Hỗ trợ doanh nghiệp điện tử tham gia chuỗi cung ứng Hội nghị toàn quốc Chính phủ với doanh nghiệp 2022: Các chuyên gia kinh tế hiến kế để phục hồi nhanh và phát triển bền vững |
Muôn vàn khó khăn cho doanh nghiệp
Dịch Covid-19 và tình hình địa chính trị khu vực và thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, cộng hưởng với xu hướng tăng áp lực giá cả, lạm phát; các nước thu hẹp các gói hỗ trợ, mua tài sản và tăng lãi suất… khiến giá dầu, giá vàng, chứng khoán và nhiều nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu biến động mạnh và khó đoán hơn. Những điều này cũng trực tiếp và gián tiếp làm giảm cả tổng cung và tổng cầu xã hội, làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng và hoạt động kinh tế tiếp xúc truyền thống; Đồng thời, làm suy giảm toàn diện mọi chỉ tiêu và động lực tăng trưởng kinh tế thế giới và quốc gia;
TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế: Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cân nhắc tới tác động hai mặt của chính sách |
Những yêu cầu về hàng rào kỹ thuật gia tăng từ các thị trường nhập khẩu và sự gián đoạn nhiều chuỗi giao thông, cung ứng hàng hóa và dịch vụ truyền thống còn làm lợi nhuận biên của doanh nghiệp bị thu hẹp.
Ngoài ra, cộng đồng doanh nghiệp cũng đang đối diện với sức cầu trong nước còn yếu, tốc độ phục hồi kinh tế-xã hội còn chậm; áp lực tăng cả về rủi ro lạm phát, nợ công tăng, thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng; trong khi khả năng tiếp cận vốn tín dụng bị hạn chế do điều kiện tín dụng đòi hỏi như thiếu tài sản thế chấp, các điều kiện về nợ xấu và phương án kinh doanh có độ tin cậy cao.
Đồng thời, nhiều doanh nghiệp còn gặp khó về sự thiếu hụt nhân công; sự gia tăng chi phí đầu vào, từ các nguyên vật liệu, đến giá nhân công; sự khan hiếm, thiếu hụt các đơn hàng mới do khách hàng gặp khó khăn tiêu thụ; các chi phí không chính thức cao do nhũng nhiễu và thủ tục quản lý phức tạp, tốn kém; sự chậm trễ và khó tiếp cận các chính sách ưu đãi hiện hành của Chính phủ và địa phương…
Hơn nữa, một số mặt hàng và doanh nghiệp Việt Nam liên tiếp đứng trước áp lực bị điều tra bán phá giá và giả mạo nguồn gốc xuất xứ, nguy cơ bị áp thuế xuất khẩu cao hơn hoặc các biện pháp phòng vệ đối kháng khác.
Chính sách hỗ trợ là “liều thuốc” giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn
Về tổng thể, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cần đồng bộ, nhất quán và cân nhắc tới tác động hai mặt của các chính sách; vừa thống nhất từ Trung ương đến địa phương, vừa khuyến khích tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, thích ứng phù hợp của địa phương và bộ, ngành nhằm trực tiếp và gián tiếp giúp tập trung tiếp tục kiểm soát an toàn dịch bệnh; khắc phục, tháo gỡ khó khăn về sản xuất kinh doanh, tận dụng cơ hội, nâng cao năng lực nội tại và sức cạnh tranh, khả năng chống chịu và tính tự chủ của nền kinh tế; giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; tăng tìm kiếm, thương thảo ký kết và triển khai các hợp đồng thương mại mới; hài hòa và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và người tiêu dùng; giữ vững lòng tin chính sách và niềm tin đầu tư, niềm tin thị trường.
Bên cạnh đó, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương xem xét, bổ sung thêm các sắc thuế, phí cần miễn, giảm cho doanh nghiệp và cho các hoạt động kinh tế liên quan đến các nguyên liệu nhập khẩu; đồng thời, kéo dài thời hạn hoãn các khoản phải nộp, phải trả của doanh nghiệp; nới room - tăng trần hạn mức tăng trưởng tín dụng cho vay những lĩnh vực cần và có triển vọng phát triển tốt; chủ động đa dạng hóa kịch bản tăng trưởng và kiểm soát rủi ro vĩ mô và vi mô…
Tạo lập môi trường kinh doanh phù hợp với xu thế mới, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế |
Ngoài ra, cần khai thác tối đa thị trường trong nước, đồng thời phải phòng ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế, việc làm, đời sống đối với người lao động, người nghèo, người yếu thế.
Tạo lập môi trường kinh doanh phù hợp với xu thế mới, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế, hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận các hình thức sản xuất kinh doanh mới, hiện đại, hiệu quả, phù hợp để đủ sức tham gia ngay các chuỗi giá trị mới, mở rộng quan hệ đối tác gắn với mở rộng thị trường trước sự thay đổi, điều chỉnh về cấu trúc kinh tế thế giới.
Đặc biệt, cần tăng tốc và triệt để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thực chất, tập trung giải quyết các điểm nghẽn, bất cập làm cản trở doanh nghiệp phát triển. Thay thế những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trình độ, không đáp ứng được yêu cầu; đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, nhất quán trong các quy định, chính sách, thái độ phục vụ và tính công minh, sát cánh cùng doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ cấp thực thi;
Thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư quốc tế và trong nước góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trước mắt, tập trung tiếp tục triển khai các chính sách hiện hành trong các gói hỗ trợ (nhất là gói 347.000 tỷ đồng) doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch, với tinh thần là giảm bớt gánh nặng tài chính, giảm, gia hạn tiền nộp thuế và tiền thuê đất, hỗ trợ lãi suất và cơ cấu lại nợ; giảm phí và lệ phí dịch vụ công, tiếp tục giảm hơn nữa lãi suất cho vay, cả khoản vay hiện có và vay mới, không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, tạo thuận lợi để doanh nghiệp tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất;
Tiếp tục cho phép doanh nghiệp vay Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp với lãi suất thấp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm cho người lao động theo quy định của Luật Việc làm.
Đồng thời, tiếp tục điều hành linh hoạt các công cụ tài chính, chính sách tài khóa, tiền tệ, chủ động điều hành, điều chỉnh các chỉ tiêu về ngân sách Nhà nước. Trong đó, có thu ngân sách Nhà nước, bội chi ngân sách Nhà nước và nợ công cho phù hợp tình hình thực tiễn; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng thị trường quốc tế, kích cầu tiêu dùng nội địa để kích thích tăng trưởng. Tập trung rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật và cắt giảm thủ tục hành chính để tạo thuận lợi tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Coi trọng chỉ đạo phát triển một số lĩnh vực kinh tế mới như kinh tế ban đêm, kinh tế số, kinh tế đô thị, kinh tế tuần hoàn; Tăng vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp; đề cao tinh thần cộng đồng và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp…
Đối với ngành Công Thương, cần tăng cường quản lý nhà nước nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại; công tác thông tin cộng đồng;
Kiểm soát tình trạng đầu cơ, trục lợi và tham nhũng trong quản lý nhà nước; mở rộng thông tin và phát triển thị trường có tổ chức; hài hòa lợi ích trong nhập khẩu, phân phối hàng thiếu hụt;
Coi trọng phát triển thị trường trong nước và các chuỗi cung ứng mới; phát triển thương mại điện tử, kinh tế nền tảng và phi tiếp xúc truyền thống; phát triển hạ tầng logistics đồng bộ và kết nối giữa các ngành và lĩnh vực vận tải; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ;
Nhận diện sớm, đầy đủ và đẩy mạnh công tác thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các hàng rào kỹ thuật trong bối cảnh các nước khi mở cửa giao thương hậu Covid-19…
Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp chủ động hơn nguồn cung ứng nguyên liệu, sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước; nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường, thúc đẩy kết nối giữa các nhà sản xuất và phân phối, ngân hàng với doanh nghiệp; khai thác tốt các cơ hội mới từ các hiệp định thương mại tự do mới; xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ và chương trình quốc gia nâng cao năng lực quản trị của cộng đồng doanh nghiệp, tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện các yêu cầu quốc tế hoá và số hoá, thực hiện các mô hình kinh doanh bền vững, sáng tạo và có trách nhiệm.
Bên cạnh đó, cần thực hiện các giải pháp kích cầu thị trường nội địa; thúc đẩy đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công; tháo gỡ nút thắt trong lĩnh vực bất động sản, phát triển thị trường nhà ở xã hội;
Đồng thời, cần chủ động xây dựng và nhanh chóng triển khai chiến dịch xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại quốc gia, khẳng định Việt Nam là “đối tác tin cậy chiến lược”, là điểm đến đầu tư an toàn và sẵn sàng đón nhận các dòng vốn chuyển dịch tới Việt Nam; định hình và xác lập vị thế mới của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu; tham gia kiến tạo và vận động đưa các công đoạn sản xuất, kinh doanh phù hợp, có giá trị gia tăng cao hơn vào Việt Nam từ các nhà đầu tư FDI có tiềm năng về tài chính, công nghệ và tuân thủ nghiêm pháp luật Việt Nam.
Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng hữu quan nghiên cứu, triển khai các giải pháp hỗ trợ gián tiếp cho người dân và doanh nghiệp thông qua quản lý chi phí và giá các mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý như giá điện, giá xăng dầu…