Thứ ba 29/04/2025 16:26

Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực xúc tiến thương mại

Trên 1.000 học viên từ các Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại địa phương, Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp trên cả nước đã tham dự tập huấn “Nâng cao năng lực xúc tiến thương mại thông qua ứng dụng công nghệ thông tin” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến trên nền tảng ZOOM tại đầu cầu TP. Hồ Chí Minh. Chương trình do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức.

Theo đại diện Cục Xúc tiến thương mại, chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Bộ Công Thương hướng tới mục đích ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại; từ đó giúp doanh nghiệp có biện pháp tối ưu hóa mô hình và hoạt động kinh doanh của mình.

Các học viên tham dự tại đầu TP. Hồ Chí Minh

Tham gia chương trình, các diễn giả đã chia sẻ nội dung về xu hướng hoạt động kinh doanh và thanh toán trên môi trường số. Qua đó phân tích về những cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp 4.0.

Đại diện các doanh nghiệp trung tâm xúc tiến thương mại, Sở Công Thương và Hiệp hội, ngành hàng tham dự trực tuyến trên nền tảng Zoom

Tại khóa tập huấn, chuyên gia thương mại điện tử đại diện Alibaba tại Singapore cũng đã chia sẻ với các học viên kinh nghiệm thực tế của quốc đảo này trong việc ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin vào hoạt động xúc tiến thương mại.

Bà Bùi Thị Thanh An - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu tại buổi tập huấn

Theo báo cáo thị trường thanh toán điện tử Landscape 2020, trong riêng năm 2020, các giao dịch thanh toán qua Internet, điện thoại di động tăng trưởng đến 238% bất chấp đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy hình thức thanh toán trực tuyến với nhiều ưu điểm như giảm thời gian giao dịch, tăng tính tiện lợi, an toàn... cho người sử dụng. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên nhanh chóng nghiên cứu, hình thức thanh toán này để hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể thấy, trong diễn biến kinh tế mới, với sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là tác động của dịch Covid-19, việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống đơn thuần trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, việc nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại của doanh nghiệp là hết sức cấp thiết và phù hợp theo xu thế chung của thế giới.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động tập huấn để hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực xúc tiến thương mại.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ thông tin

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Khơi dòng tiêu thụ bền vững cho thanh long đất Bình Thuận