Trung Quốc hút hàng, giá thanh long tăng gấp 3 lần

Giá thanh long tại nhiều địa phương đã tăng gấp 3 lần. Xuất khẩu thuận lợi, thanh long được dự báo sẽ lấy lại vị thế trái cây tỷ USD.
Giá thanh long tăng vụt lên 45.000 đồng/kg Giá thanh long ở Tiền Giang đang có xu hướng tăng trở lại Giá thanh long đầu vụ tăng cao, nhưng rất ít hàng

Giá thanh long tăng gấp 3 lần

Là một trong những vùng chuyên canh thanh long lớn, hiện nay nông dân huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã và đang tích cực chăm sóc đợt trái bán vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và xông đèn để xử lý thanh long ra hoa trái vụ chuẩn bị hàng hóa cho thị trường rằm tháng giêng 2023.

Hiện giá thanh long Tiền Giang hiện được thương lái mua ở mức cao gấp 3 lần so với thời điểm cách đây một tháng, giúp người trồng phấn khởi vì thu được lợi nhuận cao. Các vựa thanh long ở các huyện Chợ Gạo, đang thu mua thanh long ruột đỏ loại 1 với giá trên 34.000 đồng/kg, loại 2 với giá 28.000 - 30.000 đồng/kg và loại 3 là từ 23.000 - 25.000 đồng. Với giá mua như trên, nhà vườn trồng thanh long phấn khởi, yên tâm đầu tư vào cây thanh long sau thời gian giảm giá mạnh.

Bà Nguyễn Thị Bé, ở ấp Quang Thọ, xã Qươn Long, huyện Chợ Gạo phấn khởi cho biết, gia đình vừa bán được 5 tấn thanh long với giá 25.500 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí tiền điện xông đèn (kích thích ra hoa) và phân, thuốc bảo vệ thực vật khoảng 30 triệu đồng, thu lãi gần 100 triệu đồng.

Xuất khẩu thanh long
Xuất khẩu thanh long nhiều thuận lợi những ngày cuối năm

Tại thủ phủ thanh long Bình Thuận, giá thanh long cũng tăng mạnh. Cụ thể, thanh long ruột trắng loại 1 có giá 13.000-15.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ giá 35.000-37.000 đồng/kg.

Ông Trần Đình Trung - Giám đốc HTX Thanh long Thuận Tiến (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) - thừa nhận, giá thanh long ruột đỏ hiện tăng lên mức 35.000-40.000 đồng/kg, nhưng nguồn cung từ các nhà vườn không có nhiều. Với thanh long ruột trắng, giá nhích lên mức 8.000-13.000 đồng/kg tuỳ loại. Diện tích thanh long của các thành viên HTX Thanh Long Thuận Tiến chỉ vào khoảng 24ha, diện tích liên kết khoảng 200ha. Do là nghịch vụ nên nguồn cung khá hạn chế.

Giá thanh long ruột trắng hiện tăng mạnh so với thời điểm cuối năm 2021, nhưng chưa thể phục hồi về mức giá năm 2019 - thời điểm trước dịch Covid-19. Dù vậy, người trồng thanh long bắt đầu có lời.

Còn ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An, cho biết giá thanh long hiện đang ở mức cao nhờ thị trường Trung Quốc hút hàng. "Thanh long ruột trắng loại 1 giá 20.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ loại 1 giá 40.000 đồng/kg, là mức nông dân đang có lãi. Nông dân đang đẩy mạnh chong đèn trồng thanh long nghịch vụ. Chỉ cần thanh long được giá, nông dân sẽ tăng sản lượng trở lại" - ông Trịnh thông tin.

Trợ lực từ thị trường Trung Quốc

Ông Trần Ngọc Hiệp – Giám đốc Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu cho biết, thị trường Trung Quốc đang chiếm khoảng 60 – 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Từ 8/1/2023, Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại giúp thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc thuận lợi hơn trước. Hàng xuất khẩu sang các thị trường khác như Mỹ, Úc, EU,... cũng tốt hơn bởi giá cước vận chuyển đã hạ nhiệt. Do đó, giá thanh long đang dần phục hồi.

Cũng theo ông Hiệp, từ tháng 1/2023 lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc này sẽ tăng 25 – 30%. Khi tình hình thị trường phục hồi, dự báo giá thanh long xuất khẩu sẽ tăng lên và dần đi vào ổn định.

Ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận nhận định: Thanh long Bình Thuận chủ yếu xuất qua thị trường Trung Quốc và hiện nay, thị trường này đang mở cửa trở lại nên các hoạt động giao thương đang diễn ra cơ bản bình thường.

"Sắp đến Tết Nguyên Đán và các lễ hội sau Tết, vì vậy nhu cầu tiêu thụ quả thanh long để phục vụ trong việc cúng kính, tiêu dùng sẽ nhiều hơn; mặt khác với giá từ 9.000-13.000 đồng/kg như hiện nay, theo đánh giá của Sở, trong thời gian đến thị trường tiêu thụ thanh long sẽ có những bước chuyển biến tốt. Hy vọng giá thanh long cuối năm sẽ khởi sắc và khả quan hơn từ đó giúp bà con nông dân ổn định sản xuất…", ông Phan Văn Tấn cho biết.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự báo năm nay nhà vườn trái cây "ăn Tết lớn" vì thị trường Trung Quốc hút hàng dịp Tết, tình hình thông quan tại các cửa khẩu thông suốt. "Năm nay, Việt Nam có thêm loại quả tỉ đô là sầu riêng nên giá trị xuất khẩu dịp Tết sẽ rất cao. Ngoài ra, mặt hàng thanh long phục vụ thờ cúng Tết cũng góp phần lớn vào giá trị xuất khẩu.

Với những yếu tố đó, ông Nguyên dự báo năm 2023 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 20-30%, đạt khoảng 4 tỷ USD. Trong đó sầu riêng, thanh long có kim ngạch cao nhất. Dự kiến năm 2023 hai mặt hàng này sẽ đứng vào nhóm mặt hàng tỷ USD, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ tăng mạnh.

Tuy nhiên, ông Đăng Phúc Nguyên cũng khuyến cáo, Trung Quốc hiện đã là thị trường khó tính, tiêu chuẩn khắt khe nên bà con nông dân, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định thị trường để xuất khẩu suôn sẻ, tránh vi phạm.

Hà Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.
Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.

Tin cùng chuyên mục

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng, theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm lo ngại về chi phí.
Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Hành trình 20 năm phát triển của mật ong Tam Đảo vươn ra thế giới không chỉ khẳng định chất lượng mà còn là nỗ lực xúc tiến, đưa nông sản Việt Nam "cất cánh".
Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Ngày 2/4/2025, Mỹ công bố chính sách thuế quan mới. Trong đó, Argentina bị áp mức thuế 10%, trong khi Campuchia phải đối mặt với mức thuế lên tới 49%.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Dự thảo Nghị định về thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng nhằm định hình lại chính sách xuất nhập khẩu theo hướng chủ động, có định hướng...
Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%; tăng trưởng quý II là 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%.
Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Theo Cục Thống kê – Bộ Tài chính, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ động đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% với hàng hóa từ Hoa Kỳ trong cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cuộc tranh luận giữa Shopee và người bán đang nóng chưa từng có. Phí PiShip có thực sự “bảo vệ” hay đang làm “ngạt thở” các shop nhỏ?
Việt Nam cập nhật về quy tắc xuất xứ tại WTO

Việt Nam cập nhật về quy tắc xuất xứ tại WTO

Từ ngày 3 - 4/4/2025, Ủy ban Quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tổ chức phiên họp thường kỳ tại Geneva, Thụy Sỹ.
Cầu đối thoại đã bắc qua biển thuế

Cầu đối thoại đã bắc qua biển thuế

Cuộc điện đàm Việt - Mỹ mở lối thoát giữa sóng gió thuế quan, tái định vị Việt Nam như người kiến tạo cây cầu thương mại bằng bản lĩnh và đối thoại.
Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Trong môi trường địa kinh tế đầy biến động, thuế quan hiện không chỉ là rào cản thương mại, mà còn là bàn đạp chiến lược trong bàn cờ quyền lực kinh tế toàn cầu
Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam quyết định thành lập Tổ phản ứng nhanh của hiệp hội để xử lý với những biến động trên thị trường.
Thấy gì từ các ‘ông lớn’ làm chủ cánh buồm trong bão thương mại?

Thấy gì từ các ‘ông lớn’ làm chủ cánh buồm trong bão thương mại?

Nhiều quốc gia đã chủ động “làm chủ cánh buồm” giữa bão thương mại toàn cầu. Việt Nam cần chọn hướng đi để không trôi theo sóng, mà dẫn dắt dòng chảy mới.
Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ có website về xuất xứ hàng hóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA dễ hơn và góp phần phòng chống gian lận thương mại.
Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, chưa bàn đến điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu, theo tinh thần “bình tĩnh, nhìn tổng thể và toàn diện”.
Tick xanh trách nhiệm: Bước tiến mới cho nông sản Đà Lạt

Tick xanh trách nhiệm: Bước tiến mới cho nông sản Đà Lạt

Chương trình 'Tick xanh trách nhiệm' của Bách Hóa Xanh được ký kết với các doanh nghiệp sẽ đem lại chuỗi cung ứng an toàn, minh bạch cho nông sản Lâm Đồng.
Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ áp cho hàng hoá nhập khẩu đã và đang mang lại cả cơ hội và thách thức đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.
Thương vụ hiến kế doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Halal

Thương vụ hiến kế doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Halal

Doanh nghiệp Việt Nam cần xác định chiến lược dài hạn, đầu tư nghiêm túc cho nghiên cứu thị trường, điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal.
Giao ban xúc tiến thương mại với thương vụ tháng 3/2025: Cơ hội từ thị trường Halal

Giao ban xúc tiến thương mại với thương vụ tháng 3/2025: Cơ hội từ thị trường Halal

Sáng 4/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 3/2025.
Mobile VerionPhiên bản di động