Thứ ba 13/05/2025 22:57

Trọng dụng nhân tài giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh

“Hầu hết các giám đốc điều hành đều nhận ra lợi thế cạnh tranh đến từ nhân tài” - ông Dominic Barton, nguyên Chủ tịch toàn cầu của công ty tư vấn quản trị hàng đầu thế giới McKinsey & Company chia sẻ trong chuyến làm việc tại Việt Nam mới đây về việc tạo dựng các tổ chức biết trọng dụng nhân tài.  
Ông Dominic Barton phát biểu trong chuyến làm việc tại Việt Nam mới đây

Ông Dominic Barton cũng là đồng tác giả của cuốn sách “Talent Wins: The New Playbook for Putting People First”. Cuốn sách này là kết quả của hàng nghìn cuộc đối thoại với các lãnh đạo doanh nghiệp và chính phủ trên khắp thế giới - những người tin rằng lợi thế cạnh tranh của tổ chức nằm ở cách thức họ chiêu mộ, phát triển và sử dụng nhân tài.

Tại cuộc gặp mặt với các lãnh đạo cấp cao đến từ các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, ông Dominic Barton - người đã dành nhiều thập kỷ tư vấn giúp các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu xác định và triển khai chiến lược doanh nghiệp, đã thảo luận về các xu hướng trong chuyển đổi số của Việt Nam và yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp cần phải chú trọng tới yếu tố nhân tài để duy trì năng lực cạnh tranh.

Ông Dominic Barton cho biết, lãnh đạo tại các công ty biết trọng dụng nhân tài đều chú trọng đến con người tương tự như cách họ chú trọng tới chiến lược và tài chính doanh nghiệp. Họ coi những cân nhắc liên quan đến nhân tài là một phần không thể thiếu trong mọi quyết định chiến lược quan trọng và đảm bảo lồng ghép yếu tố chú trọng nhân tài như một phần xuyên suốt trong văn hóa doanh nghiệp.

Theo ông Dominic Barton, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần nhận thức được rằng quản trị nhân tài là một hoạt động có tính chất gia tăng. Đồng thuận ở cấp lãnh đạo đứng đầu; nỗ lực liên tục để phát triển nhân tài; cam kết gắn kết nhân tài và chiến lược; tạo dựng cơ cấu doanh nghiệp linh hoạt - các yếu tố này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra hiệu ứng theo cấp số nhân có thể gia tăng đáng kể giá trị đem lại cho tổ chức và nền kinh tế.

“Những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ số sẽ thay đổi bản chất công việc mà chúng ta làm - con người sẽ cần thực hiện những công việc mang tính chất bổ trợ cho những gì máy móc làm. Việc này cần phải đi đôi với nỗ lực trang bị lại kỹ năng và trình độ được tiến hành một cách đồng bộ” - ông Dominic Barton nói.

Nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng những tiến bộ trong công nghệ số có thể sẽ tác động tới 4,4 triệu người Việt Nam vào năm 2030. Do đó, cả doanh nghiệp và chính phủ đều cần phải đương đầu với thách thức và tận dụng cơ hội từ quá trình chuyển đổi số, đồng thời trong quá trình đó ưu tiên tạo ra các năng lực và kỹ năng số mới để hỗ trợ sự chuyển đổi của lực lượng lao động.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội trang nghiêm đón xá lợi Phật về chùa Quán Sứ

Công đoàn Công Thương lan tỏa giá trị nhân văn vì người lao động

Hà Nội: Cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Hà Nội công bố tỷ lệ 'chọi' vào lớp 10 công lập

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội - JICA: Thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong bối cảnh mới

Để kỳ nghỉ hè thành hành trình trưởng thành của trẻ

Ấm áp 'Bữa cơm công đoàn' kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương

Lai Châu: Lực lượng công an xung kích “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Cổng 57 - cầu nối đưa giải pháp chuyển đổi số vào thực tiễn

Giải phóng Hải Phòng qua ký ức Thiếu tướng Nguyễn Duy Khâm

Công đoàn Công Thương gieo mầm hạnh phúc trong Tháng Công nhân

Bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Tăng tự chủ, giảm thủ tục

Hải Phòng vươn mình: Từ tiên đoán của Bác Hồ đến ghi nhận của Tổng Bí thư

Quy định về thăng quân hàm khi có quyết định nghỉ hưu

Việt Nam giành 4 huy chương Olympic Hóa học Mendeleev

Thời tiết hôm nay 13/5: Bắc Trung Bộ ngày nắng đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 13/5/2025: Biển Đông gió giật cấp 7

Kỷ luật học sinh đổi chiều: ‘Mềm’ để ‘giữ’

Tinh gọn bộ máy và hoàn thiện thể chế: Hai đột phá nền tảng cho một kỷ nguyên mới