Ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, yếu tố then chốt tăng hiệu quả logistics

Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics là yếu tố cốt lõi để tăng hiệu quả logistics, duy trì chuỗi cung ứng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh.
Cải thiện Chỉ số Hiệu quả Logistics của Việt Nam Nâng hạng chỉ số hiệu quả logistics: Cải thiện các tiêu chí quan trọng

Thiếu hụt nhân lực ngành logistics Việt Nam

Theo “Báo cáo dự báo kỹ năng ngành logistics 2021 – 2023” được công bố tại diễn đàn Dự báo kỹ năng cho lao động ngành logistics Việt Nam, nguồn nhân lực logistics tại các doanh nghiệp logistics và sản xuất của Việt Nam ở tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Cụ thể, các vị trí đang thiếu hụt nhiều nhất là nhân viên kinh doanh logistics, nhân viên công nghệ thông tin logistics và điều phối khai thác vận tải, kho hàng và 5 kiến thức và kỹ năng logistics quan trọng nhất đối với thành công trong công việc của nhân sự logistics: ngoại ngữ; công nghệ thông tin; lập kế hoạch phương tiện, thiết bị; thích nghi áp lực công việc cao; tích cực trong công việc; tính trung thực…

Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ Lao động Thương binh Xã hội) cho biết, logistics là một trong số ít những ngành dịch vụ có nhiều cơ hội phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh mang tính toàn cầu, trong đó nguồn nhân lực của ngành có tính dịch chuyển toàn cầu là yếu tố then chốt, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển này.

Ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, yếu tố then chốt tăng hiệu quả logistics

Từ cơ sở thực tiễn đó, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp khẳng định, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics Việt Nam là yếu tố cốt lõi để duy trì chuỗi cung ứng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia đặc biết trước những khó khăn từ dịch Covid-19.

Cùng quan điểm, ông Lê Văn Luyện - Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho rằng, logistics và quản lý chuỗi cung ứng là hoạt động “xương sống” của nền kinh tế, đồng hành với tất cả các lĩnh vực từ sản xuất, phân phối, lưu thông cho đến tiêu thụ với mức đóng góp cho GDP khoảng 6%. Từ năm 2020, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã tạo thêm tác động tiêu cực đến ngành logistics, làm tăng chi phí vốn đã ở mức cao. Trước yêu cầu đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt giúp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Logistics thông qua các ứng dụng công nghệ, thương mại điện tử, khai thác phương thức vận hành e-logistics.

Ứng dụng công nghệ số trong đào tạo nhân lực logistics

Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, logistics trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.

Theo bà Phạm Thị Thu Hương - Tổng giám đốc Công ty Vinafco chuyển đổi số trong ngành logistics bắt đầu dựa trên ba yếu tố, đầu tiên người lãnh đạo phải tiên phong thay đổi cách làm thì sẽ có chuyển đổi số, tiếp đến là quy trình với công nghệ là phương tiện nhưng quan trọng vẫn là cách làm, cuối cùng là yếu tố người dùng biết họ cần gì để doanh nghiệp đáp ứng. Các doanh nghiệp logistics vẫn nhìn nhận ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những thách thức chính đòi hỏi cần có đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Điều này đặt trách nhiệm lên vai của các trường đại học, cao đẳng đang đào tạo trong lĩnh vực này.

Bà Vũ Thu Huyền - Trưởng phòng kinh doanh Miền bắc - Công ty Cổ phần giải pháp chuỗi cung ứng Smartlog, doanh nghiệp cũng gợi ý sử dụng Big Data và nền tảng AI để tối ưu hoá hoạt động logistics. Đưa ứng dụng phần mềm trong lĩnh vực logistics vào trường học để sinh viên nắm được quy trình và áp dụng vào thực tiễn khi làm tại doanh nghiệp.

Thông tin tại hội thảo “Cập nhật xu huớng phát triển công nghệ số trong ngành logistics - đào tạo và thực tiễn” nằm chuỗi sự kiện Valoma Confest 2022, bà Vũ Thị Ánh Tuyết - Giảng viên Học Viện Ngân hàng chia sẻ, xu thế tất yếu về thay đổi công nghệ trong hoạt động của do nghiệp cho thấy yêu cầu tất yếu phải ứng dụng công nghệ trong đào tạo logistics và chuỗi cung ứng tại các trường đại học. Cụ thể, xu hướng số hoá chuỗi cung ứng, công nghệ in 3D, trí tuệ nhân tạo hay nền tảng công nghệ đám mây trong logistics, công nghệ blockchain… Đáng nói, hiện chỉ có 34% các trường có đào tạo về logistics và chuỗi cung ứng có ứng dụng công nghệ số trong đào tạo. Các trường đào tạo thiên về lý thuyết, chưa gắn liền với thực tiễn, trong khi đó, logistics yêu cầu đào tạo như đào tạo nghề, đòi hỏi sinh viên ra trường phải biết thực tiễn.

Chuỗi sự kiện Valoma Confest bao gồm các hoạt động xoay quanh lĩnh vực logistics và quản trị chuỗi cung ứng
Chuỗi sự kiện Valoma Confest bao gồm các hoạt động xoay quanh lĩnh vực logistics và quản trị chuỗi cung ứng

Logistic là một nghề có trên thị trường, sau đó chúng ta mới đưa và đào tạo nên mới xảy ra độ vênh giữa đào tạo và thực tế. “Cũng theo khảo sát của chúng tôi, chưa nhiều trường ứng dụng công nghệ trong đào tạo vì chi phí ban đầu khi sử dụng phần mềm lên tới 3 triệu/năm phần mềm/người dùng, chưa kể đầu tư cho cơ sở vật chất, chi phí thay đổi chương trình đào tạo, dẫn đến chi phí ban đầu cao hơn so với dự toán tổng chi của trường dẫn” - TS.Vũ Thị Ánh Tuyết cho hay.

Bên cạnh đó, TS.Nguyễn Thị Cúc Hồng - giảng viên Đại học Kinh tế - Tài chính TP.Hồ Chí Minh (UEF) cũng cho biết, so với các trường đại học có đào tạo logistics trên thế giới, thì tỷ lệ ứng dụng công nghệ số trong đào tạo tại UEF còn khá thấp, chỉ chiếm 6/132 tín chỉ, tương đương 5%; trong khi tỉ lệ này ở Đại học Bắc Florida (Mỹ) là 11%, tại Đại học Curtin (Singapore) là 21%, Đại học Logistics Kuhne (Đức) là 39%. Trọng tâm của chương trình đào tạo là thiếu ứng dụng công nghệ, số hóa quản trị, đặc biệt là tự động hóa vào logistics.

Chúng tôi muốn đề nghị ban lãnh đạo nhà trường cập nhật chương trình đào tạo, bổ sung các môn học hiện đại như E-logistics, code và dữ liệu quản trị, thiết kế nhà xưởng, nhà kho… Đưa giảng viên UEF sang các trường bạn để nghiên cứu, học tập để áp dụng cho sinh viên Việt Nam; đồng thời đầu tư mua giáo trình từ nước ngoài về áp dụng tại UEF” - Nguyễn Thị Cúc Hồng nêu ý kiến.

Từ góc độ cơ quan quản lý, ông Phạm Vũ Quốc Bình cho biết, thời gian vừa qua, Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp đã chỉ đạo tích cực các trường có giải pháp phát triển ngành logistics. Hiện nay, có khoảng 30 trường trung cấp, cao đẳng đào tạo với quy mô hàng năm khoảng 11.000 nhân lực. Sắp tới, Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp sẽ phải tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách, quy định cụ thể để gắn kết giữa doanh nghiệp – nhà trường – nhà nước. Việc này đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên, hướng tới đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Thời gian tới chúng tôi cũng khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo khác mở mã ngành hoạt động, mở quy mô đào tạo logistics. Chúng tôi cũng hướng tới xây dựng Hội đồng kĩ năng ngành nghề, Hội đồng tư vấn ở các cấp độ khác nhau. Đây là thể chế để làm sao đưa doanh nghiệp thành một chủ thể tích cực trong quá trình đào tạo và giáo dục nghề nghiệp” - ông Phạm Vũ Quốc Bình nhấn mạnh.

Chuỗi sự kiện VALOMA CONFEST 2022 được tổ chức trực tuyến và trực tiếp xuyên suốt trong tháng 10/2022, nhằm trao đổi những vấn đề học thuật và thực tiễn cập nhật nhất trong lĩnh vực logistics. Đồng thời, xác lập thêm kênh thông tin tham vấn đến các cơ quan quản lý Nhà nước khi xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển ngành Logistics tại Việt Nam.

VALOMA CONFEST 2022 bao gồm các sự kiện với nội dung cụ thể như Hội thảo Cập nhật xu hướng phát triển số trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng; Hội chợ việc làm đầu tiên dành cho ngành logistics; Hội thảo quốc gia thường niên về Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng lần thứ 2 (ngày 14/10) tại TP Đà Nẵng; Vòng bán kết Cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam 2022 (Tuần thứ 3 của tháng 10); Tọa đàm “ Hướng đi nào cho đào tạo nhân lực ngành LSCM” (ngày 22/10)...

Nhật Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Chọn kỷ luật học sinh nhẹ nhàng thay vì đình chỉ học, ngành giáo dục đang thay đổi tư duy giáo dục mới: “Mềm” để “giữ”, không phải “mềm” để “buông”.
5 trường đại học vào chung kết Sinh viên thông thái 2025

5 trường đại học vào chung kết Sinh viên thông thái 2025

5 trường đại học xuất sắc nhất sẽ góp mặt tại đêm chung kết Cuộc thi Sinh viên thông thái 2025 - Tìm hiểu quy định pháp luật về bán hàng đa cấp.
SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

Học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong top đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết so với các nước khu vực Đông Nam Á.
Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Việc hỗ trợ nguồn vốn sẽ giúp các nhóm sinh viên hoàn thiện và hiện thực hóa các dự án khởi nghiệp hướng đến khởi tạo doanh nghiệp tạo tác động xã hội.
Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định chất lượng cho bốn ngành học, khẳng định cam kết về đào tạo chất lượng cao trong năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm dạy thêm mọc như

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Sau khi Thông tư 29 đi vào thực thi, các trung tâm giáo dục mọc lên như “nấm sau mưa”, cảnh báo công tác quản lý và chất lượng dạy, học.
Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Ngày hội hướng nghiệp giúp sinh viên ngành dầu khí rèn luyện bản thân, chuẩn bị hành trang hội nhập vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều thách thức.
Cải tạo nhà vệ sinh cho trường học vùng sâu Yên Bái

Cải tạo nhà vệ sinh cho trường học vùng sâu Yên Bái

Hơn 600 học sinh tại hai điểm trường vùng sâu huyện Văn Chấn, Yên Bái đã có nhà vệ sinh đạt chuẩn nhờ dự án cải tạo do Quỹ Toyota Việt Nam triển khai.
Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.
PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày 8/5, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức hội nghị công bố Quyết định công nhận Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Doanh nghiệp và nhà trường hợp tác đào tạo nhân lực tiết kiệm năng lượng

Doanh nghiệp và nhà trường hợp tác đào tạo nhân lực tiết kiệm năng lượng

Trung tâm Giải pháp HVAC sẽ giúp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tiết kiệm năng lượng.
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Với lối đi riêng, thấu hiểu triết lý trong giáo dục, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm đã xây dựng một môi trường giáo dục "trưởng thành" từ sự khác biệt.
Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, nhiều sinh viên của Đại học Văn Lang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí bị tấn công trên mạng xã hội và ngoài đời.
Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Dạy 2 buổi/ngày, không thu phí và Nhà nước hỗ trợ bữa trưa vùng biên sẽ là những chủ trương nhân văn của Đảng, chạm tới trái tim hàng triệu gia đình Việt.
Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Trung tâm giải pháp HVAC giúp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tạo bước đột phá đào tạo thực tiễn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành kỹ thuật.
Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh sách các thí sinh được miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.
Ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Chỉ còn khoảng hai tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, học sinh và các thầy cô đang tích cực ôn luyện, công tác chuẩn bị cũng được đẩy nhanh.
Chắp cánh nghề nghiệp cho học sinh vùng khó khăn của ngành Công Thương

Chắp cánh nghề nghiệp cho học sinh vùng khó khăn của ngành Công Thương

Giáo dục nghề nghiệp là “chiếc cầu” thoát nghèo bền vững nhưng ở vùng sâu vùng xa, chiếc cầu ấy vẫn còn dang dở nếu thiếu kết nối từ chính sách ngành.
38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tính đến thời điểm hiện tại, có 38 trường đại học dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội để tuyển sinh năm 2025.
Thương mại điện tử: Trụ cột cho chuyển đổi số ngành Công Thương

Thương mại điện tử: Trụ cột cho chuyển đổi số ngành Công Thương

Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số ngành Công Thương, đòi hỏi nhân lực chất lượng cao và chiến lược đào tạo đồng bộ.
Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em và học sinh có hiệu lực từ ngày 1/5/2025, giúp các bậc cha mẹ giảm gánh nặng chi phí, thực hiện định hướng ưu tiên cho giáo dục.
Phó Thủ tướng lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Phó Thủ tướng lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Phó Thủ tướng Lê Thành Long lưu ý, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có một số điểm mới, cần nhận thức, xác định rõ trong các văn bản chỉ đạo để có giải pháp sát hơn.
Ngành giáo dục đào tạo bước vào chặng đường mới

Ngành giáo dục đào tạo bước vào chặng đường mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mở hướng mới cho ngành giáo dục.
Môn Lịch sử dẫn đầu lựa chọn của sĩ tử trong kỳ thi THPT năm 2025

Môn Lịch sử dẫn đầu lựa chọn của sĩ tử trong kỳ thi THPT năm 2025

Ngoài Toán và Ngữ văn là 2 môn thi bắt buộc, Lịch sử là môn lựa chọn được các thí sinh đăng ký nhiều nhất với gần 500.000 trong hơn 1,16 triệu thí sinh.
Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Đến 17h ngày 28/4, hệ thống đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 ghi nhận tổng số 1.165.289 thí sinh đăng ký dự thi.
Mobile VerionPhiên bản di động