Cảnh báo sớm về điều tra phòng vệ thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp

Cơ chế cảnh báo sớm có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp cũng như các hiệp hội trong ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại từ nước ngoài.
Giữ lợi thế cho xuất khẩu hàng hóa nhờ cảnh báo sớm phòng vệ thương mại Cảnh báo sớm: Chủ động phòng ngừa và ứng phó các vụ kiện phòng vệ thương mại

Tính đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã đối diện với 234 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại tại 24 thị trường khác nhau; các mặt hàng bị điều tra ngày càng đa dạng. Để hỗ trợ các doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước, chủ động hơn trong việc xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, công tác cảnh báo sớm đóng vai trò hết sức quan trọng. Bà Nguyễn Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã trao đổi về vấn đề này.

Cảnh báo sớm về điều tra phòng vệ thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp
Thông tin cảnh báo sớm sẽ giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó hiệu quả hơn trước các vụ kiện về phòng vệ thương mại. Ảnh: TTXVN

Bà có thể nêu một số đặc điểm nổi bật về các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua?

Tính từ năm 2017 - thời điểm xu hướng bảo hộ và phòng vệ trên thế giới tăng lên - đến bây giờ là khoảng 6 năm, thì các vụ việc phòng vệ thương mại trong giai đoạn này so với các vụ việc mà chúng ta đã đối mặt trước đây có ba đặc điểm chính khác biệt, mà ba đặc điểm này đều gây khó khăn, vất vả cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Thứ nhất, số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại ở trong vài năm trở lại đây tăng nhanh hơn nhiều so với giai đoạn trước đây. Theo thống kê của chúng tôi, từ năm 2017 đến nay số lượng vụ việc phòng vệ thương mại mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt ở các thị trường nước ngoài chiếm tới trên 52% tổng số vụ việc phòng vệ thương mại mà chúng ta đã đối mặt trong hơn 30 năm qua. Trong đó, số vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà chúng ta bị kiện từ năm 2017 đến nay chiếm tới gần 60% tổng số vụ kiện chống lẩn tránh mà chúng ta đã phải đối diện từ trước đến nay.

Thứ hai là về các mặt hàng. Ở giai đoạn cuối năm 90, đầu những năm 2000 thì những mặt hàng mà chúng ta bị kiện chủ yếu là những mặt hàng mà chúng ta có kim ngạch xuất khẩu lớn và có thế mạnh trong xuất khẩu hoặc là mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, như thủy sản hay giày dép. Nhưng ở giai đoạn gần đây thì số lượng các mặt hàng và lĩnh vực của các ngành hàng bị kiện phòng vệ thương mại đã mở rộng hơn nhiều. Thống kê của chúng tôi cho thấy, tính đến hiện nay, có tới gần 40 mặt hàng đã bị kiện phòng vệ thương mại, trong đấy có những mặt hàng mà chúng ta cũng chỉ mới khai phá thôi và kim ngạch không quá lớn.

Thứ ba là đặc điểm về mặt thị trường. Trước đây chỉ ở những thị trường xuất khẩu trọng điểm của chúng ta mới bị kiện phòng vệ thương mại, nhưng đến nay thì có thể thấy là các thị trường khác, kể cả những thị trường mới của chúng ta, có số vụ việc phòng vệ thương mại cũng chiếm tỷ lệ rất lớn. Trong tổng số 235 vụ việc tính đến thời điểm hiện tại thị trường Hoa Kỳ chiếm 23% số vụ việc, Ấn Độ chiếm 14%, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 10%, sau đó là Canada, EU, Philippines, Indonesia. Chúng ta có thể thấy là ở khắp các thị trường thì chúng ta đều bị kiện phòng vệ thương mại và tổng số 24 thị trường đã từng kiện phòng vệ thương mại đối với Việt Nam.

Cảnh báo sớm về điều tra phòng vệ thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp
Bà Nguyễn Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Một số thị trường có truyền thống sử dụng công cụ phòng vệ thương mại như là một trong những giải pháp chống lại sức ép của hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài. Ngoài ra, trong giai đoạn này một số thị trường gặp biến động về kinh tế, họ cảm thấy bất lợi, cạnh tranh khó khăn thì cũng gia tăng việc kiện phòng vệ thương mại.

Về một số ngành hàng bị kiện nhiều hơn, tôi lấy ví dụ như trong so sánh với những sản phẩm khác thì sắt, thép hay nhôm dù không phải là nhóm mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, nhưng đây lại là nhóm mặt hàng tập trung nhiều nhất các vụ kiện phòng vệ thương mại trên thế giới. Vì thế mà chúng ta cũng bị kiện nhiều hơn.

Thêm vào đó, có những mặt hàng mà chúng ta đang gia tăng năng lực cạnh tranh và gây sức ép lên các ngành sản xuất nội địa ở các thị trường xuất khẩu, có thể là do chúng ta tận dụng được những ưu đãi về mặt thuế quan trong thông qua các hiệp định thương mại tự do, hoặc cũng có thể do chúng ta cũng đang cải thiện năng lực, vì thế những mặt hàng đó nó đang đứng trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại nhiều hơn.

Đến nay, bà đánh giá như thế nào về vai trò của thông tin cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện?

Kiện phòng vệ thương mại là một quy trình pháp lý, đấu tranh về mặt kỹ thuật rất phức tạp. Qua theo dõi của chúng tôi, phần lớn các trường hợp chúng ta kháng kiện chưa hiệu quả xuất phát do chúng ta bị động, thời gian chuẩn bị quá ít và bị bất ngờ trong việc ứng phó. Vì vậy, cơ chế cảnh báo sớm cho phép chúng ta nhìn thấy nguy cơ từ xa để chuẩn bị từ sớm và rõ ràng là nó đã giúp chúng ta giải quyết được một vấn đề mà phần lớn các doanh nghiệp gặp phải là không có đủ thời gian.

Đối với một số thị trường, chúng ta hiện nay vẫn đang phải chịu cơ chế “nền kinh tế phi thị trường” trong các cuộc điều tra về phòng vệ thương mại, nên ngoài những khó khăn chung giống như tất cả các nhà xuất khẩu ở các thị trường chúng ta còn khó khăn trong công tác ứng phó và tính toán nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật, mà việc đó càng cần nhiều thời gian hơn nữa. Vậy nên, ở trong góc độ này, cơ chế cảnh báo sớm lại càng có ý nghĩa đối với chúng tôi.

Do đó, cảnh báo sớm giúp chúng ta biết nguy cơ từ sớm và có sự chuẩn bị từ rất sớm, từ khi mới chỉ bắt đầu có những dấu hiệu đầu tiên, qua đó giúp cho các doanh nghiệp có thêm điều kiện và chúng ta có thể hy vọng vào những kết quả tốt, giảm thiểu được thiệt hại. Tôi tin rằng, 18 mặt hàng cụ thể mà chúng ta đang cảnh báo, có những trường hợp cuối cùng vụ việc không xảy ra. Đấy là một điều rất đáng mừng, nhưng vụ việc không xảy ra cũng có thể là do chúng ta có cảnh báo và doanh nghiệp có điều chỉnh nhất định trong chiến lược kinh doanh để không xuất khẩu quá mạnh vào thị trường đấy, qua đó chúng ta tránh được việc bị khởi xướng điều tra.

Thời gian tới, theo bà cần có những giải pháp như thế nào cả từ phía cơ quan quản lý nhà nước và từ phía các doanh nghiệp, hiệp hội để chúng ta có thể chủ động hơn nữa trong việc ứng phó các biện pháp phòng vệ thương mại?

Thứ nhất, bản chất của những vụ kiện về phòng vệ thương mại ở nước ngoài là những cuộc đấu tranh pháp lý, cần có những người tham gia chuyên nghiệp và doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp về mặt pháp lý, tư vấn về mặt kinh tế, từ các chuyên gia về phòng vệ thương mại, mà thường là sẽ phải sử dụng các dịch vụ ở chính các nước mà họ đang kiện chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta có hiểu vấn đề mới có cách hành xử đúng và mới phối hợp được tốt với các đơn vị, mới chủ động lựa chọn được đơn vị tư vấn để phối hợp tốt với đơn vị tư vấn cũng như các đơn vị liên quan.

Thứ hai, các vụ việc phòng vệ thương mại là cuộc tranh chấp về mặt lợi ích kinh tế giữa ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu với ngành sản xuất xuất khẩu của chúng ta. Vì thế ngoài câu chuyện mỗi doanh nghiệp phải tự chứng minh cho mình - bởi các tính toán kỹ thuật dựa trên dữ liệu của từng doanh nghiệp, từng lô hàng còn có phần đấu tranh chung mà các doanh nghiệp phải phối hợp với nhau, cùng với hiệp hội và các với cơ quan quản lý nhà nước để chúng ta phối hợp, đấu tranh chung.

Còn từ góc độ hỗ trợ của các cơ quan nhà nước cụ thể là Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương chúng tôi thấy rằng hỗ trợ đầu tiên mà doanh nghiệp cần là thông tin cảnh báo. Và khi vụ việc chẳng may xảy ra thông tin liên quan đến vụ việc cũng rất quan trọng. Khi nước nhập khẩu tiến hành điều tra họ có thể thông tin trực tiếp đến doanh nghiệp, cũng có thể không nhưng họ bao giờ cũng sẽ thông tin về cơ quan quản lý nhà nước của chúng ta là Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương.

Vì thế, tất cả những thông tin về vụ việc, tất cả các yêu cầu và các thời hạn đều có thể tìm được thông tin ở Cục Phòng vệ thương mại, nên khi vụ việc xảy ra các doanh nghiệp cần phải theo dõi rất chặt chẽ các thông tin và hướng dẫn từ Cục Phòng vệ thương mại liên quan đến vụ việc. Ngoài ra, sự hỗ trợ của Cục Phòng vệ thương mại với các hiệp hội, doanh nghiệp để tham gia từng bước trong quá trình kiện phòng vệ thương mại là rất quan trọng, đặc biệt trong những vụ việc mà vai trò của cơ quan nhà nước là không thể thiếu, như các vụ việc chống trợ cấp.

Xin cảm ơn bà!

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phòng vệ thương mại đồng bộ, toàn diện, là tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Khu gian hàng của TP. Hà Nội tại Hội chợ Công nghiệp, Thương mại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang năm 2024 thu hút đông đảo người tiêu dùng cả nước.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số (hệ thống CRM) là công cụ hỗ trợ các địa phương, ngành hàng tổ chức xúc tiến thương mại, kết nối giao thương hiệu quả hơn.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hơn 350 doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi Triển lãm quốc tế sản phẩm và đồ chơi trẻ em (IBTE 2024) và Triển lãm quà tặng & đồ gia dụng (IGHE 2024).
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Home 2024 đều tổ chức khuyến mãi, giảm giá từ 10 - 50% tất cả dòng sản phẩm để kích cầu tiêu dùng cuối năm.
Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo quyết định gia hạn thời hạn xử lý hành chính trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh với cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động