Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội, nghĩ về mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

Nếu mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội sớm hoàn thành, sẽ mở ra cơ hội mua nhà cho người thu nhập thấp và có thể họ không phải tính đến chuyện mua chung cư mini.
Vụ cháy chung cư mini: Thành uỷ Hà Nội kiểm tra 3 tổ chức Đảng tại quận Thanh Xuân Vì sao chung cư mini nhiều rủi ro, dễ tranh chấp nhưng người dân vẫn liều mua?

Đã 5 ngày trôi qua kể từ sau vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhiều người vẫn rơi nước mắt khi nghĩ về những nạn nhân của vụ cháy...

Như đã biết, căn chung cư mini trên có 9 tầng, mỗi tầng có 5 căn hộ và nằm sâu trong con ngõ nhỏ. Giá bán từ vài trăm triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng mỗi căn hộ, tùy theo diện tích. Đa số người sinh sống trong chung cư mini này đều là những gia đình có thu nhập thấp, người lao động, học sinh, sinh viên. Trong một đêm, nhiều gia đình đã mất đi người thân, bạn bè, đồng nghiệp… thật là đau xót khôn nguôi.

Trước những mất mát quá lớn về người và tài sản, dư luận không khỏi bàng hoàng và cho rằng các cấp chính quyền cần có những giải pháp cấp bách, để tránh các vụ việc đáng tiếc như trên xảy ra. Trong đó, hàng loạt những vấn đề được đặt ra như cần siết chặt công tác quản lý trật tự xây dựng, quy chuẩn về cấp phép xây dựng, hay công tác đảm bảo phòng cháy chữa cháy trong các tòa chung cư mini…

Đặc biệt, có ý kiến cho rằng, nếu mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội sớm được hoàn thành, sẽ trao cơ hội cho nhiều người và họ không phải tính đến chuyện mua chung cư mini để ở.

Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội, nghĩ về mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội
Người dân thu nhập thấp mua chung cư mini, khi không thể "chen chân" mua nhà ở xã hội

Trước đó, ngày 3/4/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030. Cùng với đó, Chính phủ yêu cầu các địa phương phối hợp với Ngân hàng Nhà nước triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng và các gói tín dụng khác cho chủ đầu tư và người mua nhà xã hội, nhà ở công nhân vay. Lãi suất cho những nhóm này thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất vay trung, dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước trên thị trường, trong từng thời kỳ.

Đề án trên cũng nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của chính quyền các tỉnh, thành phố, theo đó khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, nông thôn, khu công nghiệp, khu nghiên cứu đào tạo, thì địa phương phải xác định diện tích đất xây nhà ở xã hội, nhà lưu trú của công nhân.

Trên thực tế, hiện nay, ở các tỉnh, thành phố, đặc biệt là hai thành phố lớn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, rất ít dự án nhà ở xã hội được triển khai đầu tư xây dựng. Một phần vì thời gian qua, dự án nhà ở xã hội mới được phê duyệt không nhiều. Một phần do các chủ đầu tư nhiều năm “ôm đất” không đủ năng lực triển khai, hoặc chờ cơ hội để điều chỉnh quy hoạch, mục tiêu dự án thành nhà ở thương mại. Nếu có đầu tư xây dựng, hầu như dự án nhà ở xã hội nào cũng diễn ra cảnh tượng mua bán “bát nháo” và thậm chí người đã sở hữu nhà, đất hay có điều kiện lớn về kinh tế vẫn đi xếp hàng mua nhà ở xã hội...

Ở đây, cũng dễ hiểu khi lý giải nguyên nhân bởi độ “hot” của nhà ở xã hội ở thời điểm hiện tại. Trong khi nhà ở xã hội thì cung ít, cầu nhiều, mặt bằng giá chung cư thương mại, nhà đất bị đẩy lên cao, người thu nhập thấp không còn lựa chọn nào khác phải đi “săn” căn hộ giá rẻ. Vì thế, nhiều người đi mua nhà ở xã hội với mục đích để bán lại cho người thu nhập thấp hay dân đầu tư để kiếm lời. Khó chồng khó, người thu nhập thấp muốn sở hữu được một căn nhà ở xã hội không hề dễ dàng. Bởi vậy, họ đang rất chờ đợi Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội được triển khai quyết liệt, có nhiều dự án triển khai và sớm hoàn thành mục tiêu.

Có thể nói, đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và sẽ giải quyết được bài toán thiếu nhà ở xã hội nhiều năm qua. Nhưng, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án, đảm bảo sớm hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội, thì phụ thuộc hoàn toàn vào trách nhiệm của chính quyền các tỉnh, thành phố. Trong đó, vai trò của người đứng đầu phải được nêu cao. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, chính quyền các tỉnh, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc trong khâu thực hiện cần có những báo cáo, đề xuất lên cấp trên để có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Cùng với đó, cả hệ thống chính trị ở các tỉnh, thành phố phải vào cuộc và thực hiện một cách rốt ráo, công khai minh bạch từ khâu lập quy hoạch, phê duyệt dự án, lựa chọn chủ đầu tư và bán nhà ở xã hội đúng đối tượng… Có như vậy, căn hộ giá rẻ mới sớm đến tay những người thu nhập thấp đang mòn mỏi chờ đợi từng ngày, từng giờ và thỏa ước mơ được an cư lạc nghiệp. Và có thể, họ sẽ không phải tính đến chuyện mua căn hộ chung cư mini để ở, như một giải pháp tạm thời.

Khôi Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nhà ở xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhìn lại văn hóa từ chức sau vụ cháy chung cư mini ở Thanh Xuân

Nhìn lại văn hóa từ chức sau vụ cháy chung cư mini ở Thanh Xuân

Những cán bộ, đảng viên liên quan vụ cháy chung cư mini ở Thanh Xuân dù đang công tác hay nghỉ hưu, cần lên tiếng nhận trách nhiệm và xem lại văn hóa từ chức.
Khi “giang hồ mạng” tổ chức Trung thu cho em

Khi “giang hồ mạng” tổ chức Trung thu cho em

Lương lấy 5 triệu đồng tiền cá nhân ra đưa cho Đoàn Thanh niên và nói: Có mạnh thường quân xin giấu tên chung tay cùng anh em tổ chức Trung thu cho các cháu.
Cơ hội nào cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam?

Cơ hội nào cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam?

Với những hợp tác chiến lược gần đây, đang mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành quốc gia chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Lạm thu đầu năm: Vì sao năm nào cũng tái diễn?

Lạm thu đầu năm: Vì sao năm nào cũng tái diễn?

Năm học 2023 - 2024 mới bắt đầu chưa đầy 1 tháng song câu chuyện về các khoản thu đầu năm tại một số trường học lại khiến phụ huynh bức xúc.
680 căn nhà xây dựng trái phép ở Đồng Nai và chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”

680 căn nhà xây dựng trái phép ở Đồng Nai và chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”

Nhiều doanh nghiệp thi công dự án khi chưa đủ điều kiện pháp lý, chính quyền địa phương ở đâu? Chuyện "con voi chui lọt lỗ kim" như vụ việc ở Đồng Nai là ví dụ.

Tin cùng chuyên mục

10 kg quả bòn bon, 32 USD và câu chuyện nông sản Việt đi vào "đường ngược chiều"

10 kg quả bòn bon, 32 USD và câu chuyện nông sản Việt đi vào "đường ngược chiều"

10 kg quả bòn bon bị cảnh báo bởi một bộ phận nhận thức chưa đầy đủ, nhưng rất có thể sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam.
Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Quyết tâm của Chính phủ qua Quyết định 360

Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Quyết tâm của Chính phủ qua Quyết định 360

Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 của Chính phủ đã thể hiện quyết tâm trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Nhiệt điện Phả Lại thông tin về Quyết định xử phạt hành chính

Nhiệt điện Phả Lại thông tin về Quyết định xử phạt hành chính

Liên quan đến việc chấp hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Nhiệt điện Phả Lại, Công ty tiếp tục bổ sung thông tin cụ thể.
Phải công khai những bí thư, chủ tịch vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Phải công khai những bí thư, chủ tịch vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Những bí thư, chủ tịch vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông là ai? Phải công khai danh tính những trường hợp vi phạm.
Đừng để sầu riêng biến thành “sầu chung”

Đừng để sầu riêng biến thành “sầu chung”

Việc phát triển quá nóng khiến tình trạng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc, bỏ hợp đồng, phá vỡ chuỗi liên kết… đang diễn ra tại các vùng trồng sầu riêng.
Tin giả, tin sai sự thật và trách nhiệm của các nền tảng xuyên biên giới

Tin giả, tin sai sự thật và trách nhiệm của các nền tảng xuyên biên giới

Nền tảng xuyên biên giới là nơi lan truyền rất nhanh thông tin sai lệch, tin giả. Cần phải quy trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm xã hội đối với các nền tảng này.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tiễn; nhiều địa phương sử dụng kết quả từ điều tra dân tộc thiểu số cũ.
Hiệp định về Biển cả mở “đường lớn” cho sự phát triển của Việt Nam

Hiệp định về Biển cả mở “đường lớn” cho sự phát triển của Việt Nam

Hiệp định về biển cả là văn kiện đầu tiên điều chỉnh toàn diện việc khai thác, chia sẻ lợi ích và bảo tồn nguồn gene biển tại các vùng biển quốc tế.
Nâng cấp doanh nghiệp là "mệnh lệnh" cho việc đổi mới

Nâng cấp doanh nghiệp là "mệnh lệnh" cho việc đổi mới

Nâng cấp doanh nghiệp và nâng cao năng suất lao động chính là mệnh lệnh cho việc đổi mới, động lực tăng trưởng đất nước.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp trên cả nước, và sự ra đời của Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh là quyết định mang tính đột phá.
Lời xin lỗi "hời hợt" của Hoàng Thùy Linh và những bài học từ sự “vạ miệng”

Lời xin lỗi "hời hợt" của Hoàng Thùy Linh và những bài học từ sự “vạ miệng”

Từ khủng hoảng "vạ miệng" của Hoàng Thùy Linh cho thấy, người nghệ sĩ cần xây dựng văn hóa ứng xử một cách nghiêm túc, có trách nhiệm với công chúng.
Hàng lậu, hàng giả lộng hành cuối năm: Trách nhiệm không của riêng ai!

Hàng lậu, hàng giả lộng hành cuối năm: Trách nhiệm không của riêng ai!

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm, vấn nạn hàng lậu, hàng giả hàng lại "nóng" hơn bao giờ hết. Đây là nỗi lo không chỉ của người tiêu dùng, doanh nghiệp...
Thế lực chống lưng cho công trình vi phạm là thế lực nào?

Thế lực chống lưng cho công trình vi phạm là thế lực nào?

Buổi sáng 18/9, bên lề hội nghị đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô đặt ra một câu hỏi: Có hay không thế lực chống lưng cho công trình vi phạm?
Từ vụ cháy "chung cư mini" tới nỗi lo những "chuồng cọp" không lối thoát trên phố cổ

Từ vụ cháy "chung cư mini" tới nỗi lo những "chuồng cọp" không lối thoát trên phố cổ

Trước tình trạng nhà chung cư cũ, nhà tập thể phố cổ không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, cần có giải pháp lâu dài tránh để "mất bò mới lo làm chuồng".
Tật xấu “dìm hàng” và câu chuyện con cua

Tật xấu “dìm hàng” và câu chuyện con cua

Cổ phiếu VFS của thương hiệu ô tô Vinfast niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Hoa Kỳ) đánh dấu bước đi đột phá của một doanh nghiệp Việt Nam.
“Hộp ngủ” 2m2 xếp chồng lên nhau: Không thể nhắm mắt “làm liều”

“Hộp ngủ” 2m2 xếp chồng lên nhau: Không thể nhắm mắt “làm liều”

Những “hộp ngủ” trong các một căn nhà có sức chứa lên đến vài chục người, chưa đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy, được ví như những quả “bom nổ chậm".
Vụ cháy chung cư: Khi thói tham lam đi cùng thiếu kiểm tra, giám sát

Vụ cháy chung cư: Khi thói tham lam đi cùng thiếu kiểm tra, giám sát

Trong số 56 nạn nhân tử vong trong vụ cháy chung cư mini Khương Hạ (P. Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội), có 3 nạn nhân là con cán bộ công nhân viên ngành điện.
Cháy chung cư, lòi vi phạm: Cần cuộc đại phẫu nghiêm minh như vụ Việt Á

Cháy chung cư, lòi vi phạm: Cần cuộc đại phẫu nghiêm minh như vụ Việt Á

Một công trình xây vượt tầng, sai mật độ, đã có quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế, nhưng vẫn sừng sững tồn tại ắt phải có người bao che.
Thí điểm dùng cát biển làm cao tốc: Nhiều lợi ích từ một ứng dụng

Thí điểm dùng cát biển làm cao tốc: Nhiều lợi ích từ một ứng dụng

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và các bộ ngành liên quan phối hợp đẩy nhanh tiến độ thí điểm dùng cát biển san nền các dự án.
Vụ cháy chung cư mini: Ấm áp tình người sau… “bão lửa”

Vụ cháy chung cư mini: Ấm áp tình người sau… “bão lửa”

Ngọn lửa của vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội có thể đem đến bao mất mát lớn lao không gì bù đắp được nhưng không thể dập tắt được tình người sau hoạn nạn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động