Triển vọng kết nối du lịch giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với vùng Bắc Trung Bộ

Với kỳ vọng kết nối du lịch là một trong các giải pháp chủ lực nhằm tăng lượng khách, doanh thu và định vị thương hiệu của địa phương trong thời gian tới.

Liên kết để phát triển

Phát triển du lịch Nghệ An: Tạo đột pháDu lịch Nghệ An sẵn sàng đón khách trở lạiNghệ An phát triển du lịch thông minh, nâng cao trải nghiệm cho du khách

Với chủ đề "Hội tụ tinh hoa - Nâng tầm điểm đến", Diễn đàn kết nối du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội và Vùng Bắc Trung Bộ mở rộng (các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị) diễn ra chiều 1/7 tại tỉnh Nghệ An. Qua Diễn đàn, các tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà đầu tư cùng lãnh đạo các tỉnh sẽ thảo luận, tìm ra giải pháp tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch ngày càng thiết thực và hiệu quả.

Triển vọng kết nối du lịch giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với vùng Bắc Trung Bộ
Các đại biểu tham quan gian hàng du lịch trong khuôn khổ Diễn đàn Liên kết phát triển du lịch ngày 1-7, tại Nghệ An

Để ngành du lịch bứt phá và trở thành nền kinh tế trọng yếu, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đánh giá sự khôi phục bước đầu cho thấy đã có chuẩn bị tốt của ngành du lịch cả nước về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với tình hình mới; công tác xúc tiến, quảng bá được tăng cường; đặc biệt tính liên kết giữa các điểm đến, liên kết vùng ngày càng thực chất và chặt chẽ.

Để hoạt động du lịch phục hồi bền vững, Diễn đàn Liên kết phát triển du lịch là một sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn nữa giữa các trung tâm du lịch lớn của cả nước với vùng Bắc Trung Bộ mở rộng, phát huy tiềm năng, lợi thế về giá trị tài nguyên du lịch của mỗi địa phương.

"Diễn đàn mở ra nhiều cơ hội để nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có lợi thế cạnh tranh, kêu gọi đầu tư, thu hút khách du lịch... Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, nơi đây được ví như "Việt Nam thu nhỏ" với địa hình đa dạng, có biển đảo, đồng bằng, trung du và miền núi - là điều kiện và cơ hội để phát triển ngành du lịch" - ông Nguyễn Đức Trung nhìn nhận.

Nghệ An mong muốn thông qua hoạt động lần này, tỉnh sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư, liên kết hợp tác trong lĩnh vực du lịch với các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp du lịch trong cả nước, nhất là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An cam kết sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho cơ chế liên kết, hợp tác phát triển du lịch liên vùng ngày càng bền chặt, hiệu quả...

Bà Phan Thị Thắng, Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, nhận định liên kết sẽ tạo ra một sức bật mới cho từng tỉnh, thành; qua đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh và thương hiệu của du lịch từng địa phương, thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế.

"Với kinh nghiệm trong triển khai liên kết với các vùng, để liên kết thật sự mang lại hiệu quả, thành phố Hồ Chí Minh đề nghị ngay sau khi thỏa thuận được ký kết, từng địa phương cần có kế hoạch cụ thể triển khai các nội dung liên kết trong thời gian sớm nhất. Đặc biệt, phát triển ngay sản phẩm liên kết giữa các địa phương và quảng bá xúc tiến nhằm tận dụng mùa hè - cao điểm của du lịch nội địa - nhằm gia tăng lượng khách và doanh thu; tạo động lực cho doanh nghiệp triển khai kế hoạch kinh doanh" - bà Phan Thị Thắng nói.

Triển vọng kết nối du lịch giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với vùng Bắc Trung Bộ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh liên kết, hợp tác định vị thương hiệu du lịch vùng Bắc Trung Bộ.

Tại diễn đàn, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch thẳng thắn chỉ ra một số “điểm nghẽn” khiến ngành du lịch các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ chưa tạo được đột phá lớn. Cụ thể là hạ tầng giao thông của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ chưa được đầu tư đồng bộ, thông suốt, thuận tiện cho khách du lịch. Bên cạnh đó, việc khai thác sản phẩm du lịch tương đồng, trùng lắp giữa các tỉnh... Hiện du lịch nông nghiệp đang có tiềm năng phát triển trong giai đoạn du lịch đang dần phục hồi sau dịch Covid-19. Tuy nhiên, sự tương đồng về điều kiện khí hậu và đời sống văn hóa dẫn đến các sản phẩm du lịch nông nghiệp tại các tỉnh Bắc Trung Bộ có nhiều điểm tương đồng. Do đó, các tỉnh, thành cần nghiên cứu, tìm ra sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc thù tạo sự khác biệt, độc đáo của mỗi địa phương, để tạo hấp dẫn cho du khách và phát triển các sản phẩm du lịch cạnh tranh giữa các tỉnh, thành.

Do đó, các chuyên gia đề nghị, để du lịch Bắc Trung Bộ phát triển bền vững, các tỉnh cần phát triển những sản phẩm du lịch độc đáo và sáng tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mang nét đặt trưng của từng địa phương. Đồng thời, các tỉnh cần xem phát triển du lịch là một chiến lược lâu dài để có những đầu tư đúng mức, xây dựng các chính sách khuyến khích chủ thể đầu tư phát triển du lịch để ngành công nghiệp không khói trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển khu vực nông thôn...

Tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp du lịch cũng giới thiệu những chương trình, sản phẩm du lịch, tour tuyến mới sẽ đưa vào khai thác để thu hút du khách tới thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ mở rộng.

Liên kết du lịch giúp Nghệ An đón 3,6 triệu lượt khách du lịch

Tỉnh Nghệ An kỳ vọng, qua Diễn đàn này sẽ phát huy vai trò của tỉnh Nghệ An là trung tâm vùng Bắc Trung Bộ kết nối vùng mở rộng với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm phân phối lớn của cả nước. Qua đó, tỉnh Nghệ An giới thiệu, quảng bá các điểm đến, sản phẩm du lịch, các dự án thu hút đầu tư vào du lịch, dịch vụ đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch ở TP Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng.

Triển vọng kết nối du lịch giữa Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh với vùng Bắc Trung Bộ

Khu du lịch sinh thái đảo chè ở huyện Thanh Chương, Nghệ An – là nơi có địa hình sơn thủy hữu tình, đẹp như một bức tranh thủy mặc

Ngay sau khi mở cửa, các điểm đến của Nghệ An như đảo Ngư, Cửa Hội, đền thờ Quang Trung, đền ông Hoàng Mười, khu di tích Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, nhà yêu nước Phan Bội Châu, Khu di tích Kim Liên, Khu di tích Vua Mai Hắc Đế và Nguyễn Du (Tiên Điền - Nghi Xuân); chùa Đại Tuệ, Khu mộ bà Hoàng Thị Loan… đã mở cửa đón khách trở lại. Các bãi tắm như Cửa Lò, bãi Lữ, Diễn Thành, Quỳnh Phương, khách du lịch đã trở lại khá đông sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

Một số sản phẩm mới, đặc trưng và khác biệt, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch nội địa và quốc tế, phùhợp mục tiêu và tiềm năng của Nghệ An, đồng thời bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Nổi bật với các sản phẩm như, Tour khám phá cung đường miền Tây Nghệ An với nhiều điểm dừng chân trải nghiệm văn hóa bản địa giàu bản sắc, ẩm thực phong phú; tour du lịch mạo hiểm “Chinh phục đỉnh Pu Xai Lai Leng, Kỳ Sơn”, sản phẩm du lịch sinh thái trải nghiệm “Chèo thuyền Kayak - đi bộ, leo núi (trekking) - đạp xe địa hình leo núi (mountain biking)” từ Pha Lài, Bản Xiềng đi bản Cò Phạt, xã Môn Sơn huyện Con Cuông; du lịch cộng đồng huyện Quỳ Châu, Quế Phong...

Theo nhiều chuyên gia, tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ được đánh giá có tài nguyên du lịch hết sức phong phú đa dạng, bờ biển dài và nền văn hóa đặc sắc, nhiều cửa khẩu giáp với Lào. Đây là vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch Việt Nam cũng như phát triển kinh tế và du lịch trên hành lang Đông - Tây với các nước trong khu vực. Vùng Bắc Trung Bộ cũng là nơi sinh của nhiều danh nhân văn hóa, chính trị Việt Nam như: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, Tổng Bí thư Trần Phú, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Bí thư Lê Duẩn... Có thể thấy hệ thống các di sản của vùng là những tài nguyên du lịch rất có giá trị, tạo nên sự khác biệt lớn so với các vùng khác trong cả nước.

Theo ông Nguyễn Mạnh Lợi, Phó giám đốc Sở Du lịch Nghệ An: “Mặc dù tình hình dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành Du lịch. Thời điểm hiện tại, nhiều điểm đến ở Nghệ An đã được nâng cấp, cải thiện, khôi phục, khai mở ra điểm đến mới, không ngừng chuẩn bị cho sự trở lại của du lịch...".

“Làm mới và xây dựng mới một số sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng, thị hiếu khách trong trạng thái bình thường mới đang là mục tiêu, hướng đi của ngành Du lịch Nghệ An. Diễn đàn lần này có ý nghĩa quan trọng trong việc cụ thể hóa những mục tiêu đề ra của ngành Du lịch trong việc liên kết vùng, phát triển du lịch nội địa” - ông Nguyễn Mạnh Lợi nhấn mạnh

Trong 6 tháng đầu năm 2022 tại Nghệ An tổng lượng khách du lịch tăng 137%, doanh thu du lịch tăng 221% so với cùng kỳ năm 2021. Tại một số địa phương, nhất là khu du lịch biển thị xã Cửa Lò và điểm du lịch ở các huyện ven biển như Quỳnh Lưu, Diễn Châu, thị xã Hoàng Mai, lượng khách đến tắm biển, nghỉ dưỡng tăng đột biến, nhất là vào những ngày cuối tuần.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình vừa có báo cáo kết quả thực hiện Kết luận số 15/KL-TTr ngày 15/10/2024 của Chánh Thanh tra tỉnh Tuyên Quang.
Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 10,5% trở lên, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng từ 15% trở lên.
Chợ An Đông -

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Chợ An Đông - “thủ phủ thời trang” của TP. Hồ Chí Minh đang mất dần sức hút, trở nên vắng khách ngay trong mùa mua sắm cuối năm.
Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Hơn 14.000 người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Bắc Ninh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 14.688 người lao động nước ngoài đã được cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động.
Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Ông Dương Minh Dũng - Bí thư Huyện ủy Long Thành được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Ông Dương Minh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Long Thành được HĐND tỉnh Đồng Nai bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.

Tin cùng chuyên mục

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Đồng Tháp thực hiện nghị quyết 18, tinh giản hàng nghìn cán bộ

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Đồng Tháp đã tinh giản hàng nghìn vị trí cán bộ, và đang tiếp tục triển khai tinh gọn bộ máy theo chủ trương của Bộ Chính trị.
Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Vĩnh Phúc: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt khoảng 96%

Năm 2024, GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến tăng 7,52% so với năm 2023, cao hơn bình quân chung cả nước, giải ngân vốn đầu tư công đạt 96% kế hoạch đề ra.
Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

Vĩnh Phúc trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án FDI và 1 dự án DDI

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 1 dự án đầu tư trực tiếp trong nước (DDI).
Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Tỉnh Lạng Sơn kiện toàn chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân

Ngày 9/12, tại Kỳ họp thứ 31, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Lạng Sơn khóa XVII, tiến hành công tác kiện toàn chức danh Ủy viên UBND tỉnh Lạng Sơn.
Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

Nam Định: 11 tháng, vốn đăng ký của doanh nghiệp gấp 2,8 lần

11 tháng năm 2024, Nam Định có 1.206 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn 31.769 tỷ đồng, gấp 2,8 lần vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023.
Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết 3 bệnh viện đa khoa, vốn đầu tư 5.600 tỷ đồng sắp vận hành ở TP. Hồ Chí Minh

Ba bệnh viện đa khoa khu vực này được định hướng phát triển thành bệnh viện đa khoa hạng I, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 5,7%

Sáng nay (9/12), HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 24 để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng.
Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự

Nhân sự địa phương: Tỉnh ủy Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ thực hiện công tác nhân sự

Tuần qua, Tỉnh ủy các địa phương: Thái Bình, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Thọ đã thực hiện công tác nhân sự.
Tỉnh Bắc Ninh huy động tối đa nguồn lực để hoàn thành kế hoạch năm

Tỉnh Bắc Ninh huy động tối đa nguồn lực để hoàn thành kế hoạch năm

Tỉnh Bắc Ninh huy động tối đa nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng, trong đó có đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội, đoạn qua địa phận tỉnh.
Công bố quyết định chuẩn y đồng chí Nguyễn Khắc Thận giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Công bố quyết định chuẩn y đồng chí Nguyễn Khắc Thận giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Chiều ngày 7/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Nguyễn Khắc Thận giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.
Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Bắc Ninh chủ động ứng phó sự cố hoá chất

Xác định hoá chất là nguyên liệu quan trọng với sản xuất công nghiệp, song cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm, tỉnh Bắc Ninh đã chủ động ứng phó sự cố hoá chất.
Hải quan Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp, thúc đẩy xuất nhập khẩu

Hải quan Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp, thúc đẩy xuất nhập khẩu

Hải quan Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.
Yếu tố giúp Bắc Ninh đứng đầu cả nước thu hút vốn đầu tư 11 tháng qua?

Yếu tố giúp Bắc Ninh đứng đầu cả nước thu hút vốn đầu tư 11 tháng qua?

Tỉnh Bắc Ninh dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư FDI 11 tháng qua, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước.
Hải Dương:

Hải Dương: 'Điểm sáng' ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Hải Dương được coi là 'điểm sáng' về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của miền Bắc khi tiếp cận sớm và phát triển nhanh phương thức sản xuất hiện đại này.
Tuyên Quang: Hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở cho hơn 7.060 hộ nghèo

Tuyên Quang: Hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở cho hơn 7.060 hộ nghèo

Đến nay, thực hiện Đề án xóa nhà ở tạm, dột nát, toàn tỉnh Tuyên Quang đã có 7.060 hộ nghèo được hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở, đạt 185%.
Hà Giang: Nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá giới thiệu và bán sản phẩm

Hà Giang: Nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá giới thiệu và bán sản phẩm

Sở Công Thương Hà Giang vừa tổ chức tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử trong công tác quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên nền tảng số.
Quảng Ninh đầu tư mạnh mẽ cho khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quảng Ninh đầu tư mạnh mẽ cho khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tỉnh Quảng Ninh đang tích cực huy động mọi nguồn lực, từ ngân sách nhà nước đến xã hội hoá để phát triển khoa học - công nghệ.
Hà Giang: Đã khởi công xây dựng 902 nhà tạm, nhà dột nát

Hà Giang: Đã khởi công xây dựng 902 nhà tạm, nhà dột nát

Thống kê đến ngày 4/12, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Hà Giang đã khởi công xây dựng được 902 nhà/2.541 nhà trong danh sách rà soát.
Quảng Ninh thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp

Quảng Ninh thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp

Quảng Ninh là một trong 4 địa phương (Quảng Ninh, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương) thực hiện thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp.
Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất năm 2024 tại Bắc Ninh

Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất năm 2024 tại Bắc Ninh

UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hoá chất cấp tỉnh năm 2024 nhằm nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp hoá chất và các cơ quan liên quan.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động