Tự động hóa - bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Xe và Công nghệ 31/03/2023 16:49 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tự động hoá nâng cao vai trò của người lao động Ứng dụng công nghệ Hydrogen trong chuyển đổi năng lượng xanh |
Tùy theo ngành sản xuất, việc ứng dụng máy móc thiết bị tự động hóa có thể áp dụng từng phần hoặc toàn phần. Không chỉ giúp giải phóng sức lao động của con người mà tự động hóa còn giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất và tăng độ chính xác, chất lượng đồng đều của thành phẩm từ đó doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa được chi phí và dễ dàng thích nghi hơn với những biến động của thị trường.
Sự đồng bộ kết nối giữa các máy móc tự động, thiết bị tự động hóa với robot và con người giúp kiểm soát, điều khiển dây chuyền sản xuất từ xa, giúp giảm thiểu thiệt hại không đáng có.
Các dây chuyền tự động, cánh tay robot lắp ráp, máy đóng gói hàng hóa tự động… đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Từ các lĩnh vực công nghiệp đòi hỏi khắt khe, cản trở địa lý hay tồn tại các nguy cơ tiềm ẩn như cơ khí, khí nén, y tế, nông nghiệp, điện, điện tử, ô tô, tàu thủy… đến các ngành công nghiệp vận chuyển, phân phối, dịch vụ chúng ta đều dễ dàng bắt gặp các ứng dụng của tự động hóa
![]() |
Ứng dụng tự động hóa tạo ra bước đột phá trong ngành sản xuất – lắp ráp ô tô, xe máy và nhiều ngành sản xuất khác |
Mọi khía cạnh của quá trình sản xuất, kinh doanh đều được giám sát, đánh giá và cải tiến thông qua giao tiếp giữa các thiết bị máy móc hỗ trợ dưới sự quản lý của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn đầu của sự phát triển tự động hóa, nhiều doanh nghiệp lo sợ rằng việc đầu tư cho các máy móc, công nghệ mới sẽ tốn nhiều chi phí, biến động nhân sự, thời gian thích ứng. Nhưng thực tế đã và đang chứng minh tự động hóa đem lại những bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết tốt những băn khoăn ban đầu của doanh nghiệp.
Tự động hóa là xu thế đang không ngừng phát triển, từ dây chuyền sản xuất cho đến chế tạo robot và sự ra đời của IIoT (Internet vạn vật công nghiệp), các nhà máy sản xuất kinh doanh giờ đây hoạt động nhanh hơn, thông minh và hiệu quả hơn.
Để tiếp tục phát huy vai trò của tự động hóa trong sản xuất, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh hơn tốc độ chuyển đổi, xem đây là động lực để các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu và tích hợp công nghệ mới, những giải pháp mang tính gia tăng bền vững để cung cấp cho thị trường và góp phần phát triển nền kinh tế.
Nhằm xây dựng môi trường pháp lý thúc đẩy đổi mới sáng tạo, kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 - 2030 cũng đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021.
Hiện nay khi thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ trên toàn thế giới việc áp dụng công nghệ vào quản trị và tự động hóa doanh nghiệp là một điều tất yếu để giúp các doanh nghiệp phát triển bắt kịp với xu thế của thế giới. Đây cũng là con đường ngắn nhất để các doanh nghiệp phát triển theo kịp tốc độ phát triển của các nước trên thế giới.
Để ứng dụng tự động hóa trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đang dần hình thành quy trình làm việc mới bằng việc hệ thống hóa toàn bộ quy trình sản xuất và nguồn nhân lực liên quan. Các bộ phận được xác định sẽ chịu trách nhiệm thực thi theo quy trình mà họ đã được thiết lập sẵn nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm thời gian, giảm nhân công mà vẫn tăng hiệu suất công việc. Việc sử dụng các ứng dụng công nghệ vào quản trị hay máy móc hiện đại sẽ tạo nên tiến trình tự động hóa hoạt động trơn tru cho doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất.
Thêm vào đó, tự động hóa cũng giúp cải thiện sự hài lòng của khách hàng, sự chăm sóc thường xuyên, cá nhân hóa trải nghiệm góp phần xây dựng giá trị bền vững cho thương hiệu của doanh nghiệp.
So với các phương pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống đầy rủi ro như giấy tờ, sổ sách, thì công nghệ tự động hóa giúp cho việc lưu trữ, quản lý thông tin dữ liệu trở nên an toàn và đảm bảo hơn, hạn chế tối đa các rủi ro liên quan đến mất tài liệu. Khi lưu trữ tài liệu trên nền tảng điện toán đám mây bằng phần mềm tự động hóa, trong các trường hợp rủi ro bị mất tài liệu, bạn cũng có thể dễ dàng khôi phục lại chúng từ dữ liệu sao lưu. Bên cạnh đó, tự động hóa còn giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm tài liệu, giúp người quản lý nhanh chóng tiếp cận được thông tin cần thiết, từ đó tăng hiệu suất làm việc.
Bắt kịp xu hướng tự động hóa trong sản xuất công nghiệp, Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng An Phát với gần 30 năm phát triển đã trở thành nhà phân phối tin cậy hàng đầu tại Việt Nam nhờ áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong quản trị, phát triển nội lực và phục vụ khách hàng.
Công ty TNHH An Phát đồng hành cùng sự phát triển của các đối tác trên thị trường Việt với các giải pháp phù hợp với nhu cầu của mỗi công đoạn sản xuất trong nhiều ngành nghề hiện nay. Nổi bật là những sản phẩm, bộ giải pháp như: Kìm cắt khí nén, robot sơn tự động, thiết bị thủy lực, thiết bị làm mát,...
![]() |
Đội ngũ nhân sự của An Phát không ngừng học hỏi, tìm tòi các kiến thức về sản phẩm và kỹ thuật để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn |
Với nhiều năm kinh nghiệm về ứng dụng tự động hóa, An Phát không chỉ đem đến những sản phẩm chất lượng mà còn hỗ trợ các đối tác để đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm tới đông đảo khách hàng. Sự hợp tác với một đối tác tin cậy như An Phát giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng tối đa tự động hóa vào thực tiễn một cách thiết thực, hiệu quả, xây dựng các yêu cầu cốt lõi về mặt mô hình, dữ liệu, thiết kế tùy biến và xây dựng một hệ thống mở, phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp giúp sản xuất giải quyết bài toán kinh tế, đầu tư thông minh, hiệu quả.
Hiện An Phát đang phân phối những sản phẩm, giải pháp công nghệ mới nhất từ các đối tác thương hiệu top đầu của Nhật Bản như: Vessel, Asahi Sunac, Toyox, Nitto Kohki,...với sự tin dùng của hơn 20.000 khách hàng trên khắp cả nước.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giải pháp tối ưu cho chuyển đổi số logistics, quản lý chuỗi cung ứng

Trí tuệ nhân tạo sẽ mang tới sức mạnh phát triển nền kinh tế số

Cuộc đua mới trong phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam tháng 11 ước đạt 8.000 xe

Phát triển đô thị thông minh: Cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể
Tin cùng chuyên mục

CMC Cloud thế hệ mới đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2023

Chuyển đổi số: Cơ hội, thách thức và giải pháp để phát triển kinh tế số

Galaxy S24 Ultra sắp lên kệ có gì đặc biệt?

Các nhà khoa học phát triển thành công phần mềm dịch ngôn ngữ hiếm ra tiếng Việt

Doanh nghiệp "chạy đua" với thời gian để triển khai trí tuệ nhân tạo

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 5 nhiệm vụ trọng tâm cho các Viện nghiên cứu ngành Công Thương

Các nhà khoa học Việt Nam làm chủ công nghệ sơn chống cháy và sơn phản xạ nhiệt

Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ cần cơ chế đặc thù

Chặn, gỡ bỏ hàng trăm nghìn nội dung vi phạm trên Facebook, Tiktok, Youtube

Chính thức chuyển giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về UBND Hà Nội quản lý

Công bố hình thành mạng lưới truyền thông ngành thông tin và truyền thông

Pon Holdings là cổ đông mới để nhập khẩu, phân phối xe Audi tại thị trường Việt Nam

Startup blockchain Việt Nam bị hack, thiệt hại chục triệu USD

Nhà sản xuất xe hai bánh Ấn Độ gia nhập thị trường Việt Nam

Ra mắt Trung tâm mua bán xe đã qua sử dụng tại Hà Nội

Việt Nam triển khai thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G

Cảnh báo ứng dụng chứa mã độc ẩn mình trong phần mềm giả mạo dịch vụ công

Tháng "bội thu" của Hyundai: 4 xe lọt top 10 bán chạy nhất thị trường
