Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp không nên cạnh tranh bằng mọi giá

Doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục triển khai các giải pháp để ứng phó kịp thời, hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại.
Vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm phòng vệ thương mại Rủi ro từ các vụ kiện phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp cần sẵn sàng ứng phó Ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại

Xu hướng dựng hàng rào bảo hộ đối với hàng hóa nhập khẩu của các nền kinh tế đang tăng lên ở cấp độ toàn cầu. Do đó, doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý Việt Nam cần tiếp tục triển khai các giải pháp để ứng phó kịp thời, hiệu quả” - bà Bùi Kim Thùy - Đại diện Cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam (USABC), thành viên Hội đồng cố vấn Harvard – Asia Pacific cho biết trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Gần đây, các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng như các thị trường có Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang gia tăng. Bà đánh giá thế nào về tình trạng này?

Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp không nên cạnh tranh bằng mọi giá
Bà Bùi Kim Thùy - Đại diện Cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam (USABC), thành viên Hội đồng cố vấn Harvard – Asia Pacific

Hoa Kỳ luôn nằm trong top đầu nhóm các nền kinh tế nhập khẩu sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu, trong đó có hàng hóa của Việt Nam. Đây cũng là điều bình thường trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế hiện nay.

Đối với các thị trường mà Việt Nam có FTA cũng vậy, việc tham gia nhiều FTA không đồng nghĩa sẽ giảm được các rào cản kỹ thuật/hàng rào phi thương mại. Và thời gian gần đây, không những các nền kinh tế mạnh, lớn như Hoa Kỳ, EU, Canada áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát/kiềm chế nhập khẩu đối với hàng hóa không chỉ có xuất xứ từ Việt Nam mà các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế quy mô nhỏ cũng đang áp dụng biện pháp này để kiểm soát/kiềm chế hàng hóa nhập khẩu vào thị trường của họ.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng dựng các biện pháp tương tự về phòng vệ thương mại đối với một số loại hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ một số thị trường nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc, xu hướng dựng hàng rào bảo hộ đối với hàng nhập khẩu của mỗi quốc gia đang tăng lên ở cấp độ toàn cầu.

Vậy từ các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng, nguy cơ mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sẽ phải đối diện trong thời gian tới sẽ ra sao, thưa bà?

Việc các thị trường nhập khẩu triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước đang là xu hướng, do đó, nguy cơ gia tăng số lượng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam là điều không tránh khỏi. Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang là địa chỉ để các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế chuyển dịch đầu tư, do đó, các nước nhập khẩu cũng e ngại tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, nhằm lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của hàng hóa bị thị trường này áp dụng.

Do đó, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần có giải pháp để chủ động ứng phó với các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, nhằm tránh các thiệt hại, đảm bảo được lợi ích chính đáng của mình.

Đến nay, nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về phòng vệ thương mại đã có những chuyển biến rất tích cực. Tuy nhiên, theo bà còn những hạn chế nào?

Về điểm còn thiếu, yếu của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể nằm ở việc sử dụng, tiếp cận và chuyển hóa các thông tin do cơ quan quản lý cung cấp để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh, phòng tránh các rủi ro. Bởi, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực gần như suy yếu trước đại dịch Covid-19 nên buộc phải cắt giảm chi phí vận hành, và rất là tiếc phần lớn cắt giảm chi phí phục vụ cho phần pháp lý. Chính vì thế, lãnh đạo doanh nghiệp có thể nắm chưa vững và hấp thụ hết được lượng cảnh báo mà cơ quan quản lý cung cấp.

Phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp không nên cạnh tranh bằng mọi giá

Năng lực tiếp nhận thông tin cảnh báo về phòng vệ thương mại của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế

Theo tôi, các doanh nghiệp cũng phải cố gắng thêm để có thể đưa ra được các chiến lược kinh doanh phù hợp, đó là không cạnh tranh về giá và không cạnh tranh bằng mọi giá. Vì, khi cạnh tranh về giá, tức là doanh nghiệp cố giảm chi phí xuống để giảm giá thành nhưng chưa chắc đây là điều mà nhà nhập khẩu mong đợi. Mặt khác, một trong các yếu tố để các thị trường khởi xướng điều tra đó là hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh khi giá rẻ hơn so với hàng hóa của thị trường nội địa và tại thị trường khác tương đương. Nên, cạnh tranh về giá và bằng mọi giá sẽ trở thành yếu tố bất lợi đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.

Thời gian tới, để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, theo bà cần thúc đẩy mạnh mẽ các giải pháp nào?

Để hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh các rủi ro từ các biện pháp phòng vệ thương mại, theo tôi phải có sự cộng hưởng của hiệp hội, ngành hàng trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh cho ngành hàng cũng như chiến lược về giá cho nhóm hàng đó để doanh nghiệp không bị cảm giác “cô đơn” khi ở thị trường nước ngoài và để họ nhận thấy sự ủng hộ bảo vệ từ hiệp hội ngành hàng ngoài cơ quan quản lý.

Các website về phòng vệ thương mại mà Bộ Công Thương xây dựng rất hữu ích, chúng tôi đã sử dụng rất nhiều thông tin từ Bộ Công Thương để cung cấp cho các đối tác của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN. Nhiều công ty thành viên của hội động đã đánh giá cao hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương.

Xin cảm ơn bà!

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Hào khí dân tộc nâng bước doanh nghiệp Việt Nam phát triển

Hào khí dân tộc nâng bước doanh nghiệp Việt Nam phát triển

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác