TS.Vũ Văn Tính: Sáp nhập tỉnh có đủ cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn

Theo TS.Vũ Văn Tính, việc sáp nhập các tỉnh không chỉ là quyết tâm chính trị, mà còn dựa trên các cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian qua.
TS. Vũ Văn Tính: Cần đột phá AI trong quản lý thuế Phát biểu mới nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm về sáp nhập tỉnh Bất động sản vùng ven ‘dậy sóng’ sau tin sáp nhập tỉnh

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với TS. Vũ Văn Tính - giảng viên khoa Luật, Học viện Hành chính và Quản trị công để hiểu hơn về chủ trương bỏ cấp huyện, sáp nhập xã, hợp nhất tỉnh.

Bước đi mang tính chiến lược

PV: Ông đánh giá như thế nào về chủ trương bỏ cấp huyện, sáp nhập xã, hợp nhất tỉnh theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay?

TS.Vũ Văn Tính: Sáp nhập tỉnh có đủ cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn
TS. Vũ Văn Tính, khoa Luật, Học viện Hành chính và Quản trị công. Ảnh: Đỗ Nga

- TS. Vũ Văn Tính: Theo tôi việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập xã và hợp nhất tỉnh theo chủ trương của Đảng và Nhà nước là một bước đi mang tính chiến lược, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Đây là xu hướng phù hợp với bối cảnh phát triển hiện nay, khi công nghệ thông tin và hạ tầng giao thông phát triển đã rút ngắn khoảng cách địa lý, giảm nhu cầu duy trì cấp trung gian như cấp huyện. Nhất là khi chúng ta nói đến kỷ nguyên vươn mình của đất nước, rõ ràng muốn vươn mình, cất cánh thì cần phải có một cơ thể nhẹ nhàng, uyển chuyển, linh hoạt và đầy sức sống.

Bộ máy hành chính gọn nhẹ sẽ hoạt động hiệu quả hơn

PV: Vậy theo ông, cơ sở khoa học nào cho thấy việc sáp nhậpbỏ chính quyền địa phương cấp trung gian tại Việt Nam là cần thiết?

- TS. Vũ Văn Tính: Dưới góc độ nghiên cứu, cá nhân tôi cho rằng, việc sáp nhập các xã, các tỉnh và bỏ cấp huyện dựa trên một số cơ sở khoa học và thực tiễn sau:

Thứ nhất, tinh gọn bộ máy hành chính: Các nghiên cứu về quản lý hành chính công chỉ ra rằng một bộ máy hành chính gọn nhẹ, ít tầng nấc trung gian sẽ hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu sự chồng chéo và bất cập trong quy trình quản lý. Ngoài ra, việc giảm bớt các cấp hành chính trung gian có thể tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và tốc độ ra quyết định, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Thứ hai, tiết kiệm nguồn lực: Việc giảm bớt các cấp trung gian giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, tập trung nguồn lực vào các nhiệm vụ trọng yếu như phát triển kinh tế, giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng.

Thứ ba, tiến bộ công nghệ: Sự phát triển của công nghệ thông tin và Chính phủ điện tử cho phép quản lý tập trung hiệu quả hơn, giảm nhu cầu duy trì cấp huyện như một cấp trung gian truyền thống.

Nhiều bài học kinh nghiệm thực tiễn đã được rút ra

PV: Theo ông, đâu là cơ sở thực tiễn để hiện thực hóa chủ trương về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, tiếp tục sáp nhập cấp xã?

- TS. Vũ Văn Tính: Tôi cho rằng chúng ta đã có kinh nghiệm thực tiễn từ việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021. Từ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24-12-2018 và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12-3-2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021;

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14-5-2019 về Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 12-1-2021).

TS.Vũ Văn Tính: Sáp nhập tỉnh dựa trên các luận cứ...
Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, tiếp tục sáp nhập cấp xã không chỉ là quyết tâm chính trị, mà còn dựa trên các cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian qua. Ảnh minh họa

Kết quả 45/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021: sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã, kết quả giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã; giảm 706 cán bộ, công chức cấp huyện, 9.694 cán bộ, công chức cấp xã và 8.448 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Nhiều bài học kinh nghiệm thực tiễn đã được rút ra từ giai đoạn coi như thí điểm này. Ví dụ, bài học kinh nghiệm về bố trí, sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã khi thực hiện sắp xếp; bài học kinh nghiệm về công tác quy hoạch, hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí, bảo đảm chất lượng phát triển tại các đô thị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản trị của chính quyền địa phương sau sắp xếp.

Tiếp thu và ứng dụng nhiều kinh nghiệm hay của nhiều quốc gia

PV: Ông có thể chỉ ra kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức chính quyền địa phương của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, có thể ứng dụng vào thực tiễn tại Việt Nam?

Năm 2020, trong đề tài cấp Bộ về nghiên cứu so sánh tổ chức chính quyền địa phương của Việt Nam với chính quyền địa phương của một số quốc gia trên thế giới do tôi làm chủ nhiệm, chúng tôi đã nghiên cứu so sánh và thấy có nhiều kinh nghiệm hay của nhiều quốc gia có thể được nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng vào thực tiễn của Việt Nam.

Đơn cử như Đan Mạch: Năm 2007, Đan Mạch thực hiện cải cách hành chính, giảm từ 271 xuống 98 thành phố và bỏ cấp huyện, tăng quyền tự chủ cho chính quyền địa phương trong quản lý tài chính, giáo dục, y tế. Cuộc cải cách đã dẫn đến một số thay đổi trong phân công lao động giữa nhà nước, các vùng (mới) và các thành phố. Kinh nghiệm đối với Việt Nam: Chúng ta có thể học cách sáp nhập đơn vị hành chính nhỏ thành các đơn vị lớn hơn, đồng thời trao quyền tự quyết định ngân sách cho địa phương.

Đức: Là quốc gia liên bang, Đức phân quyền mạnh cho 16 bang, mỗi bang tự quản lý giáo dục, cảnh sát, thuế địa phương. Trung ương chỉ giữ vai trò định hướng chiến lược. Kinh nghiệm đối với Việt Nam: Chúng ta có thể phân quyền rõ ràng hơn cho tỉnh, giảm vai trò trung gian của huyện, tăng tính chủ động trong phát triển kinh tế địa phương.

Hàn Quốc: Từ năm 1995, Hàn Quốc đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho chính quyền đô thị lớn như: Seoul trong quy hoạch, giao thông. Kinh nghiệm đối với Việt Nam: Chúng ta có thể ưu tiên trao quyền cho các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh để thử nghiệm trước khi áp dụng toàn quốc.

Nhật Bản: Nhật Bản đã sáp nhập hơn 3.200 đô thị xuống còn khoảng 1.700 từ năm 1999-2010, khuyến khích tự quản và hợp tác liên đô thị. Chính phủ Nhật Bản cũng ban hành "Hướng dẫn về việc đẩy mạnh hợp nhất". Kinh nghiệm đối với Việt Nam: Giảm bớt khó khăn của những địa phương có ngân sách hạn hẹp, dân số hạn chế; đẩy mạnh quá trình phi tập trung hóa, tăng cường tính độc lập và sự bảo đảm về tài chính của các chính quyền địa phương. Xây dựng được một hệ thống chính quyền hoạt động hiệu quả, gọn nhẹ hơn, qua đó giảm bớt gánh nặng về tài chính.

Pháp: Nước Pháp thực hiện việc giảm số lượng vùng (regions) và phân quyền mạnh mẽ cho các tỉnh (departments). Năm 2014, Pháp đã giảm số lượng vùng từ 22 xuống còn có 13 vùng. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, giao thông, và quy hoạch đô thị, Pháp đã phân quyền mạnh mẽ cho các tỉnh. Kinh nghiệm đối với Việt Nam: Chúng ta có thể tăng cường vai trò của các tỉnh, thành phố trong quy hoạch đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng.

Giải pháp để xây dựng mô hình "tỉnh mạnh, xã mạnh"

PV: Theo ông, để hiện thực hoá chủ trương tinh giản các cấp, tiến tới xây dựng mô hình "tỉnh mạnh, xã mạnh", cần triển khai những giải pháp nào để đạt hiệu quả cao nhất?

- TS. Vũ Văn Tính: Theo tôi, để hiện thực hóa chủ trương tinh giản các cấp và xây dựng mô hình "tỉnh mạnh, xã mạnh" tại Việt Nam, các giải pháp sau có thể được triển khai để đạt hiệu quả:

Thứ nhất, cần xây dựng khung pháp lý rõ ràng: Sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định liên quan để xác định rõ chức năng, quyền hạn của tỉnh và xã sau khi bỏ cấp huyện. Điều này tạo cơ sở pháp lý cho phân quyền và tránh chồng chéo nhiệm vụ. Cần trao cho tỉnh quyền tự chủ về ngân sách, quy hoạch và phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao vai trò của xã trong cung cấp dịch vụ công cơ bản như y tế, giáo dục, hành chính. Ngoài ra xã cũng cần được trao quyền thu một phần thuế địa phương để tăng nguồn lực.

Thứ hai, cần đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ: Đầu tư vào đào tạo cán bộ cấp tỉnh và xã để đáp ứng yêu cầu quản lý phức tạp hơn. Xã mạnh cần đội ngũ lãnh đạo có khả năng tự quản, còn tỉnh mạnh cần cán bộ có tầm nhìn chiến lược.

Thứ ba, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý: Triển khai chính phủ điện tử toàn diện, kết nối dữ liệu giữa tỉnh và xã để giảm phụ thuộc vào cấp trung gian. Công nghệ giúp quản lý tập trung hiệu quả, đồng thời đảm bảo dịch vụ công đến gần dân hơn.

Thứ tư, cần đẩy mạnh tuyên truyền và lấy ý kiến người dân: Đảm bảo sự đồng thuận bằng cách giải thích rõ lợi ích của mô hình mới, như tiết kiệm chi phí, nâng cao dịch vụ công. Sự ủng hộ của dân chúng giúp giảm kháng cự và tăng tính khả thi.

Thứ năm, cần tổ chức thí điểm và đánh giá: Chọn một số tỉnh và xã để thí điểm mô hình "tỉnh mạnh, xã mạnh", sau đó đúc kết kinh nghiệm trước khi nhân rộng. Đánh giá cần dựa trên hiệu quả kinh tế, sự hài lòng của người dân và tính ổn định trong quản lý hành chính.

Việc sáp nhập xã và tỉnh sẽ giúp tạo ra các đơn vị hành chính lớn hơn, không gian phát triển mới, đủ nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, tránh tình trạng manh mún, chồng chéo về chức năng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, đảm bảo phù hợp với đặc thù văn hóa, lịch sử và điều kiện của từng địa phương. Ngoài ra, cần có một lộ trình rõ ràng, cụ thể và sự đồng thuận của người dân để tránh gây xáo trộn, ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước và đời sống của Nhân dân.
Đỗ Nga (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sáp nhập tỉnh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Vụ kẹo Kera, 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá phơi bày hệ lụy của cơ chế "tự công bố sản phẩm” theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Khi đạo đức bị thương mại hóa thành chiến lược truyền thông, xã hội không chỉ mất chuẩn mà còn học cách im lặng để sống sót...
Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Sữa giả, hồ sơ giả, lời hứa giả nhưng hậu quả là thật. Hơn 500 tỷ đồng thu lời bất chính, đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng.
Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thói quen mua sắm dễ dãi, thiếu truy xuất nguồn gốc... sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đã đến lúc nhìn lại trách nhiệm của mắt xích này trên thị trường.
Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Chưa bàn tới câu hỏi đơn thuần "Quyền Linh có sai không?", nhìn từ góc độ khác, sự việc "lùm xùm" đang phơi bày một lỗ hổng trong ngành sản xuất truyền hình...

Tin cùng chuyên mục

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

169 hạt sen Việt Nam sẽ cùng nữ phi hành gia Hoa Kỳ gốc Việt Amanda Nguyễn thực hiện hành trình vượt ra ngoài Trái Đất vào tối 14/4/2025 theo giờ Việt Nam.
Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm nay được kỳ vọng mang đến một cách kể chuyện di sản qua sản phẩm, và mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội.
Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” qua 75 năm tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là chân lý không thể xuyên tạc.
Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Vụ việc kẹo Kera, sữa giả 500 tỷ đồng là tội ác không thể dung thứ, cần xử lý nghiêm để làm gương, để bảo vệ cộng đồng và làm trong sạch thị trường thực phẩm.
Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam không chỉ là một gốc cây bị chặt, mà là biểu tượng của ký ức cộng đồng bị tổn thương vì thiếu cơ chế gìn giữ và chia sẻ lợi ích.
Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Hành vi lệch chuẩn của Lê Việt Hùng gây tác động xấu đến nhận thức xã hội, cần được xem xét xử lý nghiêm để bảo vệ kỷ cương và uy tín công quyền.
Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Hà Nội đang trải qua cơn sốt đất khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên. Thế nhưng, đây cũng là hồi chuông cảnh báo về "bóng ma" bong bóng bất động sản 2008.
Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Hình ảnh, câu chuyện về 'người hùng nhí' Nam Phong - chưa đầy 3 tuổi, nhanh trí, xử lý “vượt tuổi” để cứu bạn - đã lan tỏa những cảm xúc đẹp trong cộng đồng...
Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn

Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn

Không còn là hành vi nhỏ lẻ, đi bộ sai luật đang tạo nên thói quen xấu, tiềm ẩn nguy cơ cao cho cả người vi phạm và người tham gia giao thông khác.
Đề thi Văn từ sách giáo khoa: Thay đổi chóng  mặt, học sinh hoang mang

Đề thi Văn từ sách giáo khoa: Thay đổi chóng mặt, học sinh hoang mang

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói không dùng sách giáo khoa làm ngữ liệu đề thi Văn, giờ lại bảo “có thể nhặt” từ đó, làm hàng triệu học sinh, giáo viên hoang mang.
AI trong xuất khẩu: Lời giải cho bài toán hội nhập số

AI trong xuất khẩu: Lời giải cho bài toán hội nhập số

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt đang đứng trước cơ hội vàng để ứng dụng AI, mở ra nhiều tiềm năng vượt bậc trong thương mại quốc tế.
Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Từ cú ngã ngựa của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục là lời cảnh báo cho cả showbiz Việt về sức hút công chúng và rủi ro pháp lý của nghệ sĩ với quảng cáo.
Bảo tàng đông kín dịp lễ: Lịch sử vẫn luôn có sức hút

Bảo tàng đông kín dịp lễ: Lịch sử vẫn luôn có sức hút

Hàng chục nghìn người dân xếp hàng vào tham quan bảo tàng Đà Nẵng là một minh chứng cho thấy lịch sử vẫn luôn có sức hút và không hề khô khan.
Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Cá nhân 'tung chiêu' đòi nợ trên mạng xã hội không hiếm, nhưng chủ một quán ăn đưa “chuyện nợ nần” của UBND huyện Tương Dương lên Facebook đã thu hút dư luận...
Cần lên án hành động cợt nhả, xem thường Quốc tang

Cần lên án hành động cợt nhả, xem thường Quốc tang

Việc cợt nhả, xem thường Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone cần bị lên án mạnh mẽ bởi đây là những "ung nhọt" trong suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ.
Cứu hộ động đất Myanmar:

Cứu hộ động đất Myanmar: 'Không ai bị bỏ lại phía sau'

Ngay sau thảm họa động đất ở Myanmar, lực lượng cứu hộ Việt Nam ngay lập tức lên đường với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Ai

Ai 'bảo kê niềm tin' cho Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục?

Từ truyền cảm hứng, Quang Linh và Hằng Du Mục trở thành bị can hình sự, cảnh tỉnh về trách nhiệm và đạo đức của KOLs trong kỷ nguyên số.

'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' - hướng đi mới cho điện ảnh Việt Nam?

Với doanh thu phòng vé đạt kỷ lục, bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" có thể là lời giải cho "bài toán" khó về nội dung trong điện ảnh Việt Nam.
Thế hệ GenZ: Tự do tài chính hay ảo tưởng làm giàu?

Thế hệ GenZ: Tự do tài chính hay ảo tưởng làm giàu?

"Làm giàu không khó" là khẩu hiệu khiến thế hệ Gen Z bị cuốn vào cơn sốt ảo tưởng tự do tài chính, tác động tiêu cực đến văn hóa làm việc và xã hội nói chung.
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Các nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn FDI góp phần củng cố vị thế Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á.
Mobile VerionPhiên bản di động