Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam: Thiết lập hệ sinh thái xanh trong ngành logistics

Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam (VILOG 2023) sắp diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh hướng tới thiết lập hệ sinh thái xanh trong ngành logistics.
Từ ngày 10-12/8/2023: Triển lãm Quốc tế logistics lần đầu tiên tại Việt Nam Sắp diễn ra tọa đàm Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam

Ngày 11/5, tại Hà Nội diễn ra buổi tọa đàm giới thiệu Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam (VILOG) sắp diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 10-12/8/2023.

Triển lãm được tổ chức bởi Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) và Nhà tổ chức VINEXAD, với sự hỗ trợ tích cực của Cục Xuất nhập khẩu và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương).

Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam: Thiết lập hệ sinh thái xanh trong ngành logistics

Triển lãm VILOG 2023 diễn ra với 4 nhóm ngành hàng và dịch vụ chính như: Vận tải, giao nhận; dich vụ và thiết bị kho bãi/nhà xưởng; đóng gói và chuỗi cung ứng lạnh; ứng dụng công nghệ logistics. Với các nhóm ngành hàng và dịch vụ này thì hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đều có thể tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.

Trong khuôn khổ triển lãm, bên cạnh 250 gian hàng về sản phẩm, dịch vụ logistics được giới thiệu đến người tham quan, VLA sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động hội thảo, tọa đàm ý nghĩa liên quan đến các lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp logistics quan tâm hiện nay.

Phát biểu tại buổi giới thiệu triển lãm, ông Nguyễn Duy Minh - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho hay, Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam 2023 là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội. "VLA xác định đây là nhiệm vụ quan trọng cần triển khai thực hiện ngay nên Hiệp hội và Vinexad cùng tổ chức với sự hỗ trợ tích cực của Cục Xuất nhập khẩu và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương)"- ông Minh nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Duy Minh, đây cũng là lần đầu tiên, tại Việt Nam có một triển lãm riêng biệt dành cho ngành kinh doanh dịch vụ logistics. Do vậy, VLA kỳ vọng rằng triển lãm sẽ tập hợp được những doanh nghiệp hàng đầu về logistics tại Việt Nam. Qua đó, hoạt động xúc tiến thương mại sẽ diễn ra mạnh mẽ, giúp thúc đẩy ngành dịch vụ logistics Việt Nam phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có; đồng thời tạo tiếng vang kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ vận hành, đào tạo nhân lực, thiết lập hệ sinh thái xanh trong ngành logistics.

Tuy nhiên, trước xu hướng số hóa và xanh hóa ngành dịch vụ logistics hướng tới phát triển bền vững, tại triển lãm lần này sẽ có rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ về công nghệ phục vụ cho ngành logistics. Ông Nguyễn Duy Minh chia sẻ thêm, VLA tin tưởng rằng, thông qua triển lãm các doanh nghiệp sẽ góp phần giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược kinh doanh trong thời gian tới; tìm ra giải pháp, áp dụng công nghệ số hóa trong việc cải tiến chất lượng dịch vụ, sản phẩm; thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics.

Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam: Thiết lập hệ sinh thái xanh trong ngành logistics

Cùng VILOG năm nay là Triển lãm Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam (CBEE). Sự kiện kỳ vọng sẽ tích cực thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số nền kinh tế và sự phát triển của thương mại điện tử; đầu tư nước ngoài vào các chuỗi công nghiệp liên quan đến thương mại điện tử có lợi cho việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam nói chung và lĩnh vực logistics thương mại điện tử nói riêng.

Chia sẻ về CBEE, ông Robbin Hou - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Quảng Đông cho hay: "Cùng với Triển lãm logistics quốc tế Việt Nam, chúng tôi cũng đồng tổ chức Triển lãm Thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam, vì vậy tại đây tôi muốn nói về tầm quan trọng của logistics đối với sự phát triển của ngành thương mại điện tử và tác động của ngành thương mại điện tử đối với sự phát triển của ngành logistics".

Theo ông Robbin Hou, sự phát triển của kinh doanh thương mại điện tử đã làm thay đổi mô hình kinh doanh của ngành logistics. Logistics truyền thống lấy cạnh tranh làm hướng phát triển, liên tục mở rộng quy mô của mình, siết chặt không gian phát triển của các đối thủ. Nhưng sau sự ra đời và tốc độ phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, các công ty logistics cần hợp tác với nhau để đối phó với thương mại điện tử. "Điều này đã hình thành một mô hình hợp tác kết nối và hỗ trợ lẫn nhau trong logistics. Các công ty logistics xây dựng năng lực cạnh tranh cốt lõi của riêng mình và hướng tới sự phát triển chung thông qua hợp tác với nhau"- ông Robbin Hou nêu.

Logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, trong những năm qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ bình quân từ 14 - 16% một năm, quy mô 40 - 42 tỷ USD/năm. Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng lên, đóng góp không nhỏ đưa kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021. Theo đánh giá của Agility năm 2022, xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu.

Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam: Thiết lập hệ sinh thái xanh trong ngành logistics
Ông Trần Thanh Hải: Đây là lần đầu tiên có một triển lãm quốc tế logistics với quy mô lớn cũng là một bước đi cần thiết, một dấu ấn đáng ghi nhận trong tiến trình hội nhập quốc tế của ngành dịch vụ logistics Việt Nam

Tuy vậy, ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu như chi phí logistics còn cao; thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics với nhau và với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy mô và tiềm lực về tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu, việc tiến ra thị trường nước ngoài còn chưa đáng kể…

Tại Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho logistics, trong đó bao gồm “Đăng cai, tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế về logistics”.

Ông Trần Thanh Hải đánh giá, việc tổ chức Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam 2023 nhằm triển khai nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra, đây là một hoạt động không thể thiếu để ngành dịch vụ logistics Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến, kết nối, giới thiệu mình với thế giới; là cơ hội lớn để các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước và quốc tế cũng như cộng đồng các nhà đầu tư, doanh nghiệp chủ hàng và các bên liên quan khác giao lưu, hợp tác, tư vấn và lựa chọn các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình logistics của doanh nghiệp.

Tin tưởng với sự kết hợp giữa Hiệp hội quốc gia trong ngành logistics và một nhà tổ chức chuyên nghiệp với kinh nghiệm và hệ thống mạng lưới đối tác sâu rộng sẽ tạo nên một sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn, giúp thúc đẩy ngành dịch vụ logistics Việt Nam phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có, đồng thời tạo tiếng vang kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ vận hành, đào tạo nhân lực, thiết lập hệ sinh thái xanh trong ngành logistics”- ông Hải nhấn mạnh.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ sẽ được tổ chức vào ngày 13/11, tại TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn đại biểu của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ Khai mạc Hội chợ và Diễn đàn kinh tế quốc tế Hồng Kiều 2024.
Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Chiều 5/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á.
Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Sở Công Thương Hải Phòng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức lớp tập huấn, đào tạo quy định pháp luật về thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh", các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia cam kết mạnh mẽ giúp Việt Nam hướng tới phát triển xanh, bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) tiếp tục vinh dự được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Nền tảng MISA AMIS và MISA FinGov do Công ty Cổ phần MISA (MISA) phát triển đã được công nhận là sản phẩm mang Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ từ Thái Lan, Trung Quốc.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Tỉnh Hải Dương có 4 doanh nghiệp với 7 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, trong tổng số 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần có lộ trình phù hợp với từng thị trường, từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Hà Nội nhân rộng mô hình

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Thay vì phải mang theo ví tiền như trước đây, nhiều người dân giờ chỉ cần mang theo điện thoại có kết nối mạng internet mỗi khi đi chợ.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động