Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Có nên bỏ chung cư, quay về nhà đất?
Ý kiến 14/09/2023 16:23 Theo dõi Congthuong.vn trên
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Trách nhiệm cơ quan quản lý ở đâu? Vụ cháy chung cư mini Khương Hạ: Hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi bảo hiểm xã hội cho các nạn nhân |
Dư luận cả nước bàng hoàng, đau xót khi chứng kiến cảnh “bà hỏa” viếng thăm căn nhà 9 tầng trong ngõ hẹp thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Vụ hỏa hoạn đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, khiến 56 người tử vong và nhiều người khác phải nhập viện.
Sau câu chuyện buồn ấy, nhiều người đặt ra câu hỏi để xảy ra vụ việc đáng tiếc như vậy là lỗi do ai? Ai đã cấp giấy phép xây dựng công trình? Hay, công trình xây dựng này có phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chữa cháy hay không?... Rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh vụ việc tang thương này.
Trước hết, phải khẳng định rằng, căn nhà xảy ra vụ hỏa hoạn không phải là chung cư, mà bản chất là nhà ở riêng lẻ. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ này nằm ở khu vực đô thị, nên bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng và khi đưa vào vận hành không yêu cầu phải thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy.
Như đã biết, công trình này đã được UBND quận Thanh Xuân cấp giấy phép 6 tầng, tầng lửng, tum thang có không gian kỹ thuật. Tuy nhiên, thực tế công trình có dấu hiệu xây sai phép khi tòa nhà cao 9 tầng. Bên trong căn nhà đã được chủ chia thành nhiều phòng nhỏ hay còn gọi là “căn hộ mini”, để bán cho các hộ dân. Và như thế, mặc nhiên người dân gọi căn nhà ở riêng lẻ này là chung cư mini.
Không phải riêng căn nhà này, mà trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều chung cư mini đã được xây dựng và bán “căn hộ” cho người dân sinh sống. Với số lượng hàng trăm nhân khẩu trên một tòa nhà ở riêng lẻ như căn nhà trên, ngoài vấn đề về phòng, chống cháy nổ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, thì hàng loạt những bất cập khác như nhân hộ khẩu, an ninh trật tự... cũng được đặt ra. Bởi thực tế, người dân hay hộ gia đình sở hữu “căn hộ mini” đều sinh hoạt độc lập như trong một căn hộ chung cư bình thường. Tuy nhiên, với lý do giá bán những “căn hộ” này khá mềm, nên vì điều kiện tài chính người dân vẫn ưu tiên lựa chọn mua để ở.
![]() |
Những "căn hộ mini" được "hô biến" từ nhà ở riêng lẻ luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ |
Sau vụ việc nghiêm trọng trên, nhiều người không khỏi giật mình khi nhìn lại những rủi ro tiềm ẩn, nhất là vấn đề phòng, chống cháy nổ ở những tòa chung cư mini. Cũng có ý kiến bày tỏ quan điểm cho rằng, nên “bỏ chung cư, quay về nhà đất” để ở. Như đã phân tích ở trên, những căn nhà riêng lẻ được hô biến thành chung cư mini tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Còn trên thực tế, không phải cứ ở chung cư cao tầng là dễ bị cháy, hay nguy hiểm tính mạng. Bởi, các căn hộ ở những tòa nhà chung cư cao tầng đều được thẩm duyệt đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy rồi mới được đưa vào sử dụng.
Như chúng ta đã thấy, ở trong các tòa chung cư cao tầng đều có hệ thống chữa cháy tự động đến các căn hộ, hệ thống báo cháy và bảo vệ túc trực chữa cháy và đặc biệt có thang thoát hiểm... Bên cạnh đó, theo quy định, các tòa chung cư cao tầng bắt buộc phải có cửa thép chống cháy ngăn tầng hầm, thang thoát hiểm.
Bởi vậy, tính an toàn trong các tòa nhà chung cư cao tầng luôn được đặt lên hàng đầu và việc này cũng được các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, phòng cháy chữa cháy, chính quyền địa phương rất quan tâm. Có chăng, một số tòa nhà chung cư không đủ điều kiện để thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy, nhưng chủ đầu tư vẫn bất chấp cho người dân vào ở.
Sở dĩ như vậy là vì nguyên nhân từ hai phía. Thứ nhất, đó là từ chủ đầu tư bởi theo cam kết nếu họ chậm bàn giao căn hộ sẽ bị phạt hợp đồng và phải trả một khoản tiền phạt cho khách hàng. Thứ hai, đó là từ phía khách hàng, bởi họ đang có nhu cầu thực về nhà ở nên bất chấp nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn mà nhận nhà, vào sinh sống. Còn lại là những khách hàng mua để đầu tư, họ nhận nhà vì nóng lòng bán để thu hồi vốn hoặc “bất đắc dĩ” phải nhận bàn giao do thấy chủ đầu tư không có khả năng khắc phục được vấn đề về phòng cháy chữa cháy…
Từ những vấn đề trên, người dân cần nhận thức rõ được thế nào là nhà ở riêng lẻ, "căn hộ mini" và căn hộ chung cư, để có lựa chọn nhà ở chính xác nhất cho bản thân. Bên cạnh đó, mỗi người dân cần ý thức được những rủi ro tiềm ẩn phía sau những “căn hộ” giá rẻ và cân nhắc việc mua bán, vào sinh sống tại chung cư mini tiềm ẩn nhiều rủi ro về cháy nổ. Cùng với đó, các cơ quan ban ngành cần siết chặt khâu cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng và mua bán, chuyển nhượng căn hộ những loại nhà này. Có như vậy, mới không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc như trên!
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Quy hoạch vùng trồng: Cần lấy “cầu” làm gốc

Để không có “Vạn Thịnh Phát” thứ hai

Từ việc kiểm soát nồng độ cồn đã hình thành thói quen "uống rượu bia thì không lái xe"

Cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe, tại sao không?
Tin cùng chuyên mục

Quy định nồng độ cồn tuyệt đối là cần thiết

Nhiều dư địa cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Algeria

Xuất khẩu nông sản: Cần xóa bỏ tư tưởng chấp nhận rủi ro

Loạt đại gia bị bắt vì lừa đảo, ngẫm lại câu 'tiền nhiều để làm gì'?

Dân không mặn mà, địa phương than khó, vì sao?

Cần kiên quyết mạnh tay với "ma men"

Để người có nhu cầu thực sự “chạm tay” tới giấc mơ an cư lạc nghiệp!

Có nên đưa dạy thêm, học thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Ấn vàng triều Nguyễn hồi hương: Đoạn kết tuyệt đẹp của sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự tôn dân tộc

Trương Mỹ Lan và ‘kỷ lục’ kinh khủng!

Đề xuất lắp thiết bị giám sát hành trình vào xe máy: Hãy cân nhắc thật kỹ!

Chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương: Cắt vài cành để cứu cả vườn cây

Nguyên nhân bạo lực học đường: Phải chăng do "lỗi hệ thống"?

Cá “ướp” phoóc môn, gạo nhuộm màu, người tiêu dùng đặt niềm tin vào đâu?

Siết chặt “vòng kim cô” với hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng

Tại sao lại cấm cải tạo xe khách ghế ngồi thành xe giường nằm 2 tầng?

Lều canh vịt kiến trúc Nhật và câu trả lời vô trách nhiệm của ông chủ tịch xã

Vì sao nhiều chợ đêm, phố đi bộ "lạc bước"?

Cạnh tranh không lành mạnh trong ngành sữa: "Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"
