Điều gì khiến BRICS ngừng mở rộng?

Trong bối cảnh tình hình thế giới nói chung và nền kinh tế thế giới nói riêng đang thay đổi sâu sắc, vai trò của BRICS ngày càng được cộng đồng quốc tế đề cao.
Đại sứ Nam Phi tại Nga: 25 quốc gia đang chờ gia nhập BRICS BRICS: Thay đổi trật tự thế giới nhiều biến động BRICS đang trở thành động lực chính của kinh tế thế giới; Đức thắt chặt tiêu chí nhận trợ cấp thất nghiệp

Thách thức trong nỗ lực mở rộng BRICS

Theo bài viết đăng trên trang Modern Policy mới đây, Nga đã đình chỉ việc mở rộng BRICS ngay trước hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 với chủ đề “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển công bằng và an ninh trên toàn cầu”. Nhiều quốc gia có lợi ích liên quan dự kiến sẽ tập hợp tại Kazan, Nga và cũng là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng (BRICS+) năm 2024.

Là hiệp hội không chính thức bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, BRICS đã bất ngờ quay lưng với lời kêu gọi đã trở thành biểu tượng về việc mở rộng nhóm dưới sự dẫn dắt của Nga. Nhóm này đã kết nạp 5 thành viên mới: Ethiopia, Ai Cập, Iran, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Saudi Arabia, qua đó, biến BRICS thành một hiệp hội hùng mạnh thách thức trật tự và quyền bá chủ dựa trên quy tắc của Mỹ và châu Âu.

Điều gì khiến BRICS ngừng mở rộng?

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi năm 2023

Ảnh: TASS

Ngoài ra, BRICS đã đặt ra nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo sự kết nối công bằng hơn giữa các quốc gia và tranh thủ sự tham gia tích cực của họ trong việc tái thiết cấu trúc kinh tế toàn cầu thoát khỏi tình trạng đơn cực hiện nay. Để hiện thực hóa điều này, BRICS đã đưa ra khái niệm “phi USD hóa” và thuật ngữ “đa cực” trước sự ngưỡng mộ của đa số các nước đang phát triển ở Nam bán cầu. Một động lực được đánh giá cao cho quá trình này là việc nền tảng BRICS được tạo ra nhằm thúc đẩy các mục tiêu chung rộng lớn hơn, tham gia vào các cải cách bền vững và vạch ra những định hướng chính trị và kinh tế - xã hội tốt hơn.

Dưới sự dẫn dắt của Nga trong năm 2024, BRICS được định hướng dựa trên 3 nguyên tắc chính sách đặc biệt: chuyển dịch theo hướng củng cố cấu trúc kinh tế mới, tôn trọng quyền bình đẳng và bảo vệ chủ quyền, cũng như duy trì sự tham gia công bằng hơn trong quan hệ quốc tế.

Theo thông lệ điển hình và khi cuộc cạnh tranh địa chính trị ngày càng mở rộng, cách tiếp cận của BRICS tập trung vào các phương thức hạn chế lợi ích chiến lược bao trùm của Mỹ và châu Âu trên toàn thế giới. Hơn nữa, các cuộc tranh luận mang tính học thuật đã củng cố lại thực tế cơ bản rằng BRICS đang biến thành một lực lượng thống nhất để đối trọng với các tổ chức kinh tế do phương Tây lãnh đạo như G7, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Rất lâu trước khi đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của BRICS từ tháng 1/2024, Nga đã tăng cường chính sách hàng đầu của BRICS nhằm mở rộng về số lượng. Nhiều báo cáo chỉ ra, có hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới (chủ yếu ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi) đã sẵn sàng gia nhập, với mục tiêu cuối cùng là trở thành thành viên chính thức.

Tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 tổ chức tại Nam Phi dưới thời Tổng thống Cyril Ramaphosa, một số quốc gia đã bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập tổ chức này, nhưng cuối cùng chỉ có 5 quốc gia tham gia.

Từ ý tưởng tới hiện thực - định vị vai trò của BRICS

Các cuộc thảo luận về việc mở rộng và tiếp nhận thành viên mới đã diễn ra trong vài năm qua. Cho đến nay, chưa có quy trình đăng ký chính thức nào để gia nhập BRICS, nhưng bất kỳ chính phủ nào muốn tham gia đều phải nhận được sự ủng hộ nhất trí và lời mời chính thức từ các thành viên BRICS.

Trong lịch sử, kể từ năm 2017, Trung Quốc đã kiên quyết thúc đẩy định dạng BRICS+ để thu hút một số lượng lớn các quốc gia chưa tham gia hiệp hội. Phạm vi hoạt động của BRICS quả thực đã mở rộng để bao trùm cả các vấn đề liên quan đến giáo dục và văn hóa, y tế và mức sống, khoa học và công nghệ, tài chính và chính trị. Tất nhiên, hiện nay nhiều nước đang phát triển đánh giá cao việc xây dựng quan hệ đối tác với BRICS.

Điều gì khiến BRICS ngừng mở rộng?

Việc ngày càng nhiều quốc gia bày tỏ sự mong muốn gia nhập BRICS cho thấy tầm quan trọng của khối này trên trường quốc tế

Ảnh: Pixabay

Mới đây, Ngoại trưởng Lavrov đã thông báo về việc “đình chỉ” quy trình tiếp nhận thành viên mới cho BRICS. Truyền thông trong và ngoài nước đưa tin về tuyên bố của ông Lavrov: “Các thành viên BRICS quyết định ‘tạm dừng’ kết nạp thành viên mới để ‘tiếp nhận’ hoàn toàn 5 thành viên vừa gia nhập. Đồng thời, chúng tôi đang phân loại các quốc gia đối tác như là giai đoạn đầu trước khi kết nạp thành viên chính thức”.

Theo giới chuyên gia, động thái này có thể đóng vai trò là bước đệm để tiến tới kết nạp thành viên chính thức. Tuy nhiên, Nga sẽ thúc đẩy “các quốc gia có cùng chí hướng”.

Tuyên bố Johannesburg chỉ ra, các nước BRICS đã giao nhiệm vụ cho các Bộ trưởng Ngoại giao tiếp tục phát triển mô hình quốc gia đối tác BRICS - một danh sách các quốc gia đối tác tiềm năng và chia sẻ báo cáo trước khi Hội nghị thượng đỉnh Kazan diễn ra.

Trong một thông cáo báo chí vào tháng 6, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao BRICS đã ghi nhận triển vọng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược trong BRICS, bao gồm việc thiết lập loại hình “quốc gia đối tác” mới và ngừng kết nạp thành viên mới từ khu vực Nam bán cầu và Đông bán cầu.

Theo các thỏa thuận đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg năm 2023, các bộ trưởng đã đánh giá nỗ lực điều phối các phương thức phân loại quốc gia đối tác của BRICS.

Việc ngừng tiếp nhận thành viên không có nghĩa là BRICS đang tự cô lập mình với phương Tây. Hiện nay, trong khuôn khổ BRICS và các hiệp hội khác, nhiều tiến trình đang được tiến hành để bảo vệ phần còn lại của thế giới trước sự thái quá và hung hăng của các cường quốc phương Tây vốn thống trị thị trường quốc tế. BRICS sẵn sàng hội nhập theo nguyên tắc đa cực. Nói cách khác, BRICS không tách mình ra khỏi thế giới. Ngược lại, khối này đã phát triển thành một nhóm các quốc gia quan tâm đến công lý trên trường quốc tế.

Vào tháng 6, Tổng thống Putin đã nêu lên một số điểm nổi bật tại Diễn đàn kinh tế St. Petersburg và trong thông điệp của ông gửi tới các Bộ trưởng Ngoại giao BRICS ở Kazan. Trong đó, Trung Quốc chiếm một vị trí nổi bật trong nền kinh tế toàn cầu; các quốc gia Nam Á và châu Phi đang ngày càng trở nên đáng chú ý vì họ cũng đang nỗ lực đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Theo đánh giá của giới chuyên gia, các quốc gia này sẽ định hình bối cảnh kinh tế toàn cầu vào giữa thế kỷ này.

Ông Putin cũng đề cập thêm đến các công cụ như việc sử dụng đồng tiền quốc gia trong thanh toán ngoại thương và các bước hướng tới nâng cao tính an toàn và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. BRICS đang nỗ lực thiết lập một hệ thống thanh toán độc lập không chịu sức ép chính trị, sự lạm dụng, can thiệp và trừng phạt từ bên ngoài.

Sự gia nhập của Saudi Arabia, Iran, UAE, Ai Cập và Ethiopia đưa tỷ trọng của BRICS tăng lên 36% GDP toàn cầu và 46% dân số thế giới. Điều đó nói lên rằng BRICS có tiềm năng to lớn để thu hút các thành viên mới, nhưng tương đối phụ thuộc vào các đối tác để phát triển quan hệ với các quốc gia ở các châu lục khác nhau.

Trong bối cảnh đó, theo kỳ vọng của Tổng thống Putin, BRICS sẽ tiếp tục phát triển quan hệ không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính mà còn trong hợp tác an ninh, nhân đạo, văn hóa và các lĩnh vực khác. Xét đến những thách thức toàn cầu và xu hướng khách quan, BRICS sẽ hành động dựa trên năng lực ngày càng tăng của các nền kinh tế khác.

Để quyết định trong giai đoạn đầu tiên về việc có nên mở rộng hay không, BRICS phải giải quyết các bất ổn nội bộ và ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra. BRICS cũng nên xem xét nghiêm túc tầm quan trọng của việc đánh giá và phát triển các công cụ cơ bản của mình, thay vì đưa ra bất kỳ quyết định vội vàng nào. BRICS đang hướng tới khu vực Nam bán cầu - các nước đang phát triển có sự chênh lệch rõ rệt nhưng lại chiếm 40% GDP thế giới và 80% dân số thế giới.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: BRICS

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh

Chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh; Mỹ nói về triển vọng ngừng bắn.
Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại

Trong 3 quý đầu năm 2024, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp Trung Quốc tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,5 điểm phần trăm so với năm 2023.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/12: Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/12: Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận

Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 21/12.
Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Nga đã lần đầu giới thiệu xe bọc thép chống mìn Typhoon-K MRAP tích hợp hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-EM.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 21/12: 3 phương án giải quyết xung đột; Kiev sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ; ông Zelensky đề nghị “hỗ trợ” gia nhập NATO.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12:

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12: 'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga

'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 20/12.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế tại Kursk; Đại tá quân đội Mỹ cảnh báo sức công phá của tên lửa Oreshnik... là tin 'nóng' chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại về Ukraine; Kiev ra tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga 'tung đòn quyết chiến' ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk

Nga tung đòn quyết chiến ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk... là những thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 19/12.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Quân đội Ukraine vào thế nguy cấp tại Kurakhovo; ông Zelensky thừa nhận Ukraine 'không đủ mạnh' để đàm phán... là những tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine, Ukraine từ chối đề nghị của Hungary... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12.
Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) siêu thanh MD-22.
Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Chiến sự đang trở nên căng thẳng quanh thành phố Pokrovsk, Donetsk khi Nga tiến sát, Ukraine tăng cường phòng thủ. Vì sao thành phố này lại quan trọng đến vậy?
Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'

Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 18/12.
Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Dịch bệnh bí ẩn với các triệu chứng giống với các bệnh về đường hô hấp tại Cộng hòa Dân chủ Congo khiến nhiều người tử vong đã được xác nhận là bệnh sốt rét.
Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

TikTok đang đối mặt với thử thách lớn nhất từ trước đến nay khi mạng xã hội này đang bị cả Mỹ và EU điều tra, đe dọa tương lai của nền tảng này.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine căng mình phòng thủ

Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Kiev căng mình phòng thủ; Nga cảnh báo Kiev sẽ 'trả giá đắt' vụ ám sát Tướng Kirillov;...là các tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12.
Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Một vụ nổ bom điều khiển từ xa ở Moscow đã gây tử vong cho tướng Igor Kirillov, người bị Ukraine truy nã vì sử dụng vũ khí hóa học.
Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Theo khảo sát của tờ Wall Street Journal, 77% CEO toàn cầu đã bày tỏ sự lạc quan về nền kinh tế thế giới năm 2025, khi ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/12: Nga siết vòng vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/12: Nga siết vòng vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga

Nga siết vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga... là những tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối 17/12.
Chính sách khí hậu của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có nhiều thay đổi?

Chính sách khí hậu của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có nhiều thay đổi?

Giới chuyên gia dự báo, chính sách khí hậu Mỹ dưới thời ông Donald Trump sẽ ưu tiên năng lượng truyền thống, nới lỏng quy định môi trường để thúc đẩy kinh tế.
Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ

Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ

TikTok gửi đơn đề nghị khẩn cấp lên Tòa án tối cao Mỹ để xin lệnh tạm dừng thực thi đạo luật có thể khiến ứng dụng này bị cấm hoạt động tại Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/12: Mục tiêu then chốt nào để củng cố lợi thế chiến trường trong năm 2025?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/12: Mục tiêu then chốt nào để củng cố lợi thế chiến trường trong năm 2025?

Nga đặt mục tiêu kiểm soát hoàn toàn 4 tỉnh vào năm 2025; Kiev phản công quyết liệt ở Lyman và Siversk... là những tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/12.
Trung Quốc kéo dài thời gian lưu trú quá cảnh miễn visa lên 240 giờ

Trung Quốc kéo dài thời gian lưu trú quá cảnh miễn visa lên 240 giờ

Trung Quốc chính thức mở rộng thời gian lưu trú miễn visa lên 10 ngày cho nhiều quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch và mở rộng giao lưu kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động