Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

PV

PV

Chiều ngày 27/02/2023, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã có buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Mong muốn gia tăng đầu tư để duy trì tăng trưởng Văn hóa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Nền tảng phục hồi, phát triển bền vững Đồng chí Trần Tuấn Anh: Nghị quyết 29-NQ/TW định hướng tư duy mới về công nghiệp hoá hiện đại hoá Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh thăm và chúc Tết tại tỉnh Bến Tre

Tham dự buổi làm việc còn có Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đặng Hoàng An, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ TN&MT, đại diện một số lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương; lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).

Hội nghị được tổ chức nhằm lắng nghe những ý kiến của Petrovietnam báo cáo Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW, ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương- Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với ngành Dầu khí. Ngày 23/7/2015, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Cho đến nay, Nghị quyết 41-NQ/TW đã được triển khai được gần 8 năm. Trước bối cảnh và hình hình mới với rất nhiều thay đổi so với những dự báo trước đây; đồng thời, xuất phát từ yêu cầu cấp bách để tạo điều kiện cho sự phát triển đối với ngành Dầu khí Việt Nam nói chung và Tập đoàn Petrovietnam nói riêng trong thời gian tới, Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp các bộ, ngành và cơ quan liên quan xây dựng Đề án đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW để trình Bộ Chính trị trong Quý II năm 2023.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội nghị

Đồng chí đề nghị các đại biểu tham dự buổi làm việc báo cáo, trao đổi và thảo luận một số vấn đề như: Làm rõ về tình hình thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 về kết quả đạt được; những khó khăn vướng mắc, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đặc biệt là những vướng mắc chủ trương, cơ chế, chính sách lớn cần Bộ Chính trị, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan quan tâm, tháo gỡ để Petrovietnam nói riêng cũng như ngành Dầu khí Việt Nam nói chung phát triển trong thời gian và bối cảnh tình hình mới.

Đồng thời, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cũng đề nghị sớm nhận diện, phân tích và làm rõ về bối cảnh và tình hình mới (so với giai đoạn trước khi ban hành Nghị quyết 41) sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Petrovietnam, nhất là các về xu hướng về chuyển dịch năng lượng, xanh hóa và thông minh hóa; làm rõ về định hướng mở rộng các lĩnh vực hoạt động của Petrovietnam gắn với việc tái cơ cấu để trở thành tập đoàn công nghiệp - năng lượng phát triển bền vững. Trong đó, cần làm rõ hơn những tiềm năng, lợi thế của Petrovietnam trong việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt với điện gió ngoài khơi. Việc khai thác hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng kho cảng dầu khí cũng như khả năng phát huy kinh nghiệm hoạt động dầu khí để làm dịch vụ chế biến, chế tạo các cấu kiện thiết bị, xây lắp công trình năng lượng, điện gió ngoài khơi…; các đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 41-NQ/TW.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam Hoàng Quốc Vượng phát biểu

Báo cáo với Đoàn công tác về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023, tình hình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển ngành Dầu khí Việt Nam theo yêu cầu tại Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đồng chí Lê Mạnh Hùng – Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Petrovietnam cho biết, sau 8 năm thực hiện Nghị quyết, Petrovietnam phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là “khủng hoảng kép” từ đại dịch Covid-19 và giá dầu suy giảm, diễn biến bất thường; song, năm 2019 Tập đoàn đã “về đích an toàn” và năm 2020 “ngoạn mục vượt khó”; năm 2021, Tập đoàn không chỉ “phục hồi tăng trưởng” mà còn “tăng tốc phát triển” và nhất là 2022, Tập đoàn đã đạt nhiều kỷ lục trong suốt quá trình phát triển (về sản lượng khai thác, sản xuất phân đạm, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách…); giá trị thương hiệu Petrovietnam ngày càng tăng, nâng cao lòng tin của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự tin yêu của nhân dân.

Tuy nhiên, giai đoạn 2016 - 2022, Tập đoàn gặp nhiều khó khăn nhất trong lịch sử 61 năm hình thành và phát triển, một số chỉ tiêu chiến lược chưa đạt do những vướng mắc về cơ chế, chính sách. Tổng giám đốc Petrovietnam đã nêu rõ những vấn đề, nội dung cần thiết phải ban hành nghị quyết mới về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2045 thay thế Nghị quyết 41-NQ/TW để Tập đoàn tiếp tục phát triển bền vững, trở thành tập đoàn công nghiệp – năng lượng trong giai đoạn mới.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam phát biểu

Tại hội nghị, các đơn vị của Petrovietnam cùng đại diện các bộ, ngành liên quan đã tập trung vào: Thực trạng tình hình hoạt động của Tập đoàn trong thời gian qua; cơ chế chính sách để tăng cường thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước vào phát triển ngành Dầu khí. Làm rõ những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân của thực trạng, cũng như đề xuất một số giải pháp trọng tâm liên quan. Nhiều ý kiến tại Hội nghị đồng tình cao với việc đề xuất Bộ Chính trị ban hành chủ trương, định hướng chiến lược mới cho phát triển ngành dầu khí Việt Nam nói chung và Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam nói riêng.

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cảm ơn các ý kiến phát biểu chia sẻ tâm huyết, thẳng thắn của các đại biểu tham dự cuộc họp. Đồng thời ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của Petrovietnam trong thời gian qua cũng như đồng tình với nội dung phân tích, kiến nghị và đề xuất của Petrovietnam và các bộ, ngành về hoàn thiện thể chế cho phát triển ngành dầu khí, các cơ chế, chính sách đặc thù riêng, bảo đảm nguồn vốn cho phát triển Tập đoàn, về chuyển đổi số, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững ngành dầu khí và tập đoàn…

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị Petrovietnam phối hợp với các bộ, ngành, các tổ chức trong và ngoài nước tiếp tục nghiên cứu kỹ các nội dung liên quan, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp tục đánh giá toàn diện các vấn đề theo nội dung của Nghị quyết 41-NQ/TW để bổ sung cơ sở đề xuất, kiến nghị cho Đề án; đề nghị các bộ, ngành liên quan cần đặc biệt chú trọng phối hợp với Petrovietnam có ý kiến cụ thể, sâu hơn về các nội dung quan trọng trong báo cáo gửi Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng Đề án.

Giao cho Tổ Biên tập xây dựng Đề án tổng hợp, tiếp thu ý kiến trao đổi, thảo luận tại buổi làm việc để nghiên cứu, chắt lọc tổng hợp, xây dựng dự thảo Báo cáo Đề án trong thời gian sớm nhất trình Bộ Chính trị.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
Toàn cảnh hội nghị

Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo Tập đoàn, ông Hoàng Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch hội đồng thành viên Petrovietnam đã trân trọng cám ơn đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và các đồng chí Lãnh đạo các Ban/Bộ/ngành Trung ương đã bố trí giành thời gian cho buổi làm việc với Tập đoàn.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh, đồng chí Hoàng Quốc Vượng báo cáo: bên cạnh những thuận lợi trong việc triển khai thực hiện nghị quyết 41-NQ/TW, đã xuất hiện những khó khăn, thách thức lớn tác động tới hoạt động, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển bền vững trong dài hạn của Tập đoàn; đó là những khó khăn, thách thức: về phạm vi, địa bàn hoạt động; liên quan tới cơ chế chính sách; là các thách thức do tác động của quá trình chuyển dịch năng lượng; và về thị trường. Những khó khăn, thách thức này cần được rà soát đánh giá toàn diện để trên cơ sở đó đề xuất với Đảng và Nhà nước về các điều chỉnh chiến lược phát triển của Tập đoàn trong thời gian tới.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động