Với chủ trương đó, từ năm 2014 đến nay, du lịch Nghệ An đã đón nhận nhiều dự án đầu tư lớn. Trong đó, một số dự án đã hoàn thành, đưa vào hoạt động như: Khu du lịch sinh thái Mường Thanh ở huyện Diễn Châu (950 tỷ đồng); khách sạn Mường Thanh ở thị xã Cửa Lò (459 tỷ đồng); tổ hợp khách sạn Mường Thanh ở thị xã Hoàng Mai (383 tỷ đồng); tổ hợp khách sạn, khu vui chơi giải trí và biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Hội (900 tỷ đồng)… Một số dự án lớn cũng đang được đầu tư xây dựng hoặc đang hoàn thành thủ tục xây dựng như: Khu Resort Bắc đảo Lan Châu ở Thị xã Cửa Lò (285 tỷ đồng); khu du lịch, dịch vụ hỗ hợp và khu nghỉ dưỡng Cầu Cau ở huyện Thanh Chương (1.532 tỷ đồng); tổ hợp đô thị và khách sạn Hà Nội Kim Liên (720 tỷ đồng); quần thể du lịch sinh thái, biệt thự nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí Lan Châu-Song Ngư (495 tỷ đồng).
Du khách tại đảo chè Thành Chương (Nghệ An) |
Vừa qua, vào ngày 23/2, tỉnh Nghệ An đã ký thỏa thuận đầu tư cho Dự án khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế của Công ty CP đầu tư châu Á-Thái Bình Dương; trao thông báo cho phép nghiên cứu, lập quy hoạch Dự án Khu biệt thự, khách sạn, du lịch sinh thái Bãi Lữ 2 tại huyện Nghi Lộc của Tập đoàn Tân Á Đại Thành.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được của Nghệ An nói riêng vùng Bắc Trung bộ nói chung vẫn còn nhiều hạn chế như: Chất lượng các dịch vụ còn thấp, sản phẩm du lịch chưa đặc sắc nên sức cạnh tranh còn hạn chế; chương trình khảo sát mới chỉ dừng lại ở kết nối, chưa tạo được sự khác biệt và đặc thù; chưa xây dựng được thương hiệu đặc trưng chung của vùng; các doanh nghiệp du lịch 4 địa phương chưa thực sự liên kết chặt chẽ để mở rộng thị trường...
Mặc dù được đánh giá cao nhưng thành quả của ngành du lịch trong những năm qua cho thấy, tiềm năng du lịch khu vực Nghệ An còn rất lớn, cần có chính sách tốt để thu hút các nhà đầu tư lớn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư ga tàu, sân bay, bến cảng để đón nhiều hơn nữa những đoàn khách quốc tế.
Theo các chuyên gia, tỉnh Nghệ An cần đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư phát triển các khu dịch vụ, du lịch phức hợp, khu vui chơi giải trí tổng hợp, khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, khách sạn cao cấp, trung tâm mua sắm... Tiếp đến là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy về phát triển du lịch; bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch; tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; chăm lo xây dựng nguồn nhân lực du lịch và tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.
Các chuyên gia cho rằng, để phát triển du lịch, các tỉnh miền Trung nói chung và Nghệ An nói riêng cần liên kết giao thông, sản phẩm du lịch, thị trường, quảng bá thương hiệu, nguồn nhân lực. |