Trung Quốc tiếp tục tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam
Thương mại 10/01/2022 11:26 Theo dõi Congthuong.vn trên
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, trong 11 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cao su (mã HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 11,35 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc. Trong 11 tháng năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với kim ngạch đạt 2 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong 11 tháng năm 2021 chiếm 17,7%, tăng so với mức 15,5% của 11 tháng năm 2020.
![]() |
Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Indonesia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc |
Trong 11 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên (mã HS: 4001) của Trung Quốc đạt 3,41 tỷ USD, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bờ Biển Ngà và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho Trung Quốc với 218,87 triệu USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 6,4% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, giảm so với mức 7,7% của 11 tháng năm 2020. Trong thời gian này, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường như Thái Lan, Malaysia, Bờ Biển Ngà… so với cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó, Trung Quốc nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS: 400280) đạt 4,43 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2020. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Indonesia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc. Trong 11 tháng năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ hai cho Trung Quốc với 1,77 tỷ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 40% trong tổng trị giá nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 30% của 11 tháng năm 2020. Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp từ các thị trường như Myanmar, Lào; trong khi giảm nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia… so với cùng kỳ năm 2020.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Triển lãm HanoiPlasPrintPack: Quy tụ hơn 200 doanh nghiệp ngành nhựa, in ấn, đóng gói

Hoàn thiện hệ sinh thái logistics cho thương mại điện tử

Lấy lại đà tăng, xuất nhập khẩu dần khởi sắc

Hoa Kỳ gia hạn thời gian điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với tủ gỗ từ Việt Nam

Thương mại điện tử của Việt Nam có thể cán mốc 300.000 tỷ đồng
Tin cùng chuyên mục

Đưa vải thiều Bắc Giang vào Hệ thống phân phối của Central Retail

Mời tham dự webinar khám phá hệ sinh thái khởi nghiệp và công nghệ thông tin giữa Ấn Độ và Việt Nam

Hội nghị giao ban công tác xúc tiến thương mại khu vực miền Nam 2023

Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu

Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ gia tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Canada là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 5 của Việt Nam

Khai mạc Hội chợ Công Thương vùng Đồng bằng sông Cửu Long - An Giang năm 2023

Gần 200 giảng viên đại học được đào tạo về thương mại điện tử và kinh tế số

Lô vải u hồng với thương hiệu nhận diện cờ Việt Nam cập bến nước Anh

Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ La tinh

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Vì sao vẫn tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững?

Bộ Công Thương gia hạn thời hạn ban hành quyết định điều tra áp dụng chống bán phá giá cáp thép

Hoa Kỳ nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá túi mua hàng bằng giấy từ Việt Nam

“Điểm danh” các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sau 5 tháng

Úc đề xuất không áp thuế chống bán phá Amoni nitrat từ Việt Nam

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê vượt mốc 2 tỉ USD
