Thứ tư 23/04/2025 17:52

Từ vụ cháy "chung cư mini" tới nỗi lo những "chuồng cọp" không lối thoát trên phố cổ

Trước tình trạng nhà chung cư cũ, nhà tập thể phố cổ không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, cần có giải pháp lâu dài tránh để "mất bò mới lo làm chuồng".

Sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), chính quyền Hà Nội đã ngay lập tức chỉ đạo tăng cường đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn. Theo đó, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố sẽ tổ chức tổng kiểm tra, rà soát 100% các cơ sở, nhà ở nhiều căn hộ, nhà cho thuê trọ trên địa bàn quản lý, đặc biệt là chung cư mini.

Việc chính quyền Hà Nội có chỉ đạo xử lý vấn đề “nóng” về phòng cháy chữa cháy là rất kịp thời. Việc này cần phải được chính quyền các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thực hiện nghiêm túc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Bởi thực tế, hầu hết các chung cư mini, nhà thuê trọ trên địa bàn thành phố đều không đảm bảo về phòng cháy chữa cháy.

Cùng với đó, trên địa bàn TP. Hà Nội còn nhiều nơi người dân sinh sống đang tiềm ẩn nguy cơ cao về cháy nổ. Đó là những khu chung cư cũ hay những nhà tập thể ở phố cổ. Theo khảo sát của phóng viên, đại đa số những như chung cư cũ, nhà tập thể đều xảy ra tình trạng người dân cơi nới, tự chế “chuồng cọp” và dường như những căn hộ này đều “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Những căn nhà tập thể biến thành "chuồng cọp" ở Hà Nội, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy

Thậm chí, có những căn hộ chung cư cũ, hay nhà tập thể cũ diện tích sử dụng trên thực tế nhiều hơn gấp hai, gấp ba lần diện tích trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhiều tòa nhà nằm sâu trong ngõ hẹp, đường giao thông không thuận lợi khi có sự cố xảy ra, nhất là nhà tập thể ở phố cổ.

Điều đáng lo ngại, bên trong những tòa nhà đó đang có hàng chục, hàng trăm hộ sinh sống. Chưa nói đến việc chất lượng nhiêu công trình đang bị xuống cấp nghiêm trọng, vấn đề phòng cháy chữa cháy cũng không được đảm bảo. Nếu không may xảy ra cháy nổ, hậu quả sẽ rất khó lường.

Hơn thế nữa, với những căn hộ “chuồng cọp” như vậy, người dân và lực lượng chức năng cũng rất khó khăn khi tiếp cận để chữa cháy và cứu nạn. Điều này có thể thấy rõ trong những vụ cháy xảy ra thời gian vừa qua. Khi hàng xóm đến ứng cứu và lực lượng phòng cháy chữa cháy tới hiện trường, họ không thể tiếp cận khi nạn nhân đang mắc kẹt bên trong căn nhà. Khi lực lượng chức năng tiếp cận được, mọi chuyện đã quá muộn, đã có những thiệt hại cả về con người và tài sản.

Nói như vậy để thấy, tính quan trọng của việc đảm bảo phòng cháy chữa cháy tại các chung cư cũ, nhà tập thể phố cổ… Bởi vậy, chính quyền địa phương không chỉ ở Hà Nội mà các tỉnh, thành phố khác trên cả nước cần tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo tính an toàn về phòng chống cháy nổ ở những công trình như trên. Chúng ta cần rút ra những bài học sâu sắc, trước những vụ việc đau lòng đã xảy ra khi công tác phòng cháy chữa cháy không được quan tâm.

Cùng với đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần đưa ra giải pháp căn cơ, lâu dài chứ không phải chỉ đối phó với tình thế và cần xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, tránh để “mất bò mới lo làm chuồng”.

Bên cạnh đó, bản thân người dân đang sinh sống trong những tòa chung cư cũ, nhà tập thể ở khu dân cư, phố cổ cần ý thức được việc đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và không cơi nới, biến căn hộ thành những “chuồng cọp”. Có như vậy, cuộc sống của họ mới được đảm bảo an toàn và sẽ không phải hối hận khi tự “đóng sập” tương lai của chính mình khi có hỏa hoạn xảy ra.

Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Phòng cháy chữa cháy

Tin cùng chuyên mục

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Đạo đức giá bao nhiêu?

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008