TS. Lê Đăng Doanh đánh giá cao Bộ Công Thương trong điều hành giá xăng dầu

Việc điều chỉnh giá xăng dầu sớm 2 ngày so với quy định cho thấy Bộ Công Thương đã rất linh hoạt trong công tác điều hành giá xăng dầu.
Chuyên gia kinh tế , TS Lê Đăng Doanh: Phi lý khi nhiều loại hàng hoá không giảm theo giá xăng dầu! TS Lê Đăng Doanh: Bộ Tài chính không thể để doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu “càng bán càng lỗ”

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) sau kỳ điều hành xăng dầu ngày 30/1/2023.

Chuyên gia kinh tế - TS. Lê Đăng Doanh
Chuyên gia kinh tế - TS. Lê Đăng Doanh

Thay vì điều hành giá xăng dầu vào ngày 1/2/2023, 19 giờ ngày 30/1/2023, Bộ Công Thương đã chủ động xin ý kiến Chính phủ điều chỉnh giá xăng dầu sớm hơn 2 ngày so với dự kiến. Ông nhìn nhận như thế nào về nỗ lực này của Bộ Công Thương trong bối cảnh nhiều cây xăng đóng cửa thời gian qua vì kinh doanh thua lỗ?

Như tôi đã từng chia sẻ, thị trường xăng dầu thế giới điều chỉnh theo ngày, tại Việt Nam, do nhiều yếu tố tác động nên chúng ta chưa thể điều hành giá xăng dầu theo ngày được. Tuy nhiên, nếu chúng ta điều chỉnh giá xăng dầu cách quá xa biến động giá dầu trên thị trường thế giới thì khi điều hành sẽ không theo kịp với các biến động từng giờ, rất khó dự đoán của giá thị trường thế giới, điều đó sẽ gây ra những bất lợi cho quản lý mặt hàng xăng dầu và hoạt động nhập khẩu, điều chỉnh giá mặt hàng này phù hợp với biến động trên thị trường thế giới.

Để hạn chế những tác động đó đến thị trường, việc Bộ Công Thương ngay trong những ngày nghỉ Tết đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, có văn bản trình Chính phủ cho phép điều chỉnh giá xăng dầu vào 19 giờ ngày 30/1/2023 thay cho thời điểm vào ngày 1/2/2023, tức là sớm hơn 2 ngày đã cho thấy sự chủ động, linh hoạt của Bộ Công Thương trong việc điều hành giá xăng dầu.

Theo ông, việc điều chỉnh giá xăng dầu sớm hơn 2 ngày so với quy định sẽ có tác động như thế nào đối với doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay?

Việc điều hành thị trường xăng dầu theo hướng chủ động, linh hoạt của Bộ Công Thương sẽ đem lại những tác động tích cực đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung.

Bởi nếu điều hành giá xăng dầu phù hợp sẽ đem lại những ưu điểm rõ rệt, giúp chấm dứt tình trạng nhiều doanh nghiệp xăng dầu dừng bán hàng để chờ tăng giá như đã từng xảy ra tại một số địa phương trên cả nước.

Đặc biệt, nếu hiện tượng doanh nghiệp xăng dầu dừng bán hàng chờ tăng giá xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Nhiều doanh nghiệp sẽ không có xăng để hoạt động vận tải và vật tư không đến được với những doanh nghiệp đang có nhu cầu, hay hàng hóa doanh nghiệp sản xuất ra không thể vận chuyển đến bến cảng để xuất khẩu hay đến người tiêu dùng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng lưu thông của nền kinh tế.

Do đó, việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu theo hướng linh hoạt, nhạy bén rất cần được áp dụng và thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Giá xăng dầu bán lẻ trong kỳ điều hành ngày mai (3/1) được dự báo tăng do giá xăng dầu thế giới và thuế bảo vệ môi trường với xăng tăng.
Bộ Công Thương đã chủ động xin ý kiến Chính phủ điều chỉnh giá xăng dầu sớm hơn 2 ngày so với dự kiến

Bên cạnh việc điều chỉnh giá xăng sớm 2 ngày, cơ quan điều hành đã nhất trí chi Quỹ Bình ổn nên giá xăng đã tăng thấp hơn 1.000 đồng so với dự báo ban đầu. Ông có đánh giá gì về việc linh hoạt trong sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu thời gian qua?

Thời gian qua, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đã có phát huy tác động, kiềm chế sự tăng giá mạnh của mặt hàng xăng dầu ở mức phù hợp. Cụ thể như lần điều chỉnh ngày 30/1 vừa qua, nhiều dự báo cho rằng giá xăng có thể tăng lên 2.000 đồng một lít, với mức tăng này, cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ đối mặt với những thách thức, nhưng nhờ sử dụng Quỹ Bình ổn mà chỉ tăng gần1.000 đồng.

Điều đó sẽ tạo ra những tác động tích cực đối với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Khi mà cộng đồng doanh nghiệp đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và nền kinh tế năm 2023 dự báo tăng trưởng đối mặt với nhiều thách thức.

Tuy nhiên, theo tôi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đã được sử dụng đến giới hạn của nó, và sắp tới đây cần xem xét Quỹ Bình ổn phát huy tác động đến đâu để có phương án sử dụng nó phù hợp với cơ chế thị trường, phù hợp với những cơ chế cải cách mà Việt Nam đang thực hiện.

Ngay trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão vừa qua, lực lượng Quản lý thị trường đã ra quân xử lý nghiêm tình trạng một số cây xăng dừng bán hàng. Ông đánh giá như thế nào về trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường xăng dầu?

Theo tôi nhận thấy, thời gian qua Bộ Công Thương đã rất nỗ lực trong điều hành thị trường xăng dầu, tôi hoan nghênh những nỗ lực đó của Bộ Công Thương, bởi ngay cả ngày Tết Nguyên đán, các cơ quan của Bộ vẫn theo sát biến động và có những quyết định sớm hơn thông lệ nhằm ổn định thị trường xăng dầu. Đó được coi là điển hình của điều hành kinh tế theo sát và kịp thời của biến động thị trường.

Việc quản lý kịp thời, nhắc nhở những cây xăng vi phạm và xử phạt những cây xăng dừng bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp xăng dầu có ý thức hơn trong việc tuân thủ tốt hơn những quy định đề ra, từ đó tạo sự ổn định cho thị trường xăng dầu và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hoà (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: TS Lê Đăng Doanh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày này năm xưa 24/3: Bộ Công Thương ban hành quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP

Ngày này năm xưa 24/3: Bộ Công Thương ban hành quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP

Ngày này năm xưa 24/3/2020, Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Ngày này năm xưa 23/3: Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia

Ngày này năm xưa 23/3: Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia

Ngày này năm xưa 23/3, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cộng hòa Italia quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao ở mức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
Ngày này năm xưa 21/3: Thành lập tỉnh Thái Bình, phê duyệt đề án cấp chứng nhận xuất xứ điện tử

Ngày này năm xưa 21/3: Thành lập tỉnh Thái Bình, phê duyệt đề án cấp chứng nhận xuất xứ điện tử

Ngày này năm xưa 21/3: Kỷ niệm 133 năm Ngày thành lập tỉnh Thái Bình; Bộ Thương mại phê duyệt Đề án Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử...
Tái cơ cấu ngành Công Thương: Tập trung 5 nhóm định hướng chiến lược

Tái cơ cấu ngành Công Thương: Tập trung 5 nhóm định hướng chiến lược

Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là nước công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.
Ngày này năm xưa 20/3: Ngày ban hành Luật Khoáng sản

Ngày này năm xưa 20/3: Ngày ban hành Luật Khoáng sản

Ngày này năm xưa 20/3: Quốc hội đã ban hành Luật Khoáng sản, ngày Quốc tế hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục

Chia sẻ phát triển mô hình doanh nghiệp tại trường đại học, cao đẳng Bộ Công Thương

Chia sẻ phát triển mô hình doanh nghiệp tại trường đại học, cao đẳng Bộ Công Thương

Phát triển mô hình doanh nghiệp tại trường đại học, cao đẳng Bộ Công Thương sẽ góp phần phát huy tiềm lực về đào tạo, cũng như gắn kết cung cầu nhân lực.
Ngày này năm xưa 19/3: Ký kết Hiệp định về hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Belarus

Ngày này năm xưa 19/3: Ký kết Hiệp định về hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Belarus

Ngày này năm xưa 19/3: Ký kết Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Belarus về hợp tác kinh tế thương mại; Ngày toàn quốc chống Mỹ.
Ngày này năm xưa 18/3: Khánh thành khu công nghiệp hóa chất, giấy, điện ở Việt Trì

Ngày này năm xưa 18/3: Khánh thành khu công nghiệp hóa chất, giấy, điện ở Việt Trì

Ngày này năm xưa 18/3: Khánh thành khu công nghiệp gồm các nhà máy hóa chất, nhà máy giấy, nhà máy điện, nhà máy đường ở TP. Việt Trì; phong trào 3 đảm đang.
3 nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương

3 nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương

Nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ngành Công Thương, Bộ Công Thương đã đặt ra 3 nhiệm vụ cần tập trung tiển khai thời gian tới.
Ngày này năm xưa 15/3: Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Ngày này năm xưa 15/3: Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Ngày này năm xưa 15/3 là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, Tổ chức Người tiêu dùng Quốc tế lấy ngày này là “Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới".
Báo Công Thương đạt giải Chuyên đề - Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ V của TP Hà Nội

Báo Công Thương đạt giải Chuyên đề - Giải báo chí về xây dựng Đảng lần thứ V của TP Hà Nội

Cùng với 32 tác phẩm xuất sắc khác, Báo Công Thương đã đạt giải Chuyên đề - Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội lần thứ V.
Ngày này năm xưa 14/3: Kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma, quy định thuế nhập khẩu Việt Nam – Campuchia

Ngày này năm xưa 14/3: Kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma, quy định thuế nhập khẩu Việt Nam – Campuchia

Ngày này năm xưa 14/3 là ngày diễn ra sự kiện Gạc Ma; Chính phủ quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt giữa Việt Nam và Campuchia.
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023 nhằm phối hợp thực hiện có hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý.
Ngày này năm xưa 13/3: Mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm

Ngày này năm xưa 13/3: Mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm

Ngày này năm xưa 13/3, là ngày mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ; Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ngày này năm xưa 11/3: Thành lập Khu kinh tế của khẩu tỉnh Cao Bằng

Ngày này năm xưa 11/3: Thành lập Khu kinh tế của khẩu tỉnh Cao Bằng

Ngày này năm xưa 11/3, Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Khu kinh tế của khẩu tỉnh Cao Bằng; Ngày truyền thống Sư đoàn 325, Quân đoàn 2.
Ngày này năm xưa 10/3: Ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu

Ngày này năm xưa 10/3: Ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu

Ngày này năm xưa 10/3: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 920/QĐ-BCT áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu; Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi đồng bào Nam Bộ...
Ngày này năm xưa 9/3: Bộ Công Thương ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hoá chất

Ngày này năm xưa 9/3: Bộ Công Thương ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hoá chất

Ngày này năm xưa, ngày 9/3/2020, Bộ Công Thương ban hành văn bản hợp nhất về Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất.
Ngày này năm xưa 8/3: Khánh thành nhà máy dệt 8/3, ngày Quốc tế phụ nữ

Ngày này năm xưa 8/3: Khánh thành nhà máy dệt 8/3, ngày Quốc tế phụ nữ

Ngày này năm xưa 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ; khánh thành nhà máy dệt 8/3.
Ngày này năm xưa 7/3: Chuẩn bị xây dựng công trình Thủy điện sông Đà

Ngày này năm xưa 7/3: Chuẩn bị xây dựng công trình Thủy điện sông Đà

Ngày này năm xưa 7/3: Chuẩn bị xây dựng công trình Thủy điện sông Đà; Thông báo bổ sung nhằm chuẩn xác lại hạn ngạch tiêu chuẩn khách hàng lớn Hoa Kỳ.
Ngày này năm xưa 6/3: Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế

Ngày này năm xưa 6/3: Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế

Ngày này năm xưa 6/3: Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Ngày này năm xưa 5/3: Ban hành quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo

Ngày này năm xưa 5/3: Ban hành quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo

Ngày này năm xưa: Ngày 5/3/2020, Bộ Công Thương ban hành văn bản hợp nhất quy định chi tiết một số điều Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Ngày này năm xưa 4/3: Ban hành quản lý, sử dụng biểu trưng Chương trình Thương hiệu quốc gia

Ngày này năm xưa 4/3: Ban hành quản lý, sử dụng biểu trưng Chương trình Thương hiệu quốc gia

Ngày này năm xưa 4/3, Bộ Công Thương ban hành quyết định quản lý, sử dụng biểu trưng Chương trình Thương hiệu quốc gia; mở màn chiến dịch Tây Nguyên.
Ngày này năm xưa 3/3: Tiêu chuẩn Giám đốc Sở Công Thương; Điều tra chống bán phá giá thép mạ NK

Ngày này năm xưa 3/3: Tiêu chuẩn Giám đốc Sở Công Thương; Điều tra chống bán phá giá thép mạ NK

Ngày này năm xưa 3/3: Ban hành tiêu chuẩn Giám đốc Sở Công thương, Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng Việt Nam.
Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy và sân bay quốc tế Nội Bài

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy và sân bay quốc tế Nội Bài

Ngày này năm xưa 28/2 là ngày có quyết định thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy và sân bay quốc tế Nội Bài.
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2023

Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2023

Những chính sách liên quan đến hoạt động kinh tế như quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản sẽ có hiệu lựctừ tháng 3.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động