Trung Quốc quy định kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may nhập khẩu
Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết: Với mục tiêu chuẩn hóa việc chấp nhận kết quả kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, ngày 20/9/2023, Tổng cục Hải quan Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ban hành Lệnh số 259 quy định các biện pháp hành chính đối với việc kiểm tra và chấp nhận hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc và Thông báo số 120 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2022) về việc áp dụng các quy định tại Lệnh số 259 đối với sản phẩm may mặc.
Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc thông qua biện pháp giám định chất lượng được quy định tại Lệnh số 259, Bộ Công Thương đã ban hành Công văn số 7006/BCT-KHCN ngày 09 tháng 10 năm 2023 đề nghị các Tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nghiên cứu, xây dựng phương án tổ chức triển khai: Lệnh số 259 (chi tiết tại địa chỉ: https://www.gov.cn/gongbao/content/2022/content_5722383.htm); Thông báo số 120: http://www.customs.gov.cn/customs/302249/302266/302267/4717164/index.html.
Trung Quốc nhiều năm qua liên tục duy trì vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới (năm 2022) và là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Kim ngạch thương mại với Trung Quốc chiếm khoảng 1/4 tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam.
Lệnh số 259 quy định các biện pháp hành chính đối với việc kiểm tra và chấp nhận hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc. Ảnh minh họa |
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực bao gồm Việt Nam, Trung Quốc đứng trước nhiều khó khăn thách thức, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã giảm 14% trong 6 tháng đầu năm, chỉ đạt 75,58 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giảm 1%, nhập khẩu giảm 19,4%.
Trung Quốc tuy vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Nam nhưng Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Trung Quốc, tụt 03 bậc so với năm 2022. Do vậy, vai trò quan trọng của thị trường Trung Quốc trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã có những giải pháp nhằm khắc phục tình hình, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại, qua đó từng bước khôi phục lại đà tăng trưởng của thương mại Việt – Trung.
Theo đó, ngày 11/9/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT về việc triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong trao đổi thương mại, duy trì ổn định xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc, góp phần ổn định kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ số.
Tại Chỉ thị số 12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị chức năng liên quan thuộc Bộ tập trung triển khai các nhiệm vụ và giải pháp.
Cụ thể, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi: Nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương với các Ban, ngành và địa phương có quan hệ truyền thống như Ủy ban hơp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Nhóm Công tác thuận lợi hóa thương mại Việt – Trung…; Chủ trì triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác đã có và thúc đẩy thiết lập các cơ chế hợp tác mới với Chính quyền địa phương Trung Quốc…; Phát huy vai trò Nhóm Công tác thuận lợi hóa hương mại Việt – Trung và Cơ chế liên hợp giải quyết tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới và hợp tác phòng chống dịch nhằm thúc đẩy các Bộ, ngành địa phương Trung Quốc kịp thời phối hợp khắc phục (nếu xảy ra) hiện tượng ùn ứ hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới…; Chỉ đạo đôn đóc các Thương vụ/ Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc tăng cường các hoạt động hỗ trợ kết nối tìm kiếm các đối tác thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ quảng bá hàng hóa Việt Nam tại các hệ thống phân phói của Trung Quốc…; Theo dõi sát thông tin, biến động thị trường, các động thái chính sách của thị trường Trung Quốc..
Đối với Cục Xúc tiến thương mại: Tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng hình ảnh, thương hiệu đối với nông sản có giá trị cao và năng lực sản xuất tốt của Việt Nam như trái sầu riêng, hoặc tổ yến… tại thị trường Trung Quốc; Tập trung nguồn lực tổ chức hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại đặc biệt là các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia các Hội chợ triển lãm lớn tại thị trường Trung Quốc…
Cục Xuất nhập khẩu có trách nhiệm tăng cường công tác theo dõi, dự báo thị trường, ngành hàng trong nước và quốc tế để kịp thời thông tin cho doanh nghiệp và đề xuất phản ứng chính sách cho phù hợp; Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp tận dụng tối đa các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam và trung Quốc là viên của ACFTA, RCEP trong hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu..
Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Vụ Thị trường châu Á - châu Phi nghiên cứu các biện pháp quản lý của Trung Quốc tại Lệnh số 259 của Tổng cục Hải quan về biện pháp quản lý đối với việc chấp nhận kết quả giám định hàng hóa xuất nhập khẩu, trước mắt đối với mặt hàng dệt may để có thể kịp thời phối hợp ỗ trợ các doanh nghiệp liên quan của Việt Nam.
Các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, tích cực tìm kiếm và kết nối đối tác xuất khẩu, nhập khẩu tại địa bàn phụ trách nhằm tìm đầu ra cũng như nguồn cung ứng hàng hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo dõi sát sao các diễn biến của thị trường ( cung cầu, giá cả hàng hóa, dự trữ hàng hóa), những điều chỉnh chính sách có thể ảnh hưởng đến họat động xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc; Tăng cường các hoạt động hỗ trợ kết nối, tìm kiếm các đối tác hợp tác thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam…
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tiếp tục trao đổi với phía Trung Quốc để thúc đẩy việc mở gian hàng quốc gia trên sàn thương mại điện tử JD.com nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chất lượng cao, hàng nông sản, đặc sản của Việt Nam sang Trung Quốc..