Triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp phòng vệ thương mại

Nửa đầu năm 2022, công tác phòng vệ thương mại tiếp tục được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện trên tất cả các khía cạnh.
Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp không nên cạnh tranh bằng mọi giá Bộ Công Thương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm: Sản xuất công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng của cả nước Hội nghị sơ kết 6 tháng ngành Công Thương: Các địa phương kiến nghị gì?

Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại

Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương cho biết, Cục đã nỗ lực hoàn thiện cơ sở pháp lý, triển khai các chương trình, đề án lớn nhằm nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại; tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ; xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm; đẩy mạnh công tác thực thi, sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp, người dân...

"Đối với hoạt động xuất khẩu, chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có 12 vụ việc điều tra mới đối với các sản phẩm sắt thép, tủ gỗ, pin năng lượng mặt trời... (trong đó có 7 vụ việc điều tra chống lẩn tránh). Không chỉ những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như gỗ, cá tra, cá basa, tôm, da giày, dệt may, thép… mà các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nhỏ hơn như mật ong, máy cắt cỏ, giấy bọc thuốc lá... cũng đã bị điều tra phòng vệ thương mại" - ông Lê Triệu Dũng thông tin.

Bên cạnh đó, phạm vi điều tra phòng vệ thương mại cũng mở rộng. Trong các vụ việc này, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xử lý hiệu quả thông qua các hoạt động đa dạng như: Cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch xử lý. Bên cạnh đó, trao đổi kịp thời với hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin cập nhật giúp doanh nghiệp nắm được diễn biến vụ việc. Tư vấn pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, quy định/thông lệ điều tra của nước khởi kiện và đưa ra các khuyến nghị, hướng xử lý cụ thể cho doanh nghiệp...

Nhờ đó, cho tới nay, Việt Nam đã xử lý đạt kết quả tích cực trong nhiều vụ việc, giúp nhiều doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc được hưởng mức thuế thấp (với các mặt hàng như tôm, cá tra, basa, một số sản phẩm thép, ván gỗ MDF…), góp phần duy trì tăng trưởng xuất khẩu, nhất là sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Canada...

Ông Lê Triệu Dũng nêu cụ thể: "Đặc biệt, trong vụ việc chống bán phá giá với mật ong, nhờ sự chỉ đạo sát sao, trao đổi trực tiếp của Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ, Hoa Kỳ đã giảm thuế chống bán phá giá dành cho các doanh nghiệp Việt Nam từ mức 410,93% - 413,99% (sơ bộ) xuống gần 7 lần còn 58,74% - 61,27% (chính thức) giúp ngành mật ong có thể nỗ lực tiếp tục xuất khẩu sang Hoa Kỳ, duy trì sinh kế của gần 4 vạn người nuôi ong".

Triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp phòng vệ thương mại
Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 của ngành Công Thương

Công tác cảnh báo sớm cũng được Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh. Hiện nay, Bộ Công Thương đã và đang theo dõi biến động xuất khẩu của 36 mặt hàng và định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo gồm 11 mặt hàng để thông tin cho các cơ quan chức năng, các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác. Trên cơ sở danh sách cảnh báo do Bộ Công Thương cung cấp, các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xác minh việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ, khai báo xuất xứ khi thông quan, đăng ký đầu tư nước ngoài. Thông qua công tác cảnh báo sớm, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã không bị động trong công tác ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Tăng cường điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

Đặc biệt, công tác điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần bảo vệ, tạo lập lại môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bị bán phá giá hoặc được trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất trong nước.

Tính đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra áp dụng tổng cộng 25 vụ việc phòng vệ thương mại. Các mặt hàng điều tra đa dạng gồm: các sản phẩm kim loại cơ bản, hóa chất, phân bón DAP, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng cơ bản, trong đó có nhiều sản phẩm có mối quan hệ mật thiết và đặc biệt quan trọng tới đời sống của người nông dân (sản phẩm đường, bột ngọt).

Đặc biệt, việc Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đã có tác động tích cực đối với ngành mía đường, giúp tiêu thụ hết mía, tăng thu nhập của nông dân và theo phản ánh, nhiều địa phương đã có kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía. Trong 6 tháng đầu năm, Cục Phòng vệ thương mại đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra theo đúng quy định và sẽ sớm báo cáo lãnh đạo Bộ biện pháp ngăn chặn đường Thái Lan đi qua các nước ASEAN khác để vào Việt Nam.

Thống kê cho thấy, các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu hiện đang bảo vệ các ngành sản xuất trong nước chiếm đến 10,27% GDP của Việt Nam (ước tính theo GDP năm 2021) và công ăn việc làm của hàng trăm nghìn lao động. Nhờ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hợp lý, phù hợp với cam kết quốc tế, các ngành sản xuất trong nước được bảo vệ trước những hành vi cạnh tranh không bình đẳng, từ đó tạo điều kiện để các ngành sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp phòng vệ thương mại
Bộ Công Thương đã vào cuộc tích cực trong việc giúp ngành mật ong có thể nỗ lực tiếp tục xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ở góc độ tiêu dùng, các biện pháp phòng vệ thương mại trong dài hạn giúp cho nền kinh tế không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, đem lại sự ổn định và chống chịu tốt hơn trước các tác động và cú sốc từ bên ngoài. Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng phòng vệ thương mại đối với các nguyên liệu cơ bản cũng giúp tăng khả năng tận dụng cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA), đồng thời làm giảm nguy cơ Việt Nam bị nước ngoài điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại do ta đã chủ động và bảo vệ được nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước.

Cuối cùng, cùng với công tác kháng kiện, khởi kiện, các hoạt động cung cấp thông tin, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, địa phương cũng được thực hiện một cách toàn diện, đặc biệt thông qua các chương trình làm việc, đào tạo, xây dựng các tài liệu hướng dẫn cho các hiệp hội, cung cấp bản tin cảnh báo sớm hàng tuần... Đặc biệt, nội dung thông tin về phòng vệ thương mại đã được cụ thể hóa, chi tiết cho từng ngành hàng/ từng nhóm ngành hàng (ví dụ như thép, gỗ, thủy sản, pin mặt trời, gạch men, mật ong, mía đường...).

Khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả phòng vệ thương mại

Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác phòng vệ thương mại trong 6 tháng đầu năm cũng tiếp tục cho thấy một số hạn chế như nhận thức về phòng vệ thương mại, đặc biệt là tại các địa phương, nhiều ngành hàng còn hạn chế, các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại cần tiếp tục được rà soát, hoàn thiện, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương cần được củng cố để đảm bảo hiệu quả trong việc ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài...

Những tháng cuối năm 2022, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, mặc dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát, tuy nhiên tác động tiêu cực của dịch tới tình hình kinh tế thế giới, khiến xu thế bảo hộ tại nhiều nền kinh tế, khu vực gia tăng; đứt gãy và định hình lại chuỗi cung ứng...

Bên cạnh đó, việc tiếp tục thực hiện các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu của ta có lợi thế quan trọng tại các thị trường xuất khẩu, nhưng cũng sẽ khiến sức ép cạnh tranh tại thị trường trong nước gia tăng, xuất hiện một số hành vi lợi dụng xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi bất hợp pháp.

Trong bối cảnh đó, công tác phòng vệ thương mại 6 tháng cuối năm 2022 cần tập trung vào các định hướng và giải pháp lớn như tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án lớn về phòng vệ thương mại. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng vệ thương mại để nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam như nông sản.

Theo dõi chặt chẽ các diễn biến, chính sách của các nền kinh tế lớn, quan trọng để có kiến nghị, giải pháp kịp thời nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

Theo dõi, chủ động điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, đặc biệt đối với các ngành sản xuất các sản phẩm cơ bản, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế tự chủ, tăng khả năng chống chịu trước các diễn biến bên ngoài.

Với các kết quả và định hướng nêu trên, chúng ta có cơ sở để tin tưởng công tác phòng vệ thương mại năm 2022 sẽ tiếp tục đạt được kết quả nổi bật, góp phần vào thành công chung của nền kinh tế, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

9 tháng năm 2024, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim lớn nhất của Việt Nam, đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 98,4 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ.
10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 10 tháng năm 2024 đạt 346.283 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Khánh Hoà: Kết nối tiêu thụ hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Khánh Hoà: Kết nối tiêu thụ hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Hàng trăm sản phẩm thuộc 42 bộ sản phẩm của 32 doanh nghiệp, cơ sở trong tỉnh Khánh Hòa được trưng bày, giới thiệu tại hội nghị kết nối cung - cầu.
Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Chiều 7/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 10 tháng năm 2024 đạt 1,1 tỷ USD, trong đó, tiêu đen đạt 881,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 162,6 triệu USD.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, 10 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 168,5 tỷ USD.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Sáng 7/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024.
Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Với việc nâng cao chất lượng, gạo Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu, đang khẳng định và giữ thị phần tại thị trường thế giới.
Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã tới vùng sâu, vùng xa.
Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc năm 2024 quy tụ 425 gian hàng của hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp về dược liệu...
Hải Phòng: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Hải Phòng: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Tháng 10/2024, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục qua Cục Hải quan Hải Phòng đạt 12,15 tỷ USD, tăng 15,73% so với tháng 9/2024.
Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Tại triển lãm quốc tế Vietfood & Beverage - Propack Vietnam 2024, khách tham quan được nếm nhiều hương vị quốc tế từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á.
Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng HKDO được thiết kế để kết hợp các lợi ích của thương mại truyền thống với sức mạnh của thương mại điện tử.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Tính đến ngày 15/10/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Sự kiện quốc gia về Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Hà Nội.
Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số thành phố Hà Nội 2024

Sáng 6/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã khai mạc Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm gần đạt con số 650 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hoá tăng 14,9%.
Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Mời tham dự Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ

Hội nghị Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Mỹ sẽ được tổ chức vào ngày 13/11, tại TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn đại biểu của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ Khai mạc Hội chợ và Diễn đàn kinh tế quốc tế Hồng Kiều 2024.
Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á

Chiều 5/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Á.
Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Hải Phòng: Hơn 300 người tham gia lớp tập huấn quy định pháp luật về thương mại điện tử

Sở Công Thương Hải Phòng, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức lớp tập huấn, đào tạo quy định pháp luật về thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh

Với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh", các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia cam kết mạnh mẽ giúp Việt Nam hướng tới phát triển xanh, bền vững.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động