Triển vọng xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Mặc dù xuất khẩu thủy sản sang nhiều thị trường vẫn giảm hai con số, tuy nhiên đà giảm đã chậm lại, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẵn sàng tăng tốc cho những tháng cuối năm.
Việt Nam nằm trong Top 4 nước cung cấp hàng đầu thủy sản vào UAE Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Nhật Bản
Doanh nghiệp Việt Nam đứng đầu về chế biến sâu mặt hàng tôm XK. 	Ảnh: T.H
Doanh nghiệp Việt Nam đứng đầu về chế biến sâu mặt hàng tôm XK. Ảnh: T.H

Tia sáng trong bức tranh u ám

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam tới hết tháng 7/2023 đạt gần 5 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giảm sâu nhất vẫn là cá tra với 36%, tôm và cá ngừ giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 7/2023, XK thủy sản ước đạt 830 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, XK tôm giảm 10% đạt khoảng 345 triệu USD, cá tra đạt 150 triệu USD, giảm 20%, cá ngừ giảm nhẹ 3% và các loại cá khác giảm 12% so với tháng 7/2022. Về góc độ thị trường, tín hiệu phục hồi rõ rệt nhất ở thị trường Trung Quốc, trong tháng 7/2023 tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 180 triệu USD. XK sang các thị trường chính khác vẫn thấp hơn 5%-40% so với tháng 7/2022.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, XK thủy sản trong hơn nửa đầu năm 2023 bằng mức 2019, nhưng giảm so với năm trước trên 1,8 tỷ USD. Tuy nhiên, trong bối cảng khó khăn hiện nay, doanh nghiệp không quá bi quan, phải chấp nhận thực tế tình hình thị trường để từ đó có thời gian chuẩn bị, củng cố tiếp cận thông tin đầy đủ, chuẩn bị tốt hơn cho cơ hội cuối năm.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Hồ quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho biết, kim ngạch XK của ngành tôm tăng rất tốt trong mấy chục năm, và năm 2022 đã vươn lên đạt trên 4 tỷ USD. Cái khó của các doanh nghiệp chế biến tôm năm nay bao gồm cả khách quan và chủ quan. Khách quan do lạm phát và suy thoái kinh tế thế giới khiến cho sức cầu giảm mạnh, trong khi đó sức cung lại tăng từ Ấn Độ; Ecuador làm mất cân bằng cung, cầu khiến cho giá tôm giảm.

Với nguyên nhân chủ quan, dịch bệnh trong nuôi tôm khá nghiêm trọng khiến cho giá thành nuôi tôm của Việt Nam tăng cao, khó khăn ngoài dự kiến, kết hợp cả khách quan và chủ quan, khiến cho thách thức rất lớn… đối với ngành tôm.

Như dự báo của VASEP, thực tế hiện nay thủy sản XK đang phục hồi mặc dù tốc độ chậm, hy vọng sẽ tốt hơn trong những tháng cuối năm. Đã có nhiều điểm sáng trong bức tranh XK thủy sản, như: sản lượng đã gia tăng theo từng tháng; các thị trường bắt đầu có tín hiệu giải quyết được tồn kho; cùng với đó mùa lễ hội cuối năm sẽ gia tăng nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Quan trọng nữa là thị trường Trung Quốc đang có sức tiêu thụ mạnh hơn. Hy vọng những tháng cuối năm đỡ u ám hơn.

Phát huy thế mạnh chế biến sâu

Chia sẻ về khâu sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Việt Nam- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cả nước có 374 cơ sở chuyên và có kết hợp chế biến tôm đủ điều kiện xuất khẩu tôm sang hơn 100 thị trường, với công suất trên 1,7 triệu tấn nguyên liệu/năm, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Nam Trung bộ; các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là thế mạnh của ngành hàng XK chủ lực này.

Đánh giá về khâu chế biến, ông Hồ quốc Lực cho rằng, thế mạnh của ngành tôm là nuôi tôm giỏi, nhất là tôm cỡ lớn, Tuy nhiên, tôm lớn lại đang giảm giá mạnh, hơn 1/3, do các nước khác cũng tập trung vào thế mạnh này của Việt Nam. “Đặc biệt, điểm sáng quan trọng là trình độ chế biến tôm của doanh nghiệp Việt Nam cao nhất trong các nước, đẳng cấp chế biến sâu của Việt Nam rất tốt. Chính vì thế, ở phân khúc thị trường lớn, hàng Việt Nam chiếm thị phần cao nhất. Tuy nhiên, các đối thủ cũng đang tìm mọi cách để cạnh tranh với sản phẩm này của doanh nghiệp Việt Nam, nên bằng mọi cách phải có chiến lược về sản phẩm để có bước nhảy vọt hơn, bán được giá tốt”- ông Lực chia sẻ.

Bức tranh XK thủy sản đã có điểm sáng, tuy nhiên theo các chuyên gia, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị thật tốt để tăng tốc khi thị trường phục hồi. Thứ nhất, đối với XK, tập trung lớn nhất là nguyên liệu, làm sao có đủ nguyên liệu chế biến khi thị trường phục hồi. Thứ hai, về thị trường, tiếp tục giữ liên lạc chặt chẽ với nhà nhập khẩu, giữ được thị trường có nhu cầu lớn để đẩy mạnh XK. Đối với ngành thủy sản, hiện nay quan tâm nhất là thị trường Trung Quốc, đây là thị trường trọng điểm xuất khẩu thủy sản. Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, Hồng Kông có mức giảm thấp hơn 1 nửa so mức giảm chung, đạt 280 triệu USD, giảm 15,7% so với cùng kỳ 2022. Thứ ba, tiếp tục củng cố các tiêu chuẩn, chất lượng thông qua các chứng nhận quốc tế.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tính toán sách lược thị trường, tích cực liên kết trong ngành, tính toán phát triển chiều sâu, theo hướng kinh tế xanh, sản xuất đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trên thế giới… Ngoài giải pháp trước mắt, các doanh nghiệp cần phải tập trung chuẩn bị để đáp ứng ngay các xu thế mới hiện nay: môi trường, xã hội, quản trị để bước vào sân chơi thế giới.

Dự báo của VASEP, trong các tháng cuối năm 2023 yếu tố lạm phát, lượng hàng tồn kho sẽ có xu hướng giảm và nhu cầu cho các kỳ nghỉ cuối năm tăng sẽ giúp kỳ vọng kim ngạch XK thuỷ sản của Việt Nam nói riêng, mặt hàng tôm sẽ tăng trở lại. Dự kiến từ tháng 8 trở đi đến cuối năm, nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc sẽ tăng trở lại để phục vụ dịp Trung Thu, Quốc Khánh và các dịp lễ hội cuối năm. Chắc chắn năm nay XK thủy sản sẽ đạt mục tiêu 9 tỷ USD.

haiquanonline.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động