Thứ sáu 09/05/2025 10:02

TP. Hồ Chí Minh xây dựng chuỗi cung ứng xanh với Đồng bằng sông Cửu Long

Sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh luôn gắn liền với sự phát triển các địa phương khác, trong đó xây dựng chuỗi cung ứng xanh, bền vững là nhiệm vụ trong tâm.

Chiều ngày 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Diễn đàn Mekong Connect 2023 với chủ đề “Kết nối chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa vùng kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững” đã chính thức khai mạc.

Ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, phát biểu khai mạc diễn đàn

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh: Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu, không thể đảo ngược và là xu thế chung toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đặt ra mục tiêu tổng quát là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bền vững về môi trường và công bằng xã hội cùng bốn mục tiêu cụ thể: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP (tổng sản phẩm nội địa); xanh hóa nền kinh tế; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.

Để đạt được các mục tiêu trên, theo Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan, TP. Hồ Chí Minh xác định, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền phát triển bền vững và cần có sự chia sẻ lẫn nhau cũng như chia sẻ từ quốc gia đi trước, chuyên gia có kinh nghiệm và sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Võ Văn Hoan cho biết, tại Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh vừa được tổ chức, Thành phố đã nhận được nhiều ý tưởng về chính sách từ các chuyên gia, nhà làm chính sách về phát triển kinh tế xanh; nhất là những ý tưởng mang tính chiến lược lâu dài, mô hình, hành động cụ thể của từng ngành, từng địa phương.

Đại biểu tham dự Diễn đàn Mekong Connect 2023

Đánh giá cao sự kiện Diễn đàn Mekong Connect, Phó Chủ tịch TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng đây sẽ là hoạt động cụ thể, thiết thực thúc đẩy kết nối, hình thành kênh tiếp xúc giữa chính quyền các tỉnh, thành phố, giữa doanh nghiệp và chính quyền. Đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động thương mại, lưu thông hàng hóa giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành.

Doanh nghiệp tham gia Triển lãm "Nền kinh tế xanh và bền vững của Việt Nam" giới thiệu sản phẩm với Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và các đại biểu tại Diễn đàn Mekong Connect 2023

Được biết, với nhiều tuyến nội dung đa dạng, Diễn đàn Mekong Connect 2023 tập trung khơi mở những hướng đi mới cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như những kiến nghị chính sách. Đặc biệt, trong bối cảnh mối liên kết và kết nối trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng, giữa TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, diễn đàn nhấn mạnh vào sự cần thiết của hành động để nâng cao chuỗi giá trị trong những lĩnh vực mà hai vùng kinh tế này tương tác.

Các buổi tọa đàm, thảo luận, những tham luận và báo cáo trong suốt hai ngày sự kiện đều tập trung vào cách thức thực hiện hành động để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững và truyền thông điệp này đến xã hội và người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực.

Theo đó, trong buổi chiều cùng ngày, tại 4 phiên thảo luận song song, lãnh đạo đến từ các bộ ngành Trung ương, TP. Hồ Chí Minh, các diễn giả, chuyên gia... sẽ bàn thảo sâu về các chuyên đề: “Kiến tạo môi trường cho cộng đồng doanh nghiệp của nền kinh tế xanh”; “Những thị trường mới nổi: Tái chế và Tín chỉ carbon”; “Giải pháp mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam trong bức tranh kinh tế thế giới 2024”; “Giải pháp thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh trong xã hội và chuyển đổi xanh trong cộng đồng doanh nghiệp”.

Trước đó, trong buổi sáng cùng ngày, trong khuôn khổ của Diễn đàn Mekong Connect 2023, đã diễn ra triển lãm “Nền kinh tế xanh và bền vững của Việt Nam” và Tọa đàm “Thúc đẩy việc bán hàng online thông qua các nền tảng trực tuyến”.

Trong đó, triển lãm thu hút hơn 100 doanh nghiệp từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, có sự tham gia của các doanh nghiệp Xanh, đều là doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập đang có thương hiệu uy tín trên thị trường như: Vinamilk, Lộc Trời, Vinamit, Thiên Long, Minh Long I, Điện Quang, Duy Tân, Faslink, DannyGreen,... với những sản phẩm công nghệ, tái chế, sản phẩm từ nông nghiệp công nghệ cao, có tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Bên cạnh đó là những sản phẩm đặc sản bản địa, đặc trưng vùng miền, sản phẩm chế biến sâu trong nông nghiệp của gần 100 doanh nghiệp, doanh nông trẻ. Những doanh nông trẻ này hình thành từ Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh trong suốt 10 năm qua.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Tăng trưởng xanh

Tin cùng chuyên mục

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Cơ hội 'săn' hàng hiệu ở Vũng Tàu trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã