Trung tâm liên kết nông sản - động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trung tâm liên kết sản xuất, tiêu thụ với cơ chế chính sách đặc thù được kỳ vọng sẽ tạo nên động lực tăng trưởng mới cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trung tâm liên kết nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Một điểm đến đa dịch vụ, gắn kết 3 nhà Kết nối chuỗi cung ứng TP. Hồ Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng kinh tế xanh TP. Hồ Chí Minh xây dựng chuỗi cung ứng xanh với Đồng bằng sông Cửu Long

Cần hình thành các chuỗi liên kết giá trị bền vững

Tham gia đóng góp ý kiến tại Diễn đàn Mekong Connect 2023 với chủ đề “Kết nối chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa vùng kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững” diễn ra sáng ngày 16/11/2023, ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã kiến nghị một số giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng xanh, bền vững giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long.

Trung tâm liên kết nông sản - động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đại biểu tham dự phiên toàn thể Diễn đàn Mekong Connect 2023 sáng 16/11/2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Theo ông Trường, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11/1/2022 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ và Nghị quyết số 98/2023/QH15 thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh ngày 24/6/2023.

Ông Trần Việt Trường cho rằng: Việc nghiên cứu khai thác thế mạnh đặc thù, vận dụng cơ chế chính sách giữa 2 thành phố trực thuộc Trung ương trở thành cấp thiết để cùng chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn, tìm ra cơ hội, phát huy tiềm năng.

Thời gian qua, Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành đa dạng các liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, như: Liên kết theo chuỗi giá trị; liên kết ngành, cụm ngành hàng chủ lực; liên kết theo chuỗi sản xuất và chế biến; liên kết hướng đến thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước; liên kết vận tải – logistics; liên kết công nghệ thông tin…

Trung tâm liên kết nông sản - động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ

Theo Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, những liên kết trên chủ yếu là liên kết theo ngành, cụm ngành hàng chủ lực (thủy sản, lúa gạo, cây ăn trái, rau màu) nhưng hiệu quả không cao, thiếu tính bền vững, vẫn còn tình trạng “bẻ kèo” hợp đồng khi giá cả thị trường thay đổi.

Mặt khác, các hình thức liên kết còn lại chỉ dừng ở giai đoạn thử nghiệm. Do vậy, việc hình thành các chuỗi liên kết giá trị có tính chuyên nghiệp cao là rất cần thiết, làm hạn chế việc mất đồng bộ về cung cầu, khắc phục tính dễ bị tổn thương, gây đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.

Cùng với đó, trong sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long luôn thiếu hụt nguồn cung ứng giống cây trồng chất lượng, thiếu năng lực kỹ thuật, quản lý của người nông dân, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ.

Ngoài ra, chế biến và gia công sản phẩm nông nghiệp là khâu yếu nhất. Các nhà máy chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu của nguồn nguyên liệu đến từ nông dân, gây lãng phí và giảm giá trị sản phẩm nông nghiệp. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường tiêu thụ. Các kênh phân phối chưa được phát triển, rất khó tiếp cận các kênh bán lẻ. Đặc biệt hơn, Đồng bằng sông Cửu Long thiếu cơ chế chính sách để thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ chế biến nông sản nên chưa tạo được động lực phát triển vùng, vốn có lợi thế về sản xuất nông nghiệp.

Trung tâm liên kết - động lực thúc đẩy phát triển vùng

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho rằng, việc Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thờ thành “Một điểm đến đa dịch vụ” góp phần hình thành chuỗi sản xuất liên kết gắn với 3 nhà: Nhà nông, Nhà sản xuất (thương nhân, doanh nghiệp nông sản) và doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Từ đó khuyến khích thiết lập mối liên kết giữa vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần gia tăng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và giá trị gia tăng của sản phẩm.

Trung tâm liên kết dự kiến xây dựng tại TP. Cần Thơ với 300 ha, được chia thành 2 khu (Khu 1 với 50 ha tại quận Bình Thủy và Khu 2 với 250 ha tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ). Dự kiến với 10 chức năng hoạt động của Trung tâm liên kết. Đặc biệt, Dự án Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thơ được hưởng cơ chế chính sách đặc thù và được kỳ vọng sẽ tạo nên động lực tăng trưởng mới cho cả vùng và TP. Cần Thơ.

Do đó, Chủ tịch TP. Cần Thơ Trần Việt Trường kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm Liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP. Cần Thơ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cùng phối hợp triển khai Đề án, dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương; cũng như hỗ trợ TP. Cần Thơ các giải pháp thúc đẩy chuỗi liên kết, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó quan tâm đến các khâu trọng yếu là hình thành chợ đầu mối, trung tâm cung ứng nông sản hiện đại; giải pháp toàn diện về logistics nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm toàn bộ các khâu từ khâu lập kế hoạch, dự báo, hỗ trợ mua hàng, sản xuất, phân phối logistics chủ động, kết nối đa kênh tới thị trường tiêu thụ. Đồng thời, chú trọng đến giải pháp tích hợp trực tiếp và trực tuyến, kết nối tiêu thụ, hình thành Trung tâm giao dịch nông sản trực tiếp (chợ bán sỉ hiện đại), kết nối với mạng lưới cung ứng nông sản toàn cầu.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cũng mong muốn được hợp tác với UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm phân tích, đánh giá tiềm lực đột phá từ những ngành hàng cụ thể, nối kết và nâng tầm ảnh hưởng những ngành hàng có tính dẫn dắt. Tìm ra những cơ hội thúc đẩy đổi mới sáng tạo, dẫn dắt khu vực công - tư, từ lực lượng nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học cho doanh nghiệp, gắn Khởi nghiệp với những mục tiêu nâng tầm trong lĩnh vực kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế trải nghiệm và tăng trưởng bao trùm.

“TP. Hồ Chí Minh và TP. Cần Thơ cùng liên kết vận dụng cơ chế đặc thù, mở ra hệ sinh thái thuận lợi hóa cho những ý tưởng thúc đẩy thế mạnh đặc thù và kinh nghiệm đặc biệt từ các địa phương để cùng nhau phát huy tiềm năng tốt nhất mọi nguồn lực cả bên trong và bên ngoài” - ông Trần Việt Trường kỳ vọng.

Quyết định số 816/QĐ-TT ngày 7/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp giá trị cao, hiệu quả cao; xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực của vùng. Theo đó, đến năm 2025, vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung xây dựng, phát triển 8 Trung tâm đầu mối về nông nghiệp. Trong đó, Trung tâm đầu mối tổng hợp ở TP. Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistics ở Hậu Giang để góp phần bổ trợ cho TP. Cần Thơ thực hiện vai trò là Trung tâm logistics của toàn vùng. Đồng thời, xây dựng 7 Trung tâm đầu mối có chức năng thu gom, phân loại và chế biến nông sản, gồm: 2 Trung tâm tại vùng sinh thái ngọt (thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo) tại 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp; 3 Trung tâm đầu mối tại Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với thủy sản; 2 Trung tâm đầu mối tại Tiền Giang, Bến Tre gắn với trái cây, rau màu.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Các nước tiểu vùng sông Mê Kông nỗ lực đối phó ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

Các nước tiểu vùng sông Mê Kông nỗ lực đối phó ô nhiễm khói mù xuyên biên giới

Bộ NN&PTNT chủ trì tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông thực hiện Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới lần thứ 12.
Đề xuất sửa đổi Luật Báo chí 2016

Đề xuất sửa đổi Luật Báo chí 2016

Chiều 17/11 tại Hòa Bình, tại Lễ tổng kết 6 năm thực hiện Luật Báo chí 2016 do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, nhiều đại biểu đề xuất sửa đổi Luật Báo chí.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện đại, giàu sức chiến đấu

Xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện đại, giàu sức chiến đấu

Ngày 16 -17/11 tại tỉnh Hòa Bình, Hội Nhà Báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị các chuyên đề với sự tham dự của các cơ quan báo chí tại 25 tỉnh, thành phố phía Bắc.
TP. Hồ Chí Minh xây dựng chuỗi cung ứng xanh với Đồng bằng sông Cửu Long

TP. Hồ Chí Minh xây dựng chuỗi cung ứng xanh với Đồng bằng sông Cửu Long

Sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh luôn gắn liền với sự phát triển các địa phương khác, trong đó xây dựng chuỗi cung ứng xanh, bền vững là nhiệm vụ trong tâm.
Kết nối chuỗi cung ứng TP. Hồ Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng kinh tế xanh

Kết nối chuỗi cung ứng TP. Hồ Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng kinh tế xanh

Đây chính là chủ đề chính của Diễn đàn Mekong Connect 2023 được tổ chức trong hai ngày 15-16/11 tại TP. Hồ Chí Minh.
Điều chỉnh tăng giá điện là hợp lý

Điều chỉnh tăng giá điện là hợp lý

Đây là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội cũng như chuyên gia khi chia sẻ về việc điều chỉnh tăng giá điện từ ngày 9/11/2023.
Thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Công Thương: Từ mục tiêu đến hành động

Thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Công Thương: Từ mục tiêu đến hành động

Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất các giải pháp, đưa ra kiến nghị để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số tại Bộ Công Thương.
Diễn đàn Mekong Connect 2023 tại TP. Hồ Chí Minh có gì đặc biệt?

Diễn đàn Mekong Connect 2023 tại TP. Hồ Chí Minh có gì đặc biệt?

Sáng 8/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Sở Công Thương cùng Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức họp báo giới thiệu Diễn đàn Mekong Connect 2023.
Ngày 9/11: Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm "Quản lý thị trường sữa và vấn nạn truyền thông bẩn"

Ngày 9/11: Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm "Quản lý thị trường sữa và vấn nạn truyền thông bẩn"

Dự kiến ngày 9/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm "Quản lý thị trường sữa và vấn nạn truyền thông bẩn".
Chính sách giá điện: Làm gì để hài hòa nhiều mục tiêu?

Chính sách giá điện: Làm gì để hài hòa nhiều mục tiêu?

Nhiều ý kiến cho rằng, chính sách giá điện vừa phải đáp ứng nguyên tắc của thị trường nhưng lại có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo các yếu tố vĩ mô.
Chính sách giá điện: Cần tính đúng, đủ theo nguyên tắc thị trường

Chính sách giá điện: Cần tính đúng, đủ theo nguyên tắc thị trường

Đây là ý kiến của các chuyên gia tại Toạ đàm "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp" diễn ra chiều ngày 31/10/2023
Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam

Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam

Ngày 28/10 tới đây tại NIC cơ sở Hòa Lạc, sẽ diễn ra Diễn đàn cấp cao “Chuyển dịch năng lượng xanh và phát triển ngành năng lượng Hydrogen xanh tại Việt Nam”.
Giăng "thiên la địa võng" khi cổ phần hoá: Cách nào tránh thất thoát "đất vàng"?

Giăng "thiên la địa võng" khi cổ phần hoá: Cách nào tránh thất thoát "đất vàng"?

Vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần có giải pháp “thúc” tiến độ, ngăn ngừa trục lợi, lãng phí tài sản đất đai.
Tuyên bố Hạ Long về Quản lý thiên tai: Đề cao hành động sớm của các quốc gia ASEAN

Tuyên bố Hạ Long về Quản lý thiên tai: Đề cao hành động sớm của các quốc gia ASEAN

Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai (AMMDM) lần thứ 11 đã ra tuyên bố Hạ Long về Quản lý thiên tai trong đó đề cao hành động sớm của các nước.
Hội nghị Đối thoại ba bên về Đa dạng sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái tại Hà Nội

Hội nghị Đối thoại ba bên về Đa dạng sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái tại Hà Nội

Sáng 4/10 tại Hà Nội, Hội nghị Đối thoại ba bên về Đa dạng Sinh học và Dịch vụ hệ sinh thái đã chính thức được khai mạc với sự tham dự của 9 quốc gia.
Việt Nam - Nhật Bản: Khởi động Nhóm Công tác xúc tiến AZEC- Chuyển đổi xanh

Việt Nam - Nhật Bản: Khởi động Nhóm Công tác xúc tiến AZEC- Chuyển đổi xanh

Sáng 3/10 tại Hà Nội, đã diễn ra Cuộc họp khởi động Nhóm Công tác AZEC -Chuyển đổi xanh giữa Bộ Công Thương Việt Nam và các đối tác Nhật Bản.
Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới

Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới

Doanh thu trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam đạt gần 4 tỷ USD, nhưng gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới.
Chuyển đổi số báo chí để tăng thu hút người xem trên các nền tảng trực tuyến

Chuyển đổi số báo chí để tăng thu hút người xem trên các nền tảng trực tuyến

Chuyển đổi số để nâng cao năng lực truyền thông của báo chí trong thu hút thị phần người xem từ các nền tảng mạng xã hội, bảo vệ các giá trị truyền thống.
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tham vọng khí hậu của Liên Hợp Quốc

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tham vọng khí hậu của Liên Hợp Quốc

Sáng 20/9 (giờ địa phương) tại Trụ sở Liên hợp quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tham vọng khí hậu của Liên Hợp Quốc.
Xử lý tin giả, tin sai sự thật, "làm sạch" không gian mạng

Xử lý tin giả, tin sai sự thật, "làm sạch" không gian mạng

Tin giả, tin sai sự thật gây thiệt hại kinh tế, phá hoại ổn định an ninh quốc gia. Do đó, cần sự vào cuộc quyết liệt của nhiều bên để ứng phó với vấn nạn này.
Việt Nam khẳng định an toàn hàng không tại Hội nghị An toàn và Khai thác hàng không thế giới

Việt Nam khẳng định an toàn hàng không tại Hội nghị An toàn và Khai thác hàng không thế giới

Từ ngày 19 - 21/9, IATA chính thức tổ chức Hội nghị An toàn và Khai thác hàng không thế giới 2023 tại Hà Nội với sự tham dự của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.
ASEAN ứng phó và xử lý tin sai sự thật trên không gian mạng

ASEAN ứng phó và xử lý tin sai sự thật trên không gian mạng

Diễn đàn ASEAN về Xử lý Thông tin sai lệch khẳng định nỗ lực của ASEAN trong việc tạo ra một "không gian mạng đáng tin cậy và có trách nhiệm" cho người dân”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động