Thứ sáu 09/05/2025 16:13
Bắc Hà - Lào Cai

Trồng quế cho thu nhập ổn định

Theo thống kê của huyện Bắc Hà, năm 2017 doanh thu từ thu hoạch hạt quế, lá quế, tinh dầu quế và các sản phẩm phụ khác đạt trên 74 tỷ đồng. Nhờ cây quế, đời sống của đồng bào Dao đỏ đã đầy đủ, sung túc hơn.
Nhờ cây quế, đời sống của đồng bào Dao đỏ Nậm Đét đã đầy đủ, sung túc hơn

Năm 2017, nông dân các xã trên địa bàn huyện Bắc Hà đã trồng mới 1.161 héc-ta quế, nâng tổng diện tích quế toàn huyện lên 7.000 héc-ta. Trong đó, diện tích đến thời kỳ thu hoạch 3.000 héc-ta, diện tích quế tập trung ở các xã khu vực hạ huyện, trong đó xã Nậm Đét có diện tích lớn nhất với trên 1.500 héc-ta, xã Nậm lúc gần 1.000 héc-ta, Cốc Lầu trên 800 héc-ta... Kết thúc năm 2017, doanh thu từ thu hoạch hạt quế, lá quế, tinh dầu quế và các sản phẩm phụ khác đạt trên 74 tỷ đồng. Cũng như năm trước, năm 2017, việc tiêu thụ quế thuận lợi nên giá thành ổn định, giá sản phẩm chính là vỏ quế khô trung bình từ 39.000 – 41.000 đồng/kg.

Đặc biệt, các xã khu vực hạ huyện Bắc Hà đã phát triển mô hình hợp tác xã quế, tổ hợp tác tại địa phương. Ủy ban Nhân dân xã Nậm Đét đã liên kết với Công ty cổ phần Techvina thực hiện dự án trồng quế hữu cơ. Cách làm mới này đã và đang mở ra cơ hội mới, chắp cánh cho thương hiệu quế hữu cơ Nậm Đét nói riêng và quế Bắc Hà phát triển. Đồng thời, góp phần phát triển vùng chuyên canh quế theo hướng bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao, xóa nghèo, làm giàu cho bà con nông dân Bắc Hà.

Xuân Cường

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới