Từ "made in Vietnam" đến "made by Vietnam"

Câu chuyện thế nào là hàng "made in Vietnam", "made by Vietnam" cùng những lùm xùm của Khải Silk năm 2018 và chiếc tivi của Asanzo mới đây tuy khuấy động dư luận nhưng phía sau đó nổi lên một vấn đề quan trọng hơn là chỗ đứng thương hiệu của một quốc gia trong toàn cầu hóa kinh tế. 

Để hiểu rõ hơn về "made in Vietnam"

Cùng với những xu hướng đáng khích lệ trong phong trào "Người Việt dùng hàng Việt", nhiều hàng Việt đã có vị thế vững chắc trên thị trường nội địa, chiếm được sự tin tưởng của khách hàng như dệt may, nông thủy sản, đồ gỗ, đồ gia dụng… Đây là giá trị tinh thần và tài sản vô giá mà các doanh nghiệp phải biết gìn giữ vì sự tồn tại và phát triển của chính mình.

Nhưng vấn đề liên quan đến chiếc TV Asanzo đang tạo ra những tranh luận liên quan việc một sản phẩm được tạo ra từ hầu hết linh kiện nhập khẩu dán nhãn "made in Vietnam". Các cơ quan quản lý có cần xây dựng các quy chuẩn đối với hàng hóa được quyền gắn nhãn "made in Vietnam"? Và liệu việc đặt ra các tiêu chuẩn này có thực sự thúc đẩy nền sản xuất trong nước?

tu made in vietnam den made by vietnam
Nguồn gốc tivi Asanzo đang có những ý kiến trái chiều

Liên quan khái niệm "hàng Việt" có ba cách tiếp cận cơ bản: Hàng có xuất xứ Việt Nam (of Vietnam origin), hàng sản xuất tại Việt Nam (made in Vietnam), và hàng của Việt Nam (product of Vietnam) hay do Việt Nam sản xuất (made by Vietnam).

Hàng xuất xứ Việt Nam thường được xác định bởi các cơ quan quản lý nhà nước nhằm mục đích cho phép nhà xuất khẩu hưởng thuế quan ưu đãi của nước nhập khẩu. Các tiêu chí xác định một mặt hàng có được coi là có xuất xứ từ Việt Nam hay không được quy định cụ thể trong các hiệp định thương mại với các quốc gia liên quan. Các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào các tiêu chí này để cấp chứng nhận xuất xứ Việt Nam cho các lô hàng xuất khẩu vào thị trường đối tác ký kết. Có nhiều tiêu chí và phương pháp xác định xuất xứ. Thông thường một mặt hàng sẽ được công nhận xuất xứ khi tối thiểu 30-40% hàm lượng chế biến được thực hiện tại quốc gia. Ngoài ra với từng nhóm hàng có thể có những quy định riêng. Việc chứng nhận được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền và đơn thuần vì mục đích thương mại.

Trong khi đó, việc một sản phẩm như thế nào sẽ được quyền dán nhãn sản xuất tại Việt Nam chưa được quy định bởi các cơ quan quản lý nhà nước. Có một thực tế là các quốc gia cũng thường chỉ dành quan tâm tới việc xây dựng các tiêu chuẩn đối với một sản phẩm được sản xuất và lưu hành trên thị trường mình. Việc gắn nhãn địa điểm sản xuất theo thông lệ thể hiện địa điểm nơi sản phẩm được hoàn tất để đưa ra thị trường hơn là gắn với những lợi ích thương mại như chứng nhận xuất xứ.

Khi các nền sản xuất vẫn còn bị giới hạn trong đường biên giới quốc gia, hàng hóa thường được sản xuất gần như toàn bộ trên lãnh thổ của quốc gia. Cụm từ "made in" ngày đó hàm chứa nhiều thông điệp hơn là chỉ dẫn xuất xứ của hàng hóa. Nó đại diện những giá trị sản xuất truyền thống của quốc gia, tiềm lực công nghệ… khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đồng thời chính những sản phẩm có chất lượng này sẽ hình thành nên thương hiệu quốc gia.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa đã khiến một sản phẩm là kết quả của một chuỗi cung ứng từ nhiều quốc gia và kết thúc ở bất kỳ một quốc gia nào trong chuỗi cung ứng đó mà nhà sản xuất thấy phù hợp. Bằng chứng rõ nhất là chúng ta đang thấy những sản phẩm "made in EU", phản ánh mức độ liên kết sâu sắc của 28 nền kinh tế thành viên. Tương tự như vậy, việc Việt Nam mỗi năm xuất khẩu lượng điện thoại di động lớn không khiến chúng ta được coi là "nhà sản xuất thiết bị di động" mà chỉ đơn thuần là cơ sở sản xuất lớn nhất thế giới của Samsung. Trở lại câu chuyện của Asanzo, ví thử một phần lớn số linh kiện của những chiếc TV của Asanzo được sản xuất tại các doanh nghiệp do Asanzo đầu tư tại Trung Quốc chắc chắn người tiêu dùng không có phản ứng phẫn nộ như đã thấy.

"Made by Vietnam": Hướng đến toàn cầu hóa

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, người tiêu dùng thường không quan trọng sản phẩm được làm ra ở đâu mà quan trọng là nó được phân phối ở thị trường nào hoặc tạo ra bởi nhà sản xuất nào. Hàng hóa tiêu thụ trên thị trường phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh, an toàn, môi trường… bất kể nó được sản xuất trong nước hay nhập khẩu. Các tập đoàn đa quốc gia cũng thường đưa ra cam kết chất lượng toàn cầu để bảo đảm hàng hóa của họ có thể tiếp cận mọi thị trường bất kể được sản xuất tại đâu (về lý thuyết là như vậy).

Có thể sắp tới, trước sức ép dư luận đối với việc xử lý hàng hóa nước ngoài đội lốt hàng Việt Nam, các cơ quan quản lý sẽ tìm cách đưa ra các quy định quản lý nhằm xác định những mặt hàng thế nào sẽ được gắn mác "made in Vietnam". Nhưng như đã phân tích, công việc phức tạp và sẽ khá tốn kém này mang giá trị tinh thần nhiều hơn là thương mại cũng như không có nhiều ý nghĩa trong việc tạo thêm động lực phát triển sản xuất trong nước. Bản chất của chuỗi phân công lao động toàn cầu ngày nay là sản phẩm được làm ra bởi ai (made by) chứ không phải ở đâu (made in).

Chúng ta từng hy vọng "đi tắt đón đầu", thực hiện "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" dựa vào nguồn lực bên ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài trong những lĩnh vực công nghệ được chiều chuộng với các chính sách ưu đãi, bảo hộ với hy vọng họ sẽ chuyển giao công nghệ cho chúng ta. Tuy nhiên, các nhà sản xuất điện tử, xe máy, ôtô… đến rồi bỏ đi ngay khi các hàng rào bảo hộ thuế quan bị dỡ bỏ mà không hề có chuyển giao công nghệ như chúng ta chờ đợi. Năm 2018, xuất khẩu điện thoại di động và linh phụ kiện đạt khoảng 49 tỷ USD. Nhưng giá trị phần đóng góp bởi doanh nghiệp nội chỉ khoảng trung bình 2 USD/sản phẩm. Chiếc xe du lịch thương hiệu Việt đầu tiên sắp ra đời bằng vốn và sức lao động của người Việt nhưng hoàn toàn bằng công nghệ, máy móc nước ngoài từ các khâu kỹ thuật tới quản lý. Những chiếc xe, điện thoại kể trên đều là những sản phẩm có giá trị thương mại cao, tạo công ăn việc làm và đóng góp cho ngân sách. Nhưng không thể nhìn vào kim ngạch thương mại và dòng chữ "made in Vietnam" để tự hào rằng đó là những sản phẩm Việt.

Những thành công của bóng đá Việt Nam gần đây là thành quả bền bỉ đầu tư chiều sâu thông qua xã hội hóa, đầu tư cho công tác đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp. Bài học từ bóng đá gợi cho thấy con đường trở thành một nước công nghiệp phát triển phải được hoạch định dựa trên việc khai phá các tiềm năng tri thức, sáng tạo của xã hội để làm chủ khoa học công nghệ. Các sản phẩm "made in Vietnam" giúp chúng ta có công ăn việc làm, thoát nghèo. Để thành ông chủ và gia nhập câu lạc bộ các nền kinh tế phát triển chúng ta cần nhiều sản phẩm chất lượng "made by Vietnam".

Một thời gian dài, chúng ta đã đánh đồng hai khái niệm "made in Vietnam" và "made by Vietnam". Hoặc cũng có thể các nhà quản lý cố tình nhầm lẫn nhằm tìm một thành công dễ dãi trong việc tạo ra những sản phẩm công nghệ "made in Vietnam".
Chi Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Triển lãm Nguồn cung ứng quốc tế 2024 hứa hẹn thu hút hơn 8.000 nhà mua hàng từ hơn 150 quốc gia tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm

Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm ''cầu nối'' thu hút đầu tư

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, nhiều địa phương hướng đến xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại và đầy đủ chức năng.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Việc doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giúp tăng uy tín, vị thế của sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Giá trị cốt lõi là “thước đo” khẳng định uy tín, vị thế của Thương hiệu Quốc gia

Trong thời đại có nhiều thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh gay gắt với sự hỗ trợ của công nghệ, trí tuệ nhân tạo, những giá trị cốt lõi càng trở nên quan trọng...
Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng

Triển lãm về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ, học hỏi về công nghệ mới.
Phát triển thị trường tín chỉ carbon mang lại cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh

Phát triển thị trường tín chỉ carbon mang lại cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh

Việc thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon mang đến nhiều cơ hội cho TP. Hồ Chí Minh.
TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Phiên chợ xanh tử tế với hàng nghìn sản phẩm xanh

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc Phiên chợ xanh tử tế với hàng nghìn sản phẩm xanh

Người dân TP. Hồ Chí Minh có cơ hội lựa chọn hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc sản, từ 50 tỉnh thành trên cả nước tại Phiên chợ xanh tử tế để phục vụ gia đình.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Năm 2023, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng 33/121 tổng số các quốc gia, lãnh thổ được tổ chức này xếp hạng.
Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động