'Trục kháng chiến' của Iran yếu ớt trước thách thức mới từ Israel?

Sau cái chết của thủ lĩnh Hezbollah ngày 27/9 và chiến dịch tấn công vào Lebanon của Israel ngày 1/10, "trục kháng chiến" của Iran đối mặt nhiều thách thức mới.
Quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah Chiến sự Trung Đông ngày 30/9: Israel tung 'đòn chí mạng' với Hezbollah, Iran tính 'nước cờ sinh tử' Israel và tham vọng ở 'chảo lửa' Trung Đông: Lebanon là tấm gương phản chiếu mọi điều có thể sai lầm?

Theo tờ NY Times, sau cái chết của Hassan Nasrallah, thủ lĩnh Hezbollah trong một cuộc không kích của Israel vào ngày 27/9, mọi sự chú ý đã đổ dồn về phía các nhóm vũ trang được đựơc cho là nhận được sự hậu thuẫn từ phía Iran.

Mạng lưới mà Iran gọi là "trục kháng chiến" bao gồm Hamas, Hezbollah, Chính phủ Syria, Houthi tại Yemen và các nhóm vũ trang khác ở Syria và Iraq. Những nhóm này luôn cam kết chống lại ảnh hưởng của Mỹ và Israel tại Trung Đông.

'Trục kháng chiến' của Iran yếu ớt trước thách thức mới từ Israel?
Iran có thể sẽ sử dụng "trục kháng chiến" để phát động một cuộc tấn công toàn diện và đồng thời vào Israel. Ảnh: Daily Mail

Iran được cho là đã hỗ trợ các nhóm này trong nhiều thập kỷ nhằm giúp họ thực hiện các cuộc tấn công vào Israel cũng như các quốc gia khác, điển hình như Ả Rập Saudi. Mạng lưới này cũng cung cấp cho Iran các đồng minh chiến lược ở gần hoặc ngay tại biên giới Israel, có thể hoạt động như một lực lượng răn đe chống lại các cuộc tấn công từ Israel vào Iran.

Khi Hamas phát động cuộc tấn công “đẫm máu" vào Israel vào ngày 7 tháng 10/2023, Israel đã phản ứng bằng một cuộc xâm lược tàn khốc vào Dải Gaza. Theo sau đó, nhiều nhóm trong “trục kháng chiến” đã thực hiện các cuộc tấn công của riêng họ nhằm vào Israel hoặc nhắm vào binh sĩ Mỹ ở Iraq và Syria do Washington cử đến để hỗ trợ Israel.

Israel đã thử thách sức mạnh của liên minh này bằng việc tiến hành các cuộc tấn công mạnh mẽ ở Lebanon, Syria, Yemen và thậm chí ngay cả trên lãnh thổ Iran, nơi Israel đã ám sát một lãnh đạo cấp cao của Hamas trong khi các lãnh đạo của trục kháng chiến đang tập trung tham dự lễ nhậm chức tổng thống của Iran.

Tuy nhiên, phản ứng từ Iran và các nhóm dân quân liên minh yếu hơn so với những gì các nhà phân tích kì vọng, đặt ra câu hỏi về sức mạnh và sự gắn kết của mạng lưới này. Hiện tại, khi Israel tiếp tục tấn công vào Hamas, Hezbollah và Houthi, liệu trục kháng chiến có đủ sức chống đỡ?

Iran: Trụ cột của liên minh

Trong nhiều năm, Iran bị đánh giá là một quốc gia ngoài lề ở Trung Đông. Quốc gia này chủ yếu nói tiếng Ba Tư trong một khu vực mà phần lớn người dân nói tiếng Ả Rập. Iran cũng theo Hồi giáo Shiite trong khi đa số khu vực này theo Hồi giáo Sunni. Nền kinh tế Iran cũng đã bị suy yếu bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm cô lập nước này.

'Trục kháng chiến' của Iran yếu ớt trước thách thức mới từ Israel?
Iran được coi là trụ cột của "trục kháng chiến". Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, Iran đã thành công trong việc mở rộng sức mạnh quân sự khắp một vùng rộng lớn của Trung Đông bằng cách hỗ trợ các dân quân địa phương với vũ khí, huấn luyện và tài chính.

Các nhóm này nhận được sự hỗ trợ của Iran và cùng chia sẻ sự thù địch với Israel và Mỹ, nhưng họ cũng có lợi ích riêng và không hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Tehran. Chẳng hạn, Hamas đã không phối hợp và tham khảo ý kiến của Iran trong cuộc tấn công vào Israel vào tháng 10 năm ngoái, theo các quan chức Ả Rập và Mỹ.

Các chuyên gia cho rằng Iran đang đi trên một lằn ranh mong manh, vừa cố gắng phô diễn sức mạnh quân sự nhưng cũng tránh một cuộc chiến toàn diện với Israel, điều có thể kéo theo sự can thiệp của Mỹ và đe dọa sự tồn vong của Iran.

Hezbollah: Lực lượng vũ trang phi nhà nước lớn nhất

Hezbollah là một nhóm dân quân Hồi giáo Shiite được Iran thành lập vào những năm 1980, trong thời kỳ hỗn loạn của cuộc nội chiến Lebanon kéo dài. Hezbollah ra đời để chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của Israel tại miền nam Lebanon, uy tín của nhóm này trong thế giới Ả Rập tăng vọt sau khi họ buộc Israel phải dừng cuộc chiến vào năm 2006.

Đặc biệt, Hezbollah được coi là nhóm phi nhà nước được trang bị mạnh mẽ nhất thế giới. Nhóm này đã phát triển thành một lực lượng chính trị hùng mạnh tại Lebanon, mở rộng hoạt động sang Syria và giúp huấn luyện các nhóm liên minh với Iran tại Iraq, Yemen và các nơi khác. Điều này khiến Hezbollah đã bị Mỹ và nhiều quốc gia khác liệt vào danh sách khủng bố.

'Trục kháng chiến' của Iran yếu ớt trước thách thức mới từ Israel?
Các thành viên Hezbollah dự đám tang chỉ huy Ibrahim Aqil ở vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut, Lebanon, hôm 22/9. Ảnh: AFP

Sau các cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10, Hezbollah cũng bắt đầu bắn tên lửa qua biên giới vào Israel cho dù cả hai bên đều cẩn trọng để tránh một cuộc chiến quy mô lớn. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng đã leo thang vào tháng 7 khi một cuộc không kích của Israel tại Beirut đã tiêu diệt chỉ huy cấp cao Fuad Shukr của Hezbollah, sau khi một quả rocket phóng từ Lebanon đã làm thiệt mạng 12 trẻ em ở thị trấn do Israel kiểm soát. Đến tháng 9, Israel đã bất ngờ tấn công bằng cách kích nổ các thiết bị cài vào máy nhắn tin và điện thoại di động của Hezbollah. Sau đó, đồng thời không kích các địa điểm quan trọng ở Lebanon, tiêu diệt thủ lĩnh lâu năm của nhóm, Hassan Nasrallah. Khả năng quân sự và lãnh đạo tương lai của nhóm hiện chưa rõ ràng.

Hamas: Cầu nối trực tiếp với cuộc đấu tranh của Palestine

Hamas, thành viên Sunni lớn nhất trong mạng lưới của Iran được thành lập vào năm 1987 trong cuộc nổi dậy của người Palestine chống lại sự chiếm đóng của Israel tại Bờ Tây và Dải Gaza.

Theo đó, Hamas đã thực hiện nhiều vụ tấn công tự sát khiến dân thường Israel thiệt mạng và bắt giữ, sát hại binh sĩ Israel. Từ năm 2007, nhóm này đã nắm quyền kiểm soát Dải Gaza cho đến khi cuộc chiến hiện tại khiến quyền lực của họ suy yếu.

Vào ngày 7 tháng 10, dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Yahya Sinwar, Hamas đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào Israel giết chết 1.200 người, chủ yếu là dân thường và bắt giữ khoảng 250 con tin. Israel đã phản ứng bằng một chiến dịch quân sự quy mô lớn tại Gaza, bao gồm một trong những cuộc không kích dữ dội nhất trong thế kỷ này. Chính quyền tại Gaza báo cáo có hơn 41.000 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến này.

Houthi: Lực lượng đóng vai trò làm gián đoạn tuyến hàng hải

Houthi là một nhóm dân quân Shiite đã chiến đấu chống lại chính phủ Yemen trong khoảng hai thập kỷ và hiện kiểm soát vùng tây bắc và thủ đô Sana, nơi có phần lớn dân số Yemen sinh sống. Nhóm này cũng mang tư tưởng kịch liệt phản đối Israel và Mỹ.

Vào năm 2014, một liên minh quân sự được quốc tế công nhận do Ả Rập Saudi dẫn đầu đã can thiệp để khôi phục chính phủ Yemen sau khi Houthi chiếm thủ đô, làm trầm trọng thêm cuộc nội chiến đã làm thiệt mạng hàng trăm ngàn người.

Sau khi cuộc chiến Gaza nổ ra, Houthi bắt đầu phóng máy bay không người lái và tên lửa vào các tàu thuyền ở Biển Đỏ, đe dọa giao thông hàng hải tại một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới. Nhóm này cũng đã phóng tên lửa và máy bay không người lái vào Israel, khiến Israel phản công bằng các cuộc không kích.

Mỹ cũng đã tiến hành không kích Houthi, và hai binh sĩ Hải quân SEAL Mỹ đã thiệt mạng trong một cuộc đột kích vào tàu chở vũ khí tại Yemen.

Chính phủ Syria và các nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn

Iran đã hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhiều mặt, từ cung cấp các khoản vay, dầu mỏ cho đến sự tham gia của Hezbollah khi những chiến binh của nhóm này đã chiến đấu cùng quân đội Syria trong những giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc nội chiến Syria.

Bên cạnh đó, Israel cho rằng các lực lượng do Iran hậu thuẫn cũng sử dụng Syria để sản xuất và cất trữ vũ khí mà Iran phân phối đến các nhóm vũ trang trong khu vực, đặc biệt là Hezbollah.

Syria cũng là nơi tập hợp các chiến binh được Iran tuyển mộ và kiểm soát bởi Lực lượng Quds, lực lượng quân sự và tình báo của Vệ binh Cách mạng Iran. Lực lượng này cũng triển khai ít nhất hai lực lượng dân quân tại Syria: Lữ đoàn Fatemiyoun, bao gồm các người tị nạn Afghanistan và Lữ đoàn Zainebiyoun, bao gồm người tị nạn Pakistan.

Các nhóm dân quân Iraq: Tập trung vào tấn công các cơ sở quân sự Mỹ

Lực lượng dân quân Iraq ban đầu chủ yếu được tuyển mộ từ những người Shiite bị chế độ Saddam Hussein đàn áp, sau đó họ đã lưu vong ở Iran và trở về sau cuộc xâm lược của Mỹ năm 2003 lật đổ Saddam.

Sau khi quay trở lại Iraq, nhiều nhóm trong số này đã chia sẻ quan điểm thù địch của Iran đối với Mỹ và nhanh chóng hình thành các lực lượng vũ trang. Với sự hỗ trợ của Iran, những nhóm này ngày càng mạnh mẽ và trở thành lực lượng chiến đấu quan trọng. Sự tài giỏi của họ trong chiến đấu đã giúp Iraq giành lại miền bắc từ tay các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (ISIS) vào năm 2017.

Kể từ đó, các nhóm này đã trở thành một phần trong cơ cấu an ninh của Iraq, nhưng họ cũng đã tấn công các binh sĩ Mỹ đóng tại Iraq dù họ đến theo lời mời của chính phủ Iraq. Một số lực lượng của họ đã tham gia cùng các dân quân do Iran hậu thuẫn tại Syria để tấn công các binh sĩ Mỹ đang chiến đấu chống ISIS tại đó. Hầu hết các nhóm này hiện nay đều có vây cánh chính trị trong Quốc hội Iraq.

Gần đây nhất, một số nhóm dân quân này đã nhắm vào Israel, số vụ tấn công càng tăng lên kể từ sau cái chết của Hassan Nasrallah.

Những thách thức đối với "trục kháng chiến"

Mạng lưới các nhóm vũ trang mà Iran đã xây dựng không phải là một khối thống nhất, và điều này đã lộ rõ trong các sự kiện gần đây. Mặc dù các nhóm này có chung mục tiêu đối đầu với Israel và Mỹ, mỗi nhóm vẫn có lợi ích và các tính toán riêng. Ví dụ, trong khi Hamas thực hiện cuộc tấn công vào Israel vào tháng 10 mà không thông qua sự phối hợp với Tehran, các nhóm khác trong trục kháng chiến như Hezbollah hoặc các nhóm dân quân Iraq cũng có thể có cách tiếp cận khác biệt trong việc đối phó với Israel hoặc Mỹ.

Mối liên kết lỏng lẻo giữa các nhóm này đặt ra câu hỏi về hiệu quả của trục kháng chiến trong các tình huống căng thẳng leo thang. Cuộc chiến Gaza đã gây áp lực lớn lên mạng lưới này khi Israel không chỉ tấn công Hamas mà còn đẩy mạnh các cuộc không kích vào Hezbollah ở Lebanon, Houthi tại Yemen và các nhóm dân quân ở Syria. Mặc dù có sự ủng hộ rộng rãi từ Iran, phản ứng từ “trục kháng chiến" của Iran không mạnh mẽ như nhiều người kỳ vọng, đặc biệt là trong việc đáp trả các cuộc tấn công của Israel.

Câu hỏi lớn hiện nay là liệu "trục kháng chiến" có thể duy trì được sự thống nhất và sức mạnh trong thời điểm khó khăn này. Sự mất mát lãnh đạo chủ chốt như Hassan Nasrallah đã làm suy yếu khả năng chỉ huy và kiểm soát của Hezbollah, một trong những lực lượng quan trọng trong liên minh. Các cuộc tấn công bằng drone và tên lửa của Houthi vào Israel, mặc dù gây ra những thiệt hại nhất định, nhưng chưa đủ để làm thay đổi cục diện chiến trường. Trong khi đó, các dân quân tại Syria và Iraq cũng đang bị Israel và Mỹ tấn công, làm suy giảm sức mạnh của họ.

Iran đang phải cân nhắc giữa việc tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho các nhóm dân quân trong trục kháng chiến hoặc tránh leo thang căng thẳng để không kéo Mỹ vào cuộc. Nếu cuộc chiến giữa Israel và các nhóm vũ trang lan rộng, Mỹ có thể bị kéo vào một cuộc xung đột trực tiếp, điều này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của chính quyền Iran. Các chuyên gia cho rằng Tehran đang cố gắng tránh một cuộc chiến toàn diện nhưng vẫn tiếp tục hỗ trợ các nhóm vũ trang thông qua cung cấp vũ khí và huấn luyện.

Trung Thắng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh

Chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh; Mỹ nói về triển vọng ngừng bắn.
Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại

Trong 3 quý đầu năm 2024, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp Trung Quốc tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,5 điểm phần trăm so với năm 2023.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/12: Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/12: Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận

Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 21/12.
Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Nga đã lần đầu giới thiệu xe bọc thép chống mìn Typhoon-K MRAP tích hợp hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-EM.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 21/12: 3 phương án giải quyết xung đột; Kiev sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ; ông Zelensky đề nghị “hỗ trợ” gia nhập NATO.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12:

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12: 'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga

'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 20/12.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế tại Kursk; Đại tá quân đội Mỹ cảnh báo sức công phá của tên lửa Oreshnik... là tin 'nóng' chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại về Ukraine; Kiev ra tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga 'tung đòn quyết chiến' ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk

Nga tung đòn quyết chiến ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk... là những thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 19/12.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Quân đội Ukraine vào thế nguy cấp tại Kurakhovo; ông Zelensky thừa nhận Ukraine 'không đủ mạnh' để đàm phán... là những tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine, Ukraine từ chối đề nghị của Hungary... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12.
Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) siêu thanh MD-22.
Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Chiến sự đang trở nên căng thẳng quanh thành phố Pokrovsk, Donetsk khi Nga tiến sát, Ukraine tăng cường phòng thủ. Vì sao thành phố này lại quan trọng đến vậy?
Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'

Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 18/12.
Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Dịch bệnh bí ẩn với các triệu chứng giống với các bệnh về đường hô hấp tại Cộng hòa Dân chủ Congo khiến nhiều người tử vong đã được xác nhận là bệnh sốt rét.
Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

TikTok đang đối mặt với thử thách lớn nhất từ trước đến nay khi mạng xã hội này đang bị cả Mỹ và EU điều tra, đe dọa tương lai của nền tảng này.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine căng mình phòng thủ

Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Kiev căng mình phòng thủ; Nga cảnh báo Kiev sẽ 'trả giá đắt' vụ ám sát Tướng Kirillov;...là các tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12.
Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Một vụ nổ bom điều khiển từ xa ở Moscow đã gây tử vong cho tướng Igor Kirillov, người bị Ukraine truy nã vì sử dụng vũ khí hóa học.
Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Theo khảo sát của tờ Wall Street Journal, 77% CEO toàn cầu đã bày tỏ sự lạc quan về nền kinh tế thế giới năm 2025, khi ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/12: Nga siết vòng vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/12: Nga siết vòng vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga

Nga siết vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga... là những tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối 17/12.
Chính sách khí hậu của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có nhiều thay đổi?

Chính sách khí hậu của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có nhiều thay đổi?

Giới chuyên gia dự báo, chính sách khí hậu Mỹ dưới thời ông Donald Trump sẽ ưu tiên năng lượng truyền thống, nới lỏng quy định môi trường để thúc đẩy kinh tế.
Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ

Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ

TikTok gửi đơn đề nghị khẩn cấp lên Tòa án tối cao Mỹ để xin lệnh tạm dừng thực thi đạo luật có thể khiến ứng dụng này bị cấm hoạt động tại Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/12: Mục tiêu then chốt nào để củng cố lợi thế chiến trường trong năm 2025?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/12: Mục tiêu then chốt nào để củng cố lợi thế chiến trường trong năm 2025?

Nga đặt mục tiêu kiểm soát hoàn toàn 4 tỉnh vào năm 2025; Kiev phản công quyết liệt ở Lyman và Siversk... là những tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/12.
Trung Quốc kéo dài thời gian lưu trú quá cảnh miễn visa lên 240 giờ

Trung Quốc kéo dài thời gian lưu trú quá cảnh miễn visa lên 240 giờ

Trung Quốc chính thức mở rộng thời gian lưu trú miễn visa lên 10 ngày cho nhiều quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch và mở rộng giao lưu kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động