu như năm 2001 mới đạt hơn 30 tỷ USD, năm 2011 đã lên tới 200 tỷ USD; 730,2 tỷ USD năm 2022. Xuất khẩu của nước ta đã tăng từ mức 15 tỷ USD vào năm 2001 lên hơn 96 tỷ USD năm 2011 và đạt 371,30 tỷ USD vào năm 2022.

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh đồng nghĩa phải đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) của nước ngoài. Bộ Công Thương cho biết, tính đến tháng 10/2023, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 234 vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài từ 24 thị trường. Các mặt hàng bị điều tra tương đối đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như tủ gỗ, gỗ dán, pin năng lượng mặt trời, tôm, cá tra, ca basa, máy xịt rửa áp lực cao… đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, giấy bọc thuốc lá, hạt nhựa EPS, mật ong…

Ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại: Giảm rủi ro, tăng lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu
Bộ Công Thương đang tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chủ động ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại. Ảnh: TTXVN

Việc các nước gia tăng điều tra PVTM đối với hàng hóa Việt Nam trong thời gian gần đây do một số nguyên nhân.

Thứ nhất, cùng với việc nước ta tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, xuất khẩu nhiều mặt hàng đang trên đà tăng trưởng mạnh.

Thứ hai, đại dịch Covid-19 và tình hình chính trị phức tạp trên thế giới đã tác động đến các nền kinh tế, khiến nhiều ngành sản xuất tại các quốc gia phải thu hẹp hoạt động, cắt giảm nhân lực trong khi thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp. Điều này buộc các quốc gia phải tăng cường sử dụng biện pháp PVTM để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Thứ ba, việc tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực khiến Việt Nam trở thành quốc gia thường xuyên bị điều tra chung với một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ… là các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn, thường xuyên bị điều tra PVTM hoặc bị nghi ngờ chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh thuế PVTM đối với các nước này.

Bộ Công Thương nêu rõ, việc hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra PVTM nước ngoài hơn là một hệ quả tất yếu khi tăng cường tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều biến động. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM ở mức cao sẽ có những tác động tiêu cực như giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải bố trí thời gian và nguồn lực để xử lý, thuê tư vấn pháp lý đáp ứng các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài, dẫn đến tăng gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.

Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu xử lý hiệu quả vụ việc PVTM nước ngoài thông qua những hoạt động đa dạng như: Cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra PVTM để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch xử lý; trao đổi kịp thời với hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin cập nhật, giúp doanh nghiệp nắm được diễn biến vụ việc.

Đồng thời, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động như sớm tiếp cận với các doanh nghiệp trong những ngành có nguy cơ và/hoặc bị điều tra, áp dụng biện pháp PVTM để cung cấp thông tin, giúp doanh nghiệp hiểu được quy định, yêu cầu và quy trình điều tra.

Bộ Công Thương cũng trực tiếp can thiệp, trao đổi với cơ quan điều tra PVTM của nước ngoài khi nhận thấy các cáo buộc không có cơ sở hoặc phát hiện trong hoạt động và kết luận điều tra có điểm chưa phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nếu biện pháp PVTM của nước ngoài có dấu hiệu vi phạm các quy định của WTO, Bộ Công Thương xem xét đưa vấn đề ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

Tính đến nay, Việt Nam đã tiến hành khiếu nại 5 biện pháp PVTM của nước ngoài ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó, có 4 vụ việc đã có phán quyết với kết quả tích cực cho Việt Nam.

Trong các khuôn khổ thích hợp, Bộ Công Thương cũng đề nghị các quốc gia xem xét công nhận nền kinh tế thị trường (KTTT) cho Việt Nam để trong các vụ việc điều tra PVTM, cơ quan điều tra nước ngoài không lựa chọn nước thay thế, sử dụng giá trị thay thế của nước ngoài để tính biên độ phá giá cho doanh nghiệp Việt Nam, dẫn đến mức thuế cao cho doanh nghiệp. Tính đến nay, Việt Nam đã được 72 quốc gia trên thế giới công nhận nền KTTT, đặc biệt, có các nền kinh tế lớn như Anh, Úc…

Với các nỗ lực của Chính phủ, theo Bộ Công Thương, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về PVTM đang dần được nâng cao. Một số ngành, doanh nghiệp đã xác định được điều tra PVTM là hoạt động bình thường trong thương mại quốc tế, do đó, chủ động xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài.

Mặt khác, ta cũng ghi nhận nhiều vụ việc Việt Nam thành công trong việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nhờ đó, doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế PVTM hoặc bị áp thuế ở mức thấp so với cáo buộc ban đầu hoặc so với các nước khác cùng bị áp thuế, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Một số kết quả đạt được trong năm 2022 và đầu năm 2023, điển hình như Hoa Kỳ kết luận thép dây không gỉ Việt Nam không lẩn tránh thuế PVTM đang áp dụng với Hàn Quốc; một số sản phẩm ống thép không lẩn tránh thuế PVTM đang áp dụng với Đài Loan (Trung Quốc), doanh nghiệp pin mặt trời lớn của Việt Nam không lẩn tránh thuế và miễn thuế tạm thời với mặt hàng này, Chính phủ Việt Nam không trợ cấp đối với doanh nghiệp xuất khẩu lốp xe được rà soát trong năm 2021; Ấn Độ dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá với thép mạ hợp kim nhôm kẽm của Việt Nam; Úc chấm dứt thuế chống bán phá giá với nhôm định hình và chấm dứt điều tra chống bán phá giá amoni nitrat…

Đẩy mạnh cảnh báo từ sớm, từ xa

Thời gian qua, nhằm bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương đẩy mạnh thực hiện Đề án xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về PVTM (Đề án 316); Đề án Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ (Đề án 824) của Chính phủ. Trong đó, Bộ Công Thương đã và đang theo dõi biến động xuất khẩu của 41 mặt hàng, riêng trong năm 2023, đã đưa ra danh sách cảnh báo gồm 18 mặt hàng để thông tin cho các cơ quan chức năng, hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác có sự chuẩn bị, ứng phó với vụ kiện.

Theo ghi nhận của Bộ Công Thương, thông qua công tác cảnh báo sớm, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã chủ động ứng phó với các biện pháp PVTM của nước ngoài. Bộ Công Thương đã sớm tiếp cận với doanh nghiệp trong ngành để cung cấp thông tin, giúp doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra; các công việc doanh nghiệp cần thực hiện; kịch bản có thể xảy ra. Nhờ đó, doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị để đáp ứng đầy đủ, chính xác nhất các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài.

Nhằm giúp doanh nghiệp và hiệp hội hiểu rõ hơn về quy định điều tra chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh biện pháp PVTM, Bộ Công Thương đã phối hợp với các hiệp hội ngành hàng tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề để phổ biến các quy định về xuất xứ, quy định về PVTM đến doanh nghiệp trong ngành nhằm ngăn chặn từ đầu những hành vi khai báo thông tin không chính xác và việc tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng, xu thế sử dụng các biện pháp PVTM ngày càng gia tăng, đây sẽ là áp lực lớn cho cả doanh nghiệp và Chính phủ thời gian tới. Vì thế, Bộ Công Thương xác định, công tác hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với các biện pháp PVTM từ các quốc gia tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển các thị trường xuất khẩu.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm để giảm thiểu tác động của biện pháp PVTM đến kết quả xuất khẩu.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành Công Thương: Nhận diện nguy cơ ô nhiễm, chủ động giải pháp ứng phó

Ngành Công Thương: Nhận diện nguy cơ ô nhiễm, chủ động giải pháp ứng phó

Để đáp ứng yêu cầu quản lý về môi trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương chủ động nhận diện nguy cơ ô nhiễm, có giải pháp ứng phó kịp thời.
Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.
Diễn đàn kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng

Diễn đàn kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng

Sáng nay 12/12/2023 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng.

Tin cùng chuyên mục

Cấp điện nông thôn miền núi, hải đảo 2021- 2025: Tạo xung lực cho phát triển kinh tế các địa phương

Cấp điện nông thôn miền núi, hải đảo 2021- 2025: Tạo xung lực cho phát triển kinh tế các địa phương

Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo đã mang điện quốc gia đến cho người dân vùng khó khăn, đóng góp vào tăng trưởng chung của các địa phương.
Bộ Công Thương: Tích cực, chủ động trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương: Tích cực, chủ động trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đã tích cực triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật…
Bộ Công Thương: Đảm bảo cao nhất công tác cấp điện năm 2024

Bộ Công Thương: Đảm bảo cao nhất công tác cấp điện năm 2024

Ở một số thời điểm nắng nóng năm 2024, miền Bắc vẫn có khả năng thiếu điện, đảm bảo cao nhất cấp điện cho sản xuất và đời sống nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm.
Bộ Công Thương: Nỗ lực tạo bệ đỡ cho công nghiệp hỗ trợ “cất cánh”

Bộ Công Thương: Nỗ lực tạo bệ đỡ cho công nghiệp hỗ trợ “cất cánh”

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tiếp tục hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh theo hướng minh bạch, công bằng

Tiếp tục hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh theo hướng minh bạch, công bằng

Hiện thị trường điện cạnh tranh (cấp độ 3) đã được phê duyệt, tuy nhiên cần hoàn thiện một số chính sách để thị trường bán lẻ điện cạnh tranh có thể vận hành.
Điểm sáng thương mại điện tử gắn với chuyển đổi số

Điểm sáng thương mại điện tử gắn với chuyển đổi số

Thương mại điện tử tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, năm 2023 doanh thu từ thương mại điện tử ước đạt 20,5 tỷ USD.
Bộ Công Thương trình Thủ tướng ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương trình Thủ tướng ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Mới đây, Bộ Công Thương đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Đổi mới trong công tác đào tạo cán bộ công chức, viên chức ngành Công Thương

Đổi mới trong công tác đào tạo cán bộ công chức, viên chức ngành Công Thương

Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và nền kinh tế số, công tác đào tạo nâng cao năng lực quản lý cán bộ ngành Công Thương cũng đòi hỏi cũng phải được đổi mới.
Bộ Công Thương: Nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong tình hình mới

Bộ Công Thương: Nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong tình hình mới

Với quá trình tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về năng lượng cũng tăng dần theo các năm. Để đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp.
Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật: Điểm sáng Công đoàn Công Thương Việt Nam

Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật: Điểm sáng Công đoàn Công Thương Việt Nam

Cùng với hoạt động chăm lo cho người lao động, Công đoàn Công Thương VN còn có vai trò quan trọng trong các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật...
Chính sách phát triển cụm công nghiệp: Đổi mới, bắt nhịp xu hướng

Chính sách phát triển cụm công nghiệp: Đổi mới, bắt nhịp xu hướng

Chính sách ngày một hoàn thiện, tạo môi trường thuận lợi cho cụm công nghiệp phát triển, tạo giá trị cao và góp sức vào phát triển công nghiệp bền vững.
Hỗ trợ địa phương phát triển thương mại điện tử - Điểm sáng ngành Công Thương

Hỗ trợ địa phương phát triển thương mại điện tử - Điểm sáng ngành Công Thương

Đưa thương mại điện tử về các địa phương, hỗ trợ lĩnh vực này phát triển là điểm sáng của ngành Công Thương trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII
Hoàn thiện chính sách về tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững

Hoàn thiện chính sách về tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngành Công Thương đã đạt được nhiều kết quả, trong đó có tiết kiệm năng lượng & phát triển bền vững.
Nhìn lại hành trình 10 năm phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam

Nhìn lại hành trình 10 năm phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam

Với khả năng cho phép phân bố năng lượng một cách tự động và tối ưu, phát triển lưới điện thông minh góp phần giảm chi phí năng lượng và phát thải khí nhà kính.
Thực hiện hiệu quả, bảo đảm đúng lộ trình cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do

Thực hiện hiệu quả, bảo đảm đúng lộ trình cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do

Hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung cốt lõi trong tiến trình hội nhập của Việt Nam, là trụ cột quan trọng góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
Longform | Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò của thị trường nội địa

Longform | Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò của thị trường nội địa

Đã có sự tăng trưởng tích cực trong thời gian qua, song thị trường nội địa được đánh giá là vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.
Longform | Bài 2: Xúc tiến thương mại nội địa: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Longform | Bài 2: Xúc tiến thương mại nội địa: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại nội địa là giải pháp giúp duy trì đà tăng trưởng của thương mại nội địa trong bối cảnh xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.
Longform | Bài 1: Trụ đỡ của nền kinh tế trong khó khăn

Longform | Bài 1: Trụ đỡ của nền kinh tế trong khó khăn

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết 13 của Đảng, thị trường nội địa đã khẳng định vai trò trụ cột quan trọng trong các thời điểm nền kinh tế gặp khó khăn.
Bộ Công Thương đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác xúc tiến thương mại

Bộ Công Thương đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác xúc tiến thương mại

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngành Công Thương đạt những kết quả quan trọng, trong đó có chuyển đổi số công tác xúc tiến thương mại.
3 Quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt: Đường lớn đã mở

3 Quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt: Đường lớn đã mở

Các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản vừa được phê duyệt thể hiện nỗ lực và trách nhiệm của Bộ Công Thương với phát triển kinh tế đất nước.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động