Triển vọng thúc đẩy ngành Halal ở khu vực miền Trung Tây Nguyên

Thị trường Halal được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Đây là cơ hội cho Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp Halal.
Tăng cường hợp tác quốc tế, xây dựng chiến lược ngành Halal Việt Nam Tiêu chuẩn và chứng nhận: Chìa khóa để tham gia thị trường Halal Chứng nhận Halal và cơ hội cho sản phẩm Việt tại thị trường các quốc gia Hồi giáo

Cơ hội xuất khẩu sản phẩm chủ lực

Ngày 5/4, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai và Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi (ISAWAAS) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Triển vọng và giải pháp thúc đẩy ngành Halal ở khu vực miền Trung Tây Nguyên”.

Triển vọng thúc đẩy ngành Halal ở khu vực miền Trung Tây Nguyên
Hội thảo Triển vọng và giải pháp thúc đẩy ngành Halal ở khu vực miền Trung Tây Nguyên

Hội nghị nhằm phân tích, đánh giá về tiềm năng thúc đẩy ngành Halal của khu vực miền Trung Tây Nguyên cũng như phổ biến yêu cầu pháp luật, tiêu chuẩn, chứng nhận trong ngành Halal của một số thị trường tiềm năng cho các sản phẩm chủ lực của địa phương.

Thị trường Halal được đánh giá là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và là cơ hội cho Việt Nam. Theo phân tích của Trung tâm phát triển Halal (Malaysia), thị trường Halal toàn cầu ước tính đạt 5.000 tỷ USD năm 2030.

Trong khi đó, so với các nước trong khu vực, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Halal với vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, dịch vụ…

Riêng với khu vực miền Trung Tây Nguyên, với đặc điểm lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp, đã và đang trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn (cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả… là những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người Hồi giáo. Chính vì vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có cơ hội để tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu.

PGS.TS Đinh Công Hoàng, Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi cho biết, quy mô thị trường Halal lớn, đạt 2.200 tỷ USD năm 2020, dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025. Thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng hàng năm 6,2%. Dân số Hồi giáo lớn và đang phát triển: 2 tỷ (2023), 2,2 tỷ (2030) - chiếm 1/3 dân số thế giới. GDP bình quân đầu người Hồi giáo tăng 4,2% đến năm 2024.

Nhận định về cơ hội đối với sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và của miền Trung Tây Nguyên, PGS.TS Đinh Công Hoàng thông tin, về vị trí địa lý, Việt Nam gần thị trường Halal, bởi 62% dân số theo đạo Hồi ở châu Á; về nguyên liệu có nhiều sản phẩm như gạo, cà phê, trà, gia vị, hồ tiêu, trầm hương, đậu, rau và trái cây…; về năng lực và thương hiệu sản xuất, Việt Nam vào top 20 nền ngoại thương lớn nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, việc tham gia các FTA “thế hệ mới”, chất lượng cao với các thị trường có tiêu chuẩn khắt khe như EU, Mỹ, Nhật… là nền tảng quan trọng để Việt Nam tiếp cận thị trường Halal.

Ông Đào Ngọc Cường, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai cho hay, diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 1.551.013 ha, đứng thứ 2 cả nước. Với đặc thù là tỉnh có diện tích tự nhiên rộng, điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển nông, lâm nghiệp quy mô lớn và hội tụ được các yếu tố cần thiết để hình thành trung tâm cây ăn quả, rau, hoa, dược liệu, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc quy mô lớn. Nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh được xuất khẩu đi 185 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn các mặt hàng nông sản như: Rau quả, chè, cà phê, điều, tiêu, chanh leo... đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, được đánh giá là rất phù hợp với thị trường Halal và được cộng đồng người Hồi giáo ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng nông sản của tỉnh xuất khẩu vào thị trường Halal chủ yếu là thô và sơ chế.

Đáp ứng các tiêu chuẩn, mở cửa thị trường đầy tiềm năng

Ông Trần Quốc Dũng, Giám đốc QUACERT thừa nhận, trên thực tế, doanh nghiệp Việt Nam gặp phải một số khó khăn nhất định đối với sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Halal. Bên cạnh chi phí đầu tư dây chuyển sản xuất, trang thiết bị để sản xuất sản phẩm Halal, doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tìm hiểu thông tin về văn hóa thị trường Halal, tiêu chuẩn Halal, quy trình chứng nhận Halal và đặc biệt là việc đạt chứng nhận Halal đa dạng, phù hợp với yêu cầu riêng của từng thị trường.

Theo ông Đào Ngọc Cường, thị trường Halal toàn cầu rất rộng lớn, giàu tiềm năng với 57 quốc gia và tỷ lệ người theo đạo Hồi theo là gần 2 tỷ, chiếm 25% dân số thế giới; để đảm bảo tiêu chuẩn đạt chứng nhận Halal, việc thâm nhập vào thị trường này đòi hỏi từ khâu nuôi trồng cho đến khâu chế biến phải đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe của cộng đồng người Hồi giáo, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn để mở cửa vào thị trường đầy tiềm năng trong tương lai.

Thời gian tới, để đưa các sản phẩm đạt chứng nhận Halal vùng Tây Nguyên nói chung và của tỉnh Gia Lai nói riêng vào các thị trường Halal thế giới cần tập trung vào các định hướng cụ thể như: Tập trung vào công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ngành Halal, văn hóa của cộng đồng Hồi giáo cho người dân, doanh nghiệp, các ngành địa phương; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ Halal của Việt Nam với thị trường toàn cầu; xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp, từng bước hướng tới việc hoàn thiện hành lang pháp lý trong chứng nhận, quản lý, phát triển tiêu chuẩn Halal.

Ở góc độ quản lý nhà nước, Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai sẽ tích cực phối hợp với các Sở, ngành địa phương, các đơn vị của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp trong tỉnh áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá, chứng nhận Halal, hỗ trợ triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn Halal, hỗ trợ thông tin về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại, tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường Halal.

Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin chính xác về yêu cầu của tiêu chuẩn Halal của các thị trường cũng như yêu cầu về chứng nhận Halal, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thừa ủy quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký quyết định số 689/QĐ-TĐC ngày 29/3/2024 về việc thành lập Trung tâm chứng nhận Halal quốc gia (HALCERT), trực thuộc QUACERT.

Đây là cơ quan chứng nhận chính thức của Việt Nam cung cấp các dịch vụ Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn Halal; tổ chức, đào tạo, tập huấn về các tiêu chuẩn, yêu cầu Halal cho các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với thị trường xuất khẩu của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Halal nhằm đối thoại chính sách, tăng cường cung cấp các thông tin thị trường cho hiệp hội, doanh nghiệp, đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp.

Theo kế hoạch, trong năm nay, Trung tâm HALCERT sẽ tiến hành các thủ tục đăng ký để có thể triển khai hoạt động chứng nhận sản phẩm Halal, được thừa nhận tại các thị trường UAE, Ả Rập Xê Út, Qatar và Malaysia.

Bên cạnh đó, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm, dịch vụ Halal trên cơ sở hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước nhập khẩu. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thông tin, hiểu yêu cầu quy định đối với thị trường và sản phẩm, dịch vụ Halal.

Tới nay, Việt Nam đã ban hành 5 tiêu chuẩn quốc gia TCVN lĩnh vực Halal gồm: TCVN 12944:2020 Thực phẩm Halal - Yêu cầu chung; TCVN 13708:2023 Thực hành nông nghiệp tốt đối với cơ sở sản xuất Halal; TCVN 13709:2023 Thức ăn chăn nuôi Halal; TCVN 13710:2023 Thực phẩm halal - Yêu cầu đối với giết mổ động vật; TCVN 13888:2023 Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ Halal.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chiếm khoảng 70% thị trường tiêu thụ trong nước đang khiến nhiều doanh nghiệp do nữ lãnh đạo bỏ lỡ cơ hội lớn trên thị trường nước ngoài.
Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam(Online Friday) đã được 10 năm, góp phần thúc đẩy sự bứt phá thương mại điện tử Việt Nam.
Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số, ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng Bộ Công Thương, doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024.
Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Theo Cục phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sản phẩm kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump khiến doanh nghiệp Mỹ đẩy nhanh nhập hàng để tích trữ, đây là cơ hội cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ý định thư về hợp tác Halal giúp giải quyết một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu sang thị trường Malaysia về chứng chỉ Halal.
Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) diễn ra từ ngày 25/11 và kéo dài đến 1/12/2024.
Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Theo chuyên gia, để giữ được miếng bánh thị phần, doanh nghiệp ngành cơ khí cần nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động thích ứng chuỗi cung ứng.
Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Từ ngày 22-26/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức “Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”.
Ngành dịch vụ logistics thích hợp với

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics Việt đang có sự chuyển mình mạnh mẽ và bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương nhiều nhất cho Việt Nam trong 10 tháng đạt 1,07 triệu tấn, tăng 20% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 22/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024.
Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Tại tọa đàm “Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số”, diễn giả đã nêu thách thức, giải pháp để hàng Việt “cất cánh” trên môi trường số.
Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng chảy thương mại và xu hướng thu hút đầu tư của Việt Nam.
Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD.
Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Chiều 21/11, Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan Xúc tiến thương mại Malaysia chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ trong hoạt động xúc tiến thương mại.
Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay 22/11, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’.
Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối 21/11, tại quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia.
Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao khai mạc sáng 21/11 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.
Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Công nghệ số phát triển đã tác động đến ngành bán buôn, bán lẻ tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, hỗ trợ chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, không thể chậm trễ.
10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Tại kỳ hội chợ Global Sourcing Expo Austrlia 2024, Việt Nam có 10 doanh nghiệp dệt may tham gia với 10 gian hàng.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động