Ukraine và BRICS: Liệu có thể cùng chung tiếng nói?

Xung đột Nga-Ukraine đặt ra bài toán khó cho BRICS khi các thành viên khối này đều có lợi ích riêng và phải cân nhắc giữa việc giữ vững lập trường trung lập.
BRICS đang trở thành động lực chính của kinh tế thế giới; Đức thắt chặt tiêu chí nhận trợ cấp thất nghiệp Điều gì khiến BRICS ngừng mở rộng? Thổ Nhĩ Kỳ nộp đơn xin gia nhập BRICS

BRICS: Cầu nối hay rào cản?

Nhà nghiên cứu Kester Kenn Klomegah mới đây có bài phân tích về việc liệu Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) có thể làm trung gian cho tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine hay không.

Theo ông, cuộc gặp của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev nêu bật những nỗ lực và vai trò dự kiến của Ấn Độ trong quá trình hòa giải giữa Nga và Ukraine. Chuyến thăm chính thức của ông Modi ngày 23/8 là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ tới Kiev kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Mặc dù không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của chuyến thăm này, nhưng nó cũng đặt ra một số câu hỏi gây tranh cãi.

Một số chuyên gia diễn giải chuyến thăm chính thức này, dù mang tính hữu nghị và biểu tượng, nhưng cũng được coi là nỗ lực chung nhằm củng cố ngoại giao kinh tế của Ấn Độ khi đạt được một loạt thỏa thuận giữa các doanh nghiệp sau các cuộc thảo luận và đàm phán chung về dàn xếp hòa bình. Ông Modi và ông Zelensky nhất trí về “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” thường được đề xuất - một số cuộc họp cấp cao như vậy đã được tổ chức kể từ khi Nga tấn công Ukraine.

Ukraine và BRICS: Liệu có thể cùng chung tiếng nói?
Xung đột Nga-Ukraine đặt ra bài toán khó cho BRICS khi các thành viên khối này đều có lợi ích riêng và phải cân nhắc giữa việc giữ vững lập trường trung lập. Ảnh: RIA

Vì một số lý do ngay từ đầu, đề xuất của Ấn Độ về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai cho thấy rõ tầm quan trọng mà nước này gắn với nội dung quan hệ song phương của mình với Nga. Ấn Độ và Nga có quan hệ thân thiện từ thời Liên Xô và gần đây được mô tả là "thân thiện" và về mặt lợi ích kinh tế là rất đáng trân trọng như các số liệu về thương mại song phương thể hiện rõ ràng trong các tài liệu cấp bộ trưởng.

Thủ tướng Modi và Tổng thống Putin có mối quan hệ lâu dài. Trong năm tài chính 2024, thương mại song phương giữa Ấn Độ với Nga đạt 65,6 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023 và gấp gần 6,5 lần so với trước đại dịch là 10,1 tỷ USD. Thương mại song phương tăng lên đặc biệt kể từ năm 2022 khi các nhà nhập khẩu nhiên liệu Ấn Độ mua dầu thô giá rẻ của Nga dù bị các quốc gia phương Tây chỉ trích nhiều lần.

Với Ukraine, sự ủng hộ của ông Modi được coi là yếu tố có thể thúc đẩy các nỗ lực hướng tới đàm phán hòa bình. Đồng thời, nhà lãnh đạo Ấn Độ tận dụng cơ hội này để tăng cường hợp tác kinh tế của nước này với Ukraine, có thể là với khu vực nói chung. Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, tại cuộc gặp, Thủ tướng Modi và Tổng thống Zelensky thảo luận chi tiết về công thức hòa bình của Ukraine theo hướng ưu tiên toàn vẹn lãnh thổ và việc Nga rút quân.

Theo đó, Thủ tướng Modi nhấn mạnh: “Ấn Độ đứng về phía hòa bình. Về mặt cá nhân, với tư cách là một người bạn, nếu có bất kỳ vai trò nào tôi có thể đảm nhận, tôi rất sẵn lòng đảm nhận vai trò hướng tới hòa bình”.

Hai nhà lãnh đạo dành 2,5 giờ thảo luận kín trước khi ký thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, y học và văn hóa. Tuyên bố chung cho biết hai nước nhất trí về tầm quan trọng của việc đối thoại chặt chẽ hơn để “đảm bảo một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài”.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022, Trung Quốc và Ấn Độ (thuộc BRICS) luôn tránh việc lên án cuộc tấn công của Nga và thay vào đó thúc giục Moscow và Kiev giải quyết xung đột thông qua đối thoại và ngoại giao. Các nhà phân tích trước đó đã lập luận về lập trường trung lập của Modi giống như trường hợp của Brazil, Trung Quốc và Nam Phi.

Một nhà phân tích người Ukraine cho biết, kết quả chuyến thăm đầu tiên của ông Modi là khiêm tốn, vì đó chỉ là "sự khởi đầu của cuộc đối thoại phức tạp giữa Ấn Độ, Ukraine và châu Âu". Nếu Ấn Độ ủng hộ cách tiếp cận của Ukraine đối với giải pháp hòa bình, điều này có thể nâng cao cơ hội Kiev giành thêm sự ủng hộ từ các quốc gia khác ở Nam bán cầu, nơi Ấn Độ vẫn là đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng chính của Trung Quốc.

Các thông tin cho thấy các cuộc đàm phán đang diễn ra với Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ liên quan đến hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội. Ngoài Ấn Độ và Nam Phi với tư cách là thành viên BRICS, Trung Quốc cũng có mối quan hệ nồng ấm trong lịch sử với Nga.

Nam Phi cố gắng với giải pháp hòa bình và sau đó là Trung Quốc. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đánh giá thấp Nam Phi (chủ tịch BRICS năm 2023) khi nói rằng sáng kiến hòa bình của châu Phi gồm 10 yếu tố, không được xây dựng tốt trên giấy tờ. Tương tự, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Sáng kiến hòa bình do các nước châu Phi đề xuất rất khó thực hiện, khó trao đổi quan điểm".

Nền tảng mới cho quan hệ quốc tế

Ngay từ tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rõ rằng “phía Trung Quốc ủng hộ việc tổ chức hội nghị quốc tế phản ánh lợi ích của cả Nga và Ukraine một cách bình đẳng và dựa trên nhiều ý tưởng và sáng kiến”. Các cuộc thảo luận ở đây cần phải được cân nhắc cẩn thận trong bối cảnh Sáng kiến an ninh toàn cầu (GSI) của Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và có thể là nhiều cuộc khủng hoảng khác trên thế giới.

Trước hết, Trung Quốc coi hợp tác là thành phần then chốt trong chính sách đối ngoại của mình. Theo khái niệm của Trung Quốc, GSI của nước này chủ yếu nhằm mục đích loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của các cuộc xung đột quốc tế, cải thiện quản trị an ninh toàn cầu, khuyến khích các nỗ lực quốc tế chung nhằm mang lại sự ổn định và chắc chắn hơn cho một kỷ nguyên bất ổn và thay đổi, đồng thời thúc đẩy hòa bình và phát triển lâu dài trên thế giới.

Khái niệm này được hướng dẫn bởi 6 cam kết/trụ cột, đó là: (1) Theo đuổi an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững; (2) Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia; (3) Tuân thủ các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc; (4) Coi trọng những lo ngại chính đáng về an ninh của tất cả các quốc gia; (5) Giải quyết hòa bình những khác biệt và tranh chấp giữa các quốc gia thông qua đối thoại và tham vấn; (6) Duy trì an ninh trong cả lĩnh vực truyền thống và phi truyền thống.

Từ những nguyên tắc cốt lõi này, có thể yên tâm khi nói rằng GSI có thể và có lẽ trở thành chất xúc tác để thế giới vạch ra con đường mới hướng tới xây dựng hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. GSI lần đầu tiên được Chủ tịch Cận Bình đề xuất tại Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á-Bác Ngao ngày 21/4/2022.

Cuối tháng 8 vừa qua, Trung Quốc nhắc lại lời kêu gọi ủng hộ nhiều hơn cho kế hoạch hòa bình Ukraine mà nước này cùng Brazil đưa ra. Cả hai, với tư cách là thành viên BRICS, đều ủng hộ một kế hoạch hòa bình toàn diện cho Ukraine, sau các vòng tham vấn ngoại giao với Indonesia và Nam Phi để ủng hộ kế hoạch được đề xuất này. Điều quan trọng cần nhắc lại là Trung Quốc và Nga vắng mặt tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hồi tháng 6. Nga không được mời trong khi Trung Quốc chọn không tham dự.

Mặc dù vậy, Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Lý Huy nhấn mạnh đến đối thoại để giải quyết xung đột, đồng thời nói thêm "các lực lượng toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình thế giới", họ chia sẻ lập trường tương tự về ngoại giao và đối thoại với Trung Quốc.

Các lực lượng này đã duy trì liên lạc với cả Nga và Ukraine và vẫn tận tụy với giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng thông qua đối thoại và đàm phán”, ông Lý Huy nói.

Trong bối cảnh địa chính trị đang diễn ra, trong tuyên bố ngày 23/8/2023 tại Sandton, Nam Phi, BRICS nhấn mạnh thực tế nhóm này đã sẵn sàng "khi các quốc gia có chủ quyền hợp tác để duy trì hòa bình và an ninh" và phản đối mạnh mẽ các hành động "không phù hợp với các nguyên tắc dân chủ và hệ thống đa phương" trong thế giới hiện đại.

Tuyên bố cũng tái khẳng định lập trường chung của các nước trong nhóm "về việc tăng cường hợp tác đối với các vấn đề có lợi ích chung trong BRICS" và Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi, thông qua những nỗ lực trước đây của mình, chưa thể tìm thấy sự quan tâm chung để thiết lập hòa bình tương đối, thậm chí bền vững hơn giữa Nga và Ukraine.

Toàn bộ câu chuyện giải quyết vấn đề Ukraine hiện đạt đến điểm rất quan trọng, ngay cả BRICS cũng không thể tìm ra giải pháp có triển vọng được chấp nhận trên nền tảng BRICS. Trong mọi trường hợp, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine vẫn tiếp tục đe dọa an ninh toàn cầu, ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung.

Hoàn toàn không cần trích dẫn để hỗ trợ cho các lập luận ở đây, nhưng cần phải nhắc lại Tuyên bố chung của cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao và Quan hệ quốc tế BRICS ngày 1/6/2023 và cuộc họp lần thứ 13 của Cố vấn an ninh quốc gia và Đại diện cấp cao về an ninh quốc gia BRICS được tổ chức ngày 25/7/2023, đã nêu rõ (Điểm 12 trong Tuyên bố 94 điểm): “Chúng tôi quan ngại về các cuộc xung đột đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi nhấn mạnh cam kết của mình đối với việc giải quyết hòa bình các khác biệt và tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn toàn diện theo cách phối hợp và hợp tác và ủng hộ mọi nỗ lực có lợi cho việc giải quyết hòa bình các cuộc khủng hoảng”.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ukraine

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trực tiếp Bầu cử Mỹ 2024: Đồng minh của bà Kamala Harris

Trực tiếp Bầu cử Mỹ 2024: Đồng minh của bà Kamala Harris 'choáng váng' trước số liệu cử tri đi bầu sớm

Theo một quan chức cấp cao trong Đảng Dân chủ, số lượng cử tri đi bầu sớm ủng hộ ông Donald Trump đang khiến nhiều đồng minh của bà Kamala Harris 'hoảng loạn'.
Iran có thể tấn công Israel vào đêm bầu cử Mỹ

Iran có thể tấn công Israel vào đêm bầu cử Mỹ

Chuyên gia Farzin Nadimi tại Viện Chính sách Cận Đông Washington nhận định, Iran có thể lợi dụng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ để tấn công trả đũa Israel.
Nga thu phục ‘mắt thần’ của Mỹ, bí mật công nghệ quan trọng bị lộ diện

Nga thu phục ‘mắt thần’ của Mỹ, bí mật công nghệ quan trọng bị lộ diện

Lực lượng Nga đã chặn và thu giữ thành công một máy bay không người lái (UAV) trinh sát chiến thuật, bí mật công nghệ của Mỹ, tại Ukraine.
Trực tiếp bầu cử Mỹ 2024: Tòa án ra phán quyết có lợi cho ông Donald Trump

Trực tiếp bầu cử Mỹ 2024: Tòa án ra phán quyết có lợi cho ông Donald Trump

Mới đây, toà án Georgia đã đưa ra phán quyết về thời hạn bỏ phiếu, được cho là có lợi cho ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ 2024.
OPEC+ thắt chặt nguồn cung: Thị trường dầu mỏ đứng trước nguy cơ biến động mạnh

OPEC+ thắt chặt nguồn cung: Thị trường dầu mỏ đứng trước nguy cơ biến động mạnh

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) vừa thông báo lùi kế hoạch tăng sản xuất tới tháng 1/2025, trong bối cảnh nhu cầu yếu…

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 5/11/2024: NATO mất đi sự thống nhất; ông Zelensky chọc giận Ba Lan

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 5/11/2024: NATO mất đi sự thống nhất; ông Zelensky chọc giận Ba Lan

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/11/2024: NATO mất đi sự thống nhất; ông Zelensky chọc giận Ba Lan; Ukraine có gói hỗ trợ tài chính mới…
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/11: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Kursk; Ukraine bắn hạ 50 UAV của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/11: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Kursk; Ukraine bắn hạ 50 UAV của Nga

Nga bắt giữ lính Ukraine ở Kursk; Ukraine bắn hạ 50 UAV của Nga... là những thông tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 5/11.
Bầu cử Mỹ 2024: Thông điệp khép lại chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Thông điệp khép lại chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Harris

Trước giờ G bầu cử Mỹ, 2 ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đang gửi đi những thông điệp quan trọng đến cử tri.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò gây chấn động trước giờ G

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò gây chấn động trước giờ G

Ông Trump, bà Harris tiếp tục đưa ra phát biểu chấn động trước ngày bầu cử Mỹ. Trong khi đó, các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ giữa hai bên vẫn bám đuổi.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris, ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris, ông Trump 'so găng' quyết liệt trong 48 giờ tranh cử cuối cùng

Bà Harris và ông Trump đang dốc sức vận động tranh cử tại các bang chiến trường trong những giờ cuối cùng trước ngày bầu cử Mỹ 2024.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/11: Nga nã hoả lực

Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/11: Nga nã hoả lực 'thiêu cháy' vùng Kharkiv; Ukraine chặn bước tiến toàn diện của Nga

Nga nã hoả lực thiêu cháy vùng Kharkiv; Ukraine chặn bước tiến toàn diện của Nga... là những tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối 4/11/2024.
Ukraine đối mặt với ‘thị trấn ma’ vào mùa đông

Ukraine đối mặt với ‘thị trấn ma’ vào mùa đông

Nhà phân tích địa chính trị và cựu binh quân đội Ukraine cho hay, tình trạng thiếu điện ở Ukraine vào mùa đông có thể dẫn đến sự xuất hiện của “thị trấn ma”.
WTO kêu gọi tái thiết hệ thống thương mại toàn cầu trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng

WTO kêu gọi tái thiết hệ thống thương mại toàn cầu trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng

Tổng giám đốc WTO cho biết, trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng, những thách thức hiện tại có thể là cơ hội để chuyển đổi hệ thống thương mại toàn cầu.
Bầu cử Mỹ 2024: Hơn 78 triệu cử tri bỏ phiếu sớm

Bầu cử Mỹ 2024: Hơn 78 triệu cử tri bỏ phiếu sớm

Theo Phòng nghiên cứu bầu cử tại Đại học Florida, hơn 78 triệu cử tri đã bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Chiến sự Trung Đông: Israel tấn công bệnh viện ở Lebanon khiến căng thẳng

Chiến sự Trung Đông: Israel tấn công bệnh viện ở Lebanon khiến căng thẳng 'leo thang'

Các cuộc tấn công từ Israel vào các cơ sở y tế, gây thương vong cho nhiều người trong những ngày gần đây khiến tình hình chiến sự Trung Đông càng căng thẳng.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nâng cấp dàn SUV

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nâng cấp dàn SUV 'điệp viên' với khiên chắn chống đạn mới

General Motors Defense đã tích hợp lớp bọc thép vào thiết kế và sản xuất ban đầu của dàn SUV Suburban Shield dành cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Bầu cử Mỹ 2024: Đội ngũ của ông Donald Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Đội ngũ của ông Donald Trump 'chao đảo' sau 'cú sốc' tại bang Iowa

Theo CNN, đội ngũ của ông Donald Trump đã 'sững sờ' sau khi kết quả cuộc thăm dò Iowa cho thấy, bà Kamala Harris lần đầu dẫn trước tại bang này.
Toàn cảnh chiến sự ngày 4/11: Lính Ukraine đầu hàng ở Kusk; Israel hạ lữ đoàn trưởng Hezbollah

Toàn cảnh chiến sự ngày 4/11: Lính Ukraine đầu hàng ở Kusk; Israel hạ lữ đoàn trưởng Hezbollah

Lính Ukraine đầu hàng ở Kusk; Israel hạ lữ đoàn trưởng Hezbollah... là những điểm tin nóng chiến sự đáng chú ý ngày 4/11/2024.
‘Mũi kim thép’ của Nga vươn xa 30km, tái định nghĩa pháo binh hiện đại

‘Mũi kim thép’ của Nga vươn xa 30km, tái định nghĩa pháo binh hiện đại

Nga vừa công bố một bước tiến mới trong công nghệ pháo binh, phát triển loại đạn dẫn đường chính xác dành riêng cho pháo tự hành 2S42 Lotos.
Israel tấn công nhiều bệnh viện ở Gaza, bằng chứng về Hamas liệu có thuyết phục?

Israel tấn công nhiều bệnh viện ở Gaza, bằng chứng về Hamas liệu có thuyết phục?

Israel đã đột kích và bao vây 3 bệnh viện lớn ở Gaza trong năm 2023, nhưng cung cấp rất ít bằng chứng về sự hiện diện của lực lượng Hamas tại đây.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 4/11/2024: Công dân Mỹ giúp tình báo Nga hoạt động ở Ukraine như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 4/11/2024: Công dân Mỹ giúp tình báo Nga hoạt động ở Ukraine như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 4/11/2024: Công dân Mỹ giúp tình báo Nga hoạt động ở Ukraine như thế nào? Đó là thông tin được Daniel Martindale tiết lộ.
Bầu cử Mỹ 2024: An ninh tại Thủ đô Washington được thắt chặt trước ngày bầu cử

Bầu cử Mỹ 2024: An ninh tại Thủ đô Washington được thắt chặt trước ngày bầu cử

Nhằm đảm bảo an ninh trước ngày bầu cử, chính quyền Mỹ đã triển khai hàng rào bảo vệ quanh Nhà Trắng, Điện Capitol và dinh thự của Phó Tổng thống Kamala Harris.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris bất ngờ dẫn trước tại một số bang chiến địa

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris bất ngờ dẫn trước tại một số bang chiến địa

Theo kết quả khảo sát mới nhất cuộc bầu cử Mỹ, bà Kamala Harris đang bất ngờ dẫn trước tại các bang quan trọng được xem như 'chiến địa" là Nevada và Wisconsin.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/11/2024: Ukraine cần huy động thêm 500.000 tân binh; báo Anh nói tin buồn về Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/11/2024: Ukraine cần huy động thêm 500.000 tân binh; báo Anh nói tin buồn về Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/11/2024: Ukraine cần huy động thêm 500.000 tân binh; báo Anh nói tin buồn về Kiev; Nga đang tiến gần đến điểm cuối...
Cựu Tổng thống Nga ra cảnh báo về viễn cảnh ông Donald Trump bị ám sát

Cựu Tổng thống Nga ra cảnh báo về viễn cảnh ông Donald Trump bị ám sát

Mới đây, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ngụ ý rằng, nếu ông Donald Trump chiến thắng cuộc bầu cử Mỹ, ông có thể bị ám sát lần nữa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động