Tỷ giá và lãi suất vơi dần áp lực, song lạm phát vẫn còn căng thẳng

Tỷ giá đã hạ nhiệt đáng kể nên Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm bớt áp lực về điều hành tỷ giá và có thể giữ nguyên lãi suất để giải quyết các lo ngại về lạm phát.
Tỷ giá và lãi suất vẫn là thách thức lớn cho điều hành thị trường Tỷ giá USD hôm nay 31/8/2024: Đồng USD tăng mạnh

Đó là nhận định của các chuyên gia trong nước và quốc tế về triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ của Việt Nam từ này đến cuối năm 2024 và trong năm 2025.

Áp lực tỷ giá và lãi suất đã vơi dần

Phát biểu tại Hội nghị thường niên của các ngân hàng trung ương tại Jackson Hole, Wyoming cuối tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) - Jerome Powell đã nói rõ rằng, cơ quan này sẽ không ngần ngại cắt giảm lãi suất trong tháng 9 tới.

Trích dẫn các dữ liệu kinh tế cho thấy, lạm phát tại Mỹ tiếp tục “hạ nhiệt” dần về mức mục tiêu 2% của FED, trong khi thị trường lao động Mỹ đang có dấu hiệu suy yếu, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, ông Powell cho biết, đã đến lúc chính sách tiền tệ của FED phải điều chỉnh và nhấn mạnh thêm rằng FED sẽ làm mọi việc có thể để hỗ trợ thị trường lao động.

Đồng USD đã giảm mạnh sau phát biểu của Chủ tịch FED do thị trường kỳ vọng FED sẽ thực hiện lần cắt giảm lãi suất đầu tiên tại cuộc họp chính sách diễn ra ngày 17 - 18/9 tới. Chỉ số USD hiện đang xoay quanh ngưỡng 100,9, giảm hơn 5% so với mức đỉnh của năm thiết lập hồi giữa tháng 4/2024.

Với diễn biến “hạ nhiệt” của lạm phát và thị trường lao động Mỹ trong các tháng gần đây, thị trường hiện đang đặt kỳ vọng cao hơn vào khả năng FED thực hiện cắt giảm lãi suất trong cả 3 cuộc họp cuối cùng của năm nay. Theo các nhà phân tích, xu hướng giảm giá của đồng USD sẽ làm giảm áp lực đối với tỷ giá và cả lãi suất ở Việt Nam.

Ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB cho biết, VND có thể phục hồi trong những tháng cuối năm 2024 cùng với sự phục hồi của nhân dân tệ và sự suy yếu của USD trên diện rộng khi việc cắt giảm lãi suất của FED được chú trọng.

“Chúng tôi kỳ vọng VND sẽ tăng dần so với USD lên 25.200 VND/USD trong quý III/2024, 25.000 VND/USD trong quý IV/2024, 24.800 VND/USD trong quý I/2025 và 24.600 VND/USD trong quý II/2025” - ông Suan Teck Kin nhận định

Bên cạnh xu hướng giảm giá của đồng USD, tỷ giá trong nước còn nhận được sự hỗ trợ tích cực nhờ nguồn cung ngoại tệ trong nền kinh tế nước dồi dào. Theo đó, cán cân thương mại 7 tháng thặng dư tới hơn 14 tỷ USD, giải ngân vốn FDI cũng đạt hơn 12,5 tỷ USD, đó là chưa kể nguồn thu từ du lịch, kiều hối.

Giá USD hôm nay ngày 2/8/2023
Kỳ vọng VND sẽ tăng dần so với USD lên 25.200 VND/USD trong quý III/2024

Viễn cảnh đó được không ít các nhà phân tích nhận định, sẽ tạo dư địa cho Ngân hàng Nhà nước duy trì nới lỏng tiền tệ. “Áp lực tỷ giá giảm bớt sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ theo hướng mở rộng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giữ mặt bằng lãi suất điều hành ở mức hiện tại” - Chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) - nhận định.

Tương tự, ông Suan Teck Kin - cho rằng, do tỷ giá hiện giảm, nên Ngân hàng Nhà nước đã giảm bớt áp lực về điều hành tỷ giá và có thể giữ nguyên lãi suất ở mức cao để giải quyết các lo ngại về lạm phát.

Thực tế, trong bối cảnh áp lực tỷ giá đã vơi bớt, kể từ đầu tháng 8, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện một loạt các biện pháp mang tính nới lỏng chính sách tiền tệ. Cụ thể, lãi suất kênh cho vay cầm cố (OMO) đã giảm 25 điểm cơ bản xuống mức 4,25% vào hồi đầu tháng, đồng thời kỳ hạn được tăng từ 7 ngày lên 14 ngày vào phiên ngày 26/8.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng giảm lãi suất tín phiếu ba lần trong tháng này với mức giảm tổng cộng là 35 điểm cơ bản xuống mức 4,15% và dừng phát hành tín phiếu từ phiên ngày 26/8.

Theo nhận định của các chuyên gia Chứng khoán MB (MBS), tất cả những động thái trên cho thấy định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ thanh khoản hệ thống nhằm thiết lập một mặt bằng lãi suất liên ngân hàng mới thấp hơn.

Tính đến ngày 26/8, tổng giá trị tiền ròng Ngân hàng Nhà nước bơm vào hệ thống ước khoảng 322.700 tỷ đồng với mức lãi suất 4,25 - 4,5%, kỳ hạn 7 - 14 ngày, trong đó bao gồm 158.300 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Cùng với đó có khoảng 22.000 tỷ đồng tín phiếu sẽ tiếp tục đáo hạn trong tháng 9.

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất qua đêm đã giảm nhẹ từ mức 4,5% vào hồi đầu tháng về mức 4,3% vào ngày 26/8, trong khi lãi suất các kỳ hạn từ 1 tuần tới 1 tháng hiện dao động từ 4,3 - 4,4%.

“Mặc những nỗ lực can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất liên ngân hàng hiện vẫn neo cao trên ngưỡng 4%, một phần do chịu áp lực thanh khoản khi tăng trưởng tín dụng đang phục hồi trở lại” - MBS cho hay.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 26/8, tăng trưởng tín dụng tăng 6,63% so với cuối năm 2023. Giới chuyên gia đều cùng cho rằng, cầu tín dụng sẽ tiếp tục xu hướng tăng khi sản xuất và đầu tư tăng tốc mạnh hơn trong những tháng cuối năm.

“Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn sẽ có thể nhích thêm 50 điểm cơ bản, quay về mức 5,2 - 5,5% vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, lãi suất đầu ra sẽ vẫn duy trì ở mặt bằng hiện tại trong bối cảnh các cơ quan quản lý và các ngân hàng đang nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn” - MBS dự báo.

Suy thoái đang ảnh hưởng đến các nước châu Á và lạm phát châu Á là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư
Dù tỷ giá đã hạ nhiệt và không còn nhiều lo ngại, nhưng căng thẳng vẫn còn ở lạm phát

Căng thẳng chỉ còn ở lạm phát

Dù tỷ giá đã hạ nhiệt và không còn nhiều lo ngại, nhưng các chuyên gia cho rằng, căng thẳng vẫn còn ở lạm phát. Ông Suan Teck Kin cảnh báo, CPI đang ở mức khá cao. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 7 đã tăng 4,36% so với cùng kỳ, ngay dưới mức trần 4,5%.

“Với diễn biến lạm phát như vậy, ngân hàng trung ương khó có thể hạ lãi suất trong 6 tháng nữa” - ông Suan Teck Kin nhận xét. Chuyên gia cũng cho rằng, áp lực lạm phát vẫn sẽ duy trì trong thời gian tới. “Đặc biệt, càng về cuối năm, hiệu ứng nền sẽ khiến lạm phát duy trì ở mức cao” - ông nhấn mạnh.

Phân tích sâu hơn về CPI, ông Suan Teck Kin cho biết, lạm phát toàn phần đi lên nhưng lạm phát lõi lại đang khá thấp. Hai yếu tố lớn nhất thúc đẩy lạm phát toàn phần là thực phẩm và nhà ở, trong khi chi phí vận tải (đại diện cho giá nhiên liệu) không tăng nhiều.

“Vào giai đoạn xung đột Ukraine, chi phí vận tải từng là yếu tố thúc đẩy CPI nhưng đến nay thì đã không còn ảnh hưởng quá lớn” - Chuyên gia UOB cho hay. Theo chuyên gia, với hai lĩnh vực thực phẩm và nhà ở, Chính phủ cần có những động thái bình ổn. Chẳng hạn, có thể tìm cách tăng thêm nguồn cung thịt, rau… và hỗ trợ hoạt động xây dựng, giúp nguồn cung nhà ở nhiều hơn.

Ngân Thương - Duy Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỷ giá USD/VND

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vẫn còn tình trạng ngân hàng

Vẫn còn tình trạng ngân hàng 'ép' khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn

Theo phản ánh của cử tri, hiện vẫn còn tình trạng ngân hàng “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn.
Tập trung nguồn lực để hoàn thành thanh tra 4 doanh nghiệp và 2 ngân hàng kinh doanh vàng

Tập trung nguồn lực để hoàn thành thanh tra 4 doanh nghiệp và 2 ngân hàng kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước tập trung nguồn lực để hoàn thành việc thanh đối với 2 tổ chức tín dụng và 4 doanh nghiệp kinh doanh vàng theo đúng kế hoạch.
Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất điều chỉnh lãi suất, tăng mức cho vay các đối tượng chính sách?

Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất điều chỉnh lãi suất, tăng mức cho vay các đối tượng chính sách?

Ngân hàng Nhà nước trả lời kiến nghị của cử tri về đề xuất xem xét điều chỉnh lãi suất, tăng mức cho vay các đối tượng chính sách.
Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Giá nhà tại các thành phố như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang tăng chóng mặt, điều này đặt ra bài toán cho giới trẻ, nên mua hay thuê nhà? Nên đầu tư vào đâu?
Vì sao AAV Group và SPT bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng?

Vì sao AAV Group và SPT bị xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP AAV Group và Công ty CP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT).

Tin cùng chuyên mục

Hành trình lao dốc của cổ phiếu Nhựa Đông Á

Hành trình lao dốc của cổ phiếu Nhựa Đông Á

Từng là mã chứng khoán được săn đón, cổ phiếu DAG của Nhựa Đông Á lao dốc và đang đối diện nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc do những khó khăn về tài chính.
Bộ Tài chính: Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Bộ Tài chính: Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Bộ Tài chính yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm nồng độ cồn.
MB và những dấu ấn của môi trường làm việc bền vững, hạnh phúc

MB và những dấu ấn của môi trường làm việc bền vững, hạnh phúc

MB tiếp nối các giá trị từ những thế hệ trước để phát triển mạnh mẽ dấu ấn của một môi trường làm việc bền vững và một tổ chức ham học hỏi, hạnh phúc.
Ngân hàng

Ngân hàng 'kích' tăng tín dụng thông qua các ưu đãi đặc quyền

Một trong các giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng tại nhiều ngân hàng chính là tập trung những gói ưu đãi cho từng nhóm khách hàng.
Công ty DNP Holding phát hành lô trái phiếu 150 tỷ đồng

Công ty DNP Holding phát hành lô trái phiếu 150 tỷ đồng

Công ty CP DNP Holding vừa thế chấp 15 triệu cổ phiếu DNP để phát hành lô trái phiếu DNPH2428001 với giá trị 150 tỷ đồng nhằm tất toán các khoản nợ ngân hàng.
Người dân biết, hiểu về bảo hiểm tiền gửi thì sẽ có niềm tin khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng

Người dân biết, hiểu về bảo hiểm tiền gửi thì sẽ có niềm tin khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng

Vai trò của chính sách bảo hiểm tiền gửi trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Chính phủ đã hoàn thiện phương án chuyển giao bắt buộc với 2 ngân hàng CBBank và OceanBank

Chính phủ đã hoàn thiện phương án chuyển giao bắt buộc với 2 ngân hàng CBBank và OceanBank

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, đã hoàn thiện phương án chuyển giao đối với 2 ngân hàng mua bắt buộc là CBBank và OceanBank.
Vốn cho ‘Tam nông’ cần tách bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại

Vốn cho ‘Tam nông’ cần tách bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại

Theo ngân hàng, để thúc đẩy lĩnh vực “Tam nông” phát triển nhanh, bền vững chương trình tín dụng cần tách bạch giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.
Doanh nghiệp vay VND chỉ từ 2%/năm khi cầm cố bằng tiền gửi USD

Doanh nghiệp vay VND chỉ từ 2%/năm khi cầm cố bằng tiền gửi USD

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa ra mắt gói tín dụng siêu ưu đãi, cho phép doanh nghiệp vay VND chỉ từ 2%/năm khi cầm cố tiền gửi USD.
UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,4%

UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,4%

Lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng của nền kinh tế, UOB đã điều chỉnh dự báo tăng GDP của Việt Nam.
HOSE đưa thêm 3 mã cổ phiếu vào diện kiểm soát

HOSE đưa thêm 3 mã cổ phiếu vào diện kiểm soát

Các mã cổ phiếu SJF của Đầu tư Sao Thái Dương, PSH của Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu và DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á sẽ vào diện kiểm soát từ 11/10.
Chứng khoán DSC ấn định ngày lên sàn HOSE, lợi nhuận tăng 40% nửa đầu năm

Chứng khoán DSC ấn định ngày lên sàn HOSE, lợi nhuận tăng 40% nửa đầu năm

Dưới sự hậu thuẫn từ Tập đoàn Thành Công, Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC sẽ chính thức "chuyển nhà" sang HOSE vào cuối tháng 10 tới đây.
Ngân hàng mở đối diện với thách thức bảo mật thông tin, quản trị dữ liệu

Ngân hàng mở đối diện với thách thức bảo mật thông tin, quản trị dữ liệu

Dù mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, song phát triển ngân hàng mở vẫn đối mặt với nhiều thách thức về bảo mật thông tin, quản trị dữ liệu.
Manulife Việt Nam và Techcombank ngưng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền

Manulife Việt Nam và Techcombank ngưng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền

Ngày 07/10/2024 tại Hà Nội, Manulife Việt Nam và Techcombank công bố thông tin cập nhật về quan hệ đối tác độc quyền giữa hai bên tại Việt Nam.
Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hải Phòng: Kịp thời giải ngân hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất

Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hải Phòng: Kịp thời giải ngân hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất

Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Hải Phòng có 11.769 khách hàng, tổng dư nợ bị ảnh hưởng 530 tỷ đồng sau bão số 3, người dân mong được cấp vốn mới.
Tín dụng chính sách giúp 5,5 nghìn lượt người chấp hành xong án phạt tù có việc làm

Tín dụng chính sách giúp 5,5 nghìn lượt người chấp hành xong án phạt tù có việc làm

Nguồn vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù đã giúp 5,5 nghìn người “lầm lỗi” xóa bỏ mặc cảm, tự tin phát triển sản xuất kinh doanh, làm lại cuộc đời.
Các ngân hàng dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2024 còn 13,2%, lo ngại lợi nhuận

Các ngân hàng dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2024 còn 13,2%, lo ngại lợi nhuận 'đi lùi'

Theo kết quả điều tra mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã hạ dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 từ mức 14,1% xuống còn 13,2%.
Vì sao Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?

Vì sao Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ bị xử phạt hơn 1,3 tỷ đồng?

Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng có quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) số tiền 1,34 tỷ đồng về hàng loạt sai phạm.
Cổ phiếu FRT lại được margin, mở ra triển vọng tương lai tươi sáng

Cổ phiếu FRT lại được margin, mở ra triển vọng tương lai tươi sáng

Cổ phiếu FRT thoát diện cắt margin là nhờ FPT Retail ghi nhận lợi nhuận dương trong báo cáo tài chính bán niên 2024.
Thị phần môi giới chứng khoán quý III: VPS vững

Thị phần môi giới chứng khoán quý III: VPS vững 'ngôi vương', FPTS lọt top 10

Các tên tuổi quen thuộc như VPS, SSI, TCBS, VNDirect vẫn chiếm ưu thế trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, đã có những sự dịch chuyển thú vị ở top dưới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động