Trung Quốc liên tục hủy các đơn hàng, giá lúa mì sẽ tiếp tục giảm sâu?

Trước áp lực từ thông tin Trung Quốc liên tục hủy mua các đơn hàng lớn, giá lúa mì kỳ hạn đã lao dốc mạnh, chạm mốc thấp nhất trong hơn 3 năm trở lại đây.
Nga xuất khẩu lúa mì kỷ lục: Điều gì ẩn sau nước cờ thương mại? Giá lúa mì tăng mạnh chấm dứt chuỗi ba phiên liên tiếp suy yếu

Mặc dù vậy, rủi ro với triển vọng nguồn cung toàn cầu vẫn tiềm ẩn…

Giá lúa mì “chạy theo” nhu cầu của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường lúa mì trên thế giới khi vừa đứng top đầu về sản lượng nhưng cũng chiếm vị thế số 1 về nhập khẩu. Nước này chủ yếu mua lúa mì từ các nhà sản xuất lớn như Australia, Pháp, Canada và Mỹ.

Trung Quốc liên tục hủy các đơn hàng, giá lúa mì sẽ tiếp tục giảm sâu?
Nhập khẩu lúa mì của Trung Quốc giai đoạn 2023 - 2024

Do đó, không khó hiểu khi những động thái của Trung Quốc trên thị trường thương mại quốc tế thường là tác động đến xu hướng giá lúa mì. Vào cuối năm ngoái, quốc gia này bất ngờ đặt mua một loạt các đơn hàng lúa mì đông đỏ mềm (SWR) của Mỹ do vụ mùa nội địa bị ảnh hưởng bởi mưa lớn. Chính những đơn hàng này khiến giá sụt giảm ở thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, sau đó, Trung Quốc lại liên tục hủy các đơn hàng lúa mì từ Mỹ đã mua trước đó với tổng khối lượng lên đến 504.000 tấn và là mức lớn nhất được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ghi nhận kể từ năm 1999.

Không chỉ có các đơn hàng của Mỹ, quốc gia nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới cũng hủy hàng loạt đơn hàng từ các nước khác. Theo Văn phòng Nông nghiệp FranceAgriMer, các thương nhân ngũ cốc cho biết Trung Quốc đã hủy một số giao dịch mua lúa mì Pháp. Bên cạnh đó, khoảng 1 triệu tấn lúa mì Australia cũng bị Bắc Kinh hủy và hoãn nhập khẩu.

Nguyên nhân Trung Quốc ồ ạt hủy đơn hàng?

Việc Trung Quốc hủy hàng loạt đơn hàng mua lúa mì rõ ràng là điều bất thường. Theo ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam, có ba nguyên nhân chính dẫn đến động thái này.

Trung Quốc liên tục hủy các đơn hàng, giá lúa mì sẽ tiếp tục giảm sâu?
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam

Đầu tiên, lượng lúa mì sẵn có trên thế giới ở thời điểm hiện tại tương đối dồi dào. Khác với giai đoạn cách đây hai năm, hoạt động xuất khẩu lúa mì từ khu vực Biển Đen đang diễn ra thuận lợi. Ngành vận tải biển của Ukraine cũng đã hồi phục trở lại và thích ứng sau khi thỏa thuận Biển Đen kết thúc.

Trong khi đó, nguồn cung giá rẻ từ Nga cũng tràn ngập thị trường khi nước này đang đẩy mạnh việc bán hàng tồn kho của niên vụ trước để giải phóng không gian cho vụ thu hoạch bội thu của năm nay. Điều này khiến sự lựa chọn nguồn cung của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại đã đa dạng hơn rất nhiều, không còn bị bó buộc vào một số quốc gia nhất định như giai đoạn trước.

Thứ hai, giá lúa mì trên thị trường đang giảm mạnh so với năm ngoái. Sau giai đoạn đạt đỉnh vào năm 2022, giá lúa mì trên thị trường đã giảm hơn 60% từ vùng đỉnh. Kể từ đầu năm 2024 đến nay, lúa mì tiếp tục giảm hơn 14%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2020. Việc giá giảm mạnh khiến chi phí đền bù hợp đồng thậm chí còn thấp hơn so với việc đặt các đơn hàng mới với giá rẻ ở thời điểm hiện tại. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc hủy các đơn hàng cũ được mua với giá cao từ Mỹ, Pháp và Australia.

Trung Quốc liên tục hủy các đơn hàng, giá lúa mì sẽ tiếp tục giảm sâu?
Diễn biến giá lúa mì 2 năm qua

Thứ ba, nguồn cung trên thị trường nội địa của Trung Quốc cũng ở mức cao trong khi nhu cầu thấp. Mặc dù vụ mùa lúa mì của nước này chịu một số thiệt hại bởi thời tiết xấu vào năm ngoái, nhưng nhìn chung sản lượng vẫn ổn định. Trong Báo cáo cung - cầu nông sản Thế giới (WASDE) tháng 3, USDA đã duy trì dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 2024/25 của Trung Quốc ở mức xấp xỉ 136,6 triệu tấn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi heo liên tục gặp khó đã hạn chế nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi trên thị trường và ảnh hưởng đến quyết định nhập khẩu nguyên liệu của các doanh nghiệp.

Nhu cầu tạm thời không còn là yếu tố quyết định

Mặc dù các động thái trên của Trung Quốc đã kéo theo nhu cầu sụt giảm trong ngắn hạn nhưng thị trường lúa mì có thể vẫn phải đối mặt với các rủi ro về nguồn cung sắp tới. Trong báo cáo WASDE tháng 3, USDA đã hạ ước tính tồn kho lúa mì toàn cầu cuối niên vụ 2023/24 xuống mức 258,83 triệu tấn, giảm năm thứ 4 liên tiếp và là mức thấp nhất trong 8 năm qua.

Cơ quan này cũng cho biết vụ mùa tại Liên minh châu Âu đã bị ảnh hưởng sau khi mưa lớn kéo dài diễn ra trong giai đoạn gieo trồng. Tại Pháp, nhà xuất khẩu lớn nhất của EU, chất lượng lúa mì được đánh giá thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất kể từ năm 2020.

Trung Quốc liên tục hủy các đơn hàng, giá lúa mì sẽ tiếp tục giảm sâu?
Tồn kho lúa mì thế giới

Ngoài ra, tính riêng nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, triển vọng mùa vụ của Mỹ chuẩn bị gieo trồng trong vòng một tháng tới cũng không mấy khả quan. Trong hội thảo Agricultural Outlook Forum 2024, USDA đã hạ dự báo diện tích trồng lúa mì năm nay của Mỹ xuống còn 46 triệu mẫu, thấp hơn 5,2% so với năm ngoái. Các chuyên gia cho rằng việc giá giảm mạnh đã khiến nông dân xem xét thu hẹp quy mô vụ mùa, đồng thời chuyển đổi sang các loại cây trồng có lợi nhuận tốt hơn.

Bên cạnh tình hình nguồn cung toàn cầu không chắc chắn, rủi ro địa chính trị cũng có thể là kịch bản thúc đẩy giá tăng trở lại. Vào cuối tuần trước, Ukraine cho biết Nga đã tiến hành các cuộc không kích vào cảng Odessa trên Biển Đen, phá hủy một số tòa nhà và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp. Nếu tình hình này liên tục diễn ra, hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ một trong những cảng nước sâu lớn nhất của Ukraine sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, có thể là yếu tố giúp lúa mì hồi phục.

“Nhìn chung, trong ngắn hạn, giá lúa mì vẫn có thể gặp áp lực từ động thái hủy mua hàng loạt từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh toàn cầu, triển vọng nguồn cung vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi căng thẳng địa chính trị nổ ra tại các vùng sản xuất quan trọng, cũng như những chính sách điều chỉnh quy mô sản xuất của những quốc gia xuất khẩu quan trọng”, ông Quang Anh đánh giá.

Anh Tú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thúc đẩy hợp tác thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc

Thúc đẩy hợp tác thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc

Từ ngày 23-26/4 đoàn công tác của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đã có chuyến thăm và làm việc với các Sở Giao dịch hàng hóa và đối tác lớn tại Trung Quốc
Phú Yên: Khai thác cá ngừ đại dương đạt sản lượng cao

Phú Yên: Khai thác cá ngừ đại dương đạt sản lượng cao

Theo báo cáo của huyện Tuy An (Phú Yên), nhiều tàu cá của ngư dân khai thác cá ngừ đại dương cập cảng với sản lượng cao, nhờ thời tiết thuận lợi trên biển.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá hàng hoá nguyên liệu trở lại xu hướng tăng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá hàng hoá nguyên liệu trở lại xu hướng tăng

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa hôm qua 25/4, trên tổng số 31 mặt hàng đang được giao dịch liên thông thế giới có 18 mặt hàng tăng giá và 13 mặt hàng tăng giá
Giá thép hôm nay ngày 26/4/2024: Giá quặng sắt phục hồi, thị trường trong nước ổn định

Giá thép hôm nay ngày 26/4/2024: Giá quặng sắt phục hồi, thị trường trong nước ổn định

Giá thép hôm nay ngày 26/4/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 25 nhân dân tệ/tấn; Giá quặng sắt phục hồi lên mức cao nhất trong 6 tuần.
Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Giá nhôm khởi sắc trở lại, nhưng vẫn nhiều hoài nghi cho rằng xu hướng chỉ là tạm thời, khó khăn còn tiềm ẩn.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá quặng sắt tăng mạnh lên cao nhất 6 tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá quặng sắt tăng mạnh lên cao nhất 6 tuần

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa hôm qua 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục.
Giá thép hôm nay ngày 25/4/2024: Nhu cầu tiêu thụ thép chưa cao

Giá thép hôm nay ngày 25/4/2024: Nhu cầu tiêu thụ thép chưa cao

Giá thép hôm nay ngày 25/4/2024: Giá quặng sắt kỳ hạn tăng trở lại lên mức cao nhất trong hơn 6 tuần; thị trường trong nước ổn định.
Giá lúa mì - một chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị

Giá lúa mì - một chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị

Chiến tranh giữa Nga - Ukraine hay bất ổn ở Trung Đông gần đây đều khiến cho giá lúa mì thế giới biến động mạnh mẽ.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/4: Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/4: Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong ngày giao dịch hôm qua (23/4).
Giá thép hôm nay ngày 24/4/2024: Giá nhập khẩu thép HRC tăng

Giá thép hôm nay ngày 24/4/2024: Giá nhập khẩu thép HRC tăng

Giá thép hôm nay ngày 24/4/2024: Tại thị trường trong nước duy trì ổn định; giá thép HRC nhập khẩu vào Việt Nam đang tăng trong 2 tuần trở lại đây.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/4: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/4: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần với diễn biến phân hóa.
Sức mua tại chợ đầu mối phía Nam Hà Nội giảm mạnh

Sức mua tại chợ đầu mối phía Nam Hà Nội giảm mạnh

Hàng hóa bán chậm chỉ bằng 1/2 hoặc 2/3 so với trước đây… đa số các tiểu thương tại chợ đầu mối phía Nam đều than sức mua giảm mạnh.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/4: Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/4: Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Kết thúc tuần giao dịch 15-21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó
Giá thép hôm nay ngày 22/4/2024: Thị trường trong nước ổn định; xuất khẩu sắt thép tăng

Giá thép hôm nay ngày 22/4/2024: Thị trường trong nước ổn định; xuất khẩu sắt thép tăng

Giá thép hôm nay ngày 22/4/2024: Thị trường thép nội địa tiếp tục bình ổn; xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam tăng.
Giá thép hôm nay ngày 21/4/2024: Thép trong nước bình ổn; trên sàn giao dịch giảm

Giá thép hôm nay ngày 21/4/2024: Thép trong nước bình ổn; trên sàn giao dịch giảm

Giá thép hôm nay ngày 21/4/2024: Thị trường thép nội địa tiếp tục bình ổn; trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 6 Nhân dân tệ.
Tháng 3/2024 nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc tăng gần 44%

Tháng 3/2024 nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc tăng gần 44%

Tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ MXV cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới trong ngày hôm qua.
Giá thép hôm nay ngày 19/4/2024: Thị trường thép cải thiện, Quặng sắt đạt mức cao nhất trong 5 tuần

Giá thép hôm nay ngày 19/4/2024: Thị trường thép cải thiện, Quặng sắt đạt mức cao nhất trong 5 tuần

Giá thép hôm nay 19/4/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 66 nhân dân tệ/tấn. Quặng sắt đạt mức cao nhất trong 5 tuần nhờ thị trường thép cải thiện.
Ngành chăn nuôi cần sẵn sàng trước rủi ro tăng giá nguyên liệu cuối quý II

Ngành chăn nuôi cần sẵn sàng trước rủi ro tăng giá nguyên liệu cuối quý II

Ngành chăn nuôi Việt Nam kết thúc quý I/2024 đã ghi nhận các số liệu tăng trưởng khá tích cực.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 18/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 18/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.
Kịch bản nào cho giá dầu trước sức nóng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông?

Kịch bản nào cho giá dầu trước sức nóng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông?

Căng thẳng tại Trung Đông leo thang ngay trong bối cảnh OPEC+ “siết van bơm dầu”, làm gia tăng nỗi lo về nguồn cung gián đoạn.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 17/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu từ vùng đỉnh 7 tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 17/4: Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu từ vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ MXV cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 16/4, trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, có đến 22 trên tổng số 31 mặt hàng đồng loạt giảm giá.
Giá thép hôm nay ngày 17/4/2024: Thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép hôm nay ngày 17/4/2024: Thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép hôm nay ngày 17/4/2024: Thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn. Tính từ đầu năm 2024 cho tới nay, thép cuộn xây dựng đã có 4 đợt giảm giá.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/4: Giá ca cao, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 16/4: Giá ca cao, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch 15/4, diễn biến phân hoá khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động